Lý thuyết Kính hiển vi (mới 2023 + 18 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Vật Lí 11

Tải xuống 4 1.8 K 5

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Kính hiển vi hay, chi tiết cùng với 18 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí lớp 11.

Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi

A. Lý thuyết Kính hiển vi

1. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

- Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

- Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính

+ Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ (hay là hệ thấu kính tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ.

+ Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

+ F1’F2 = δ là độ dài quang học của kính

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

2. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

* Sơ đồ tạo ảnh:

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Vật kính tạo ra ảnh thật A1B1 lớn hơn vật và nằm trong khoảng O2F2 từ quang tâm đến tiêu diện vật của thị kính.

- Thị kính tạo ảnh ảo A2B2 lớn hơn vật rất nhiều lần.

- Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh này.

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

* Cách quan sát

- Vật phải là vật phẳng kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt. Đó là tiêu bản.

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Vật đặt cố định trên giá. Dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp sao cho ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Nếu ảnh cuối cùng A2B2 của vật cần quan sát tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng kính ở vô cực.

Lý thuyết Kính hiển vi | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

3. Số bội giác của kính hiển vi

- Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực ta có:

G=k1G2

Trong đó:

+ |k1| là số phóng đại bởi vật kính.

+ G2 là số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực.

- Công thức viết ở dạng khác:

G=δĐf1f2

Trong đó:

+ Đ = OCc : Khoảng cực cận

+ f1, f2: Tiêu cự của vật kính, thị kính.

+ δ: Độ dài quang học.

B. Trắc nghiệm Kính hiển vi

Bài 1. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất?

A. (1) + (5)

B. (2) + (3)

C. (1) + (3) + (5)

D. (2) + (4) + (5)

Đáp án: D

Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất sau:

Ảo; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật.

Bài 2. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là

A. 13,28.

B. 47,66.

C. 40,02.

D. 27,53.

Đáp án: A

Ta có

Bài 3. Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là

A. 5 cm và 0,5 cm.

B. 0,5 cm và 5 cm.

C. 0,8 cm và 8 cm.

D. 8 cm và 0,8 cm.

Đáp án: B

Ta có f2 = 10.f1, mặt khác G∞ = δ.Đ/ (f1.f2) = δĐ/(f1.10f1),

Suy ra f12 = δĐ/(10.G∞) = 15.25/(10.150) = 0,25 nên f1 = 0,5 cm; f2 = 5 cm.

Bài 4. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10 cm đặt cách nhau 15 cm. Để quan sát ảnh của vật qua kính phải đặt vật trước vật kính

A. 1,88 cm.

B. 1,77 cm.

C. 2,04 cm.

D. 1,99 cm.

Đáp án: C

Vì chỉ có giá trị 2,04 là lớn hơn gần với giá trị tiêu cự của vật kính.

Bài 5. Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.

A. 0,5 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm.

B. 0,4206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm

C. 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm

D. 0,5406 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm

Đáp án: C

Khi ngắm chừng ở cực cận:

Khi ngắm chừng ở cực viễn:

Phải đặt vật cách vật kính trong khoảng 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm.

Bài 6. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là

A. 67,2

B. 70

C. 96

D. 100

Đáp án: A

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm

Suy ra: ẟ = 20 – 1 – 5 = 15cm và Đ = 24cm

Số bội giác của kính khi nắm chừng ở vô cực là:

 

Bài 7. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 75

B. 70

C. 89

D. 110

Đáp án: C

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm và Đ = 25cm

Số bội giác kính khi ngắm chứng ở điểm cực cận là: Gc = │k1.k2

Trong đó:

và 

Với

Suy ra k1 = 89/6 → Gc = 89.

Bài 8. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biệt độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là

A. 4,00000mm

B. 4,10256mm

C. 1,10156mm

D. 4,10354mm

Đáp án: B

Theo bài ra: f1 = 4mm; f2 = 20mm; ẟ = 156mm.

Khi ngắm chừng ở vô cực vô cực thì ảnh của vật qua vật kính tại tiêu diện của thị kính:

d’1 = ẟ + f1 = 156 + 4 = 160mm

 

Bài 9. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

A. (1) + (3)

B. (2) + (4)

C. (1) + (4) + (5)

D. (2) + (4) + (5 )

Đáp án: C

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất:

Thật; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật

Bài 10. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật;(5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

A. (1) +(4)

B. (2) + (4)

C. (1) + (3) + (5

D. (2) + (3) + (5).

Đáp án: D

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh so với vật của nó có các tính chất:

Ảnh ảo; cùng chiều với vật; lớn hơn vật.

Bài 11. Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn

D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Đáp án: B

Bộ phận chính của kính hiển vi là hai thấu kính hội tụ: vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm).

Bài 12. Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Đáp án: C

Để quan sát được ảnh của vật qua kinh hiển vi, ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính d1 sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng giới hạn thấy rõ CcCv của mắt.

Bài 13. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính

B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính

C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính

D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.

Đáp án: D

Số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực:

 

Bài 14. Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Đáp án: A

Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách:

Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Bài 15. Một kính hiển vi được cấu tạo gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ có tiêu cực lần lượt là f1 và f2, kính này có độ dày học là δ. Mắt một người không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận là Đ = OCc. Công thức xác định bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là

Đáp án: C

Số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực:

 

Bài 16. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 5mm và thị kính có tiêu cự 20mm. Vật AB cách vật kính 5,2mm. Vị trí ảnh của vật cho bởi vật kính là

A. 6,67cm

B. 13cm

C. 19,67cm

D. 25cm

Đáp án: B

Theo bài ra: f1 = 5mm = 0,5cm; f2 = 20mm = 2cm

Theo công thức thấu kính, vị trí ảnh qua vật kính là:

Bài 17. Số phóng đại của vật kính của kính hiển vi bằng 30. Biết tiêu cự của thị kính là 2cm, khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 30cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là

A. 75

B. 180

C. 450

D. 900

Đáp án: C

Theo bài ra: k1 = 30; f2 = 2cm và Đ = 30cm

Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

 

Bài 18. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm và thị kính có tiêu cự 2cm. Biết khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5cm; khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người quan sát là 25cm. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính hiển vi là

A. 200

B. 350

C. 250

D. 175

Đáp án: C

Theo bài ra: f1 = 0,5cm; f2 = 2cm; O1O2 = 12,5cm

Suy ra: ẟ = 12,5 – 0,5 – 2 = 10cm và Đ = 25cm

Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là:

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống