SBT Vật lí 11 Bài 33: Kính hiển vi | Giải SBT Vật lí lớp 11

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật lí lớp 11 Bài 33: Kính hiển vi chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật lí 11 Bài 33: Kính hiển vi

Bài 33.1 trang 91 SBT Vật 11: Hãy chỉ ra phát biểu sai:

A. Kính hiển vi dùng quan sát vật nhỏ, có số bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.

B. Vật kính của kính hiển vi có độ tụ dương và có thể đến hàng trăm dp.

C. Độ dài quang học của kính là khoảng cách giữa hai quang tâm của vật kính và thị kính.

D. Thị kính của kính hiển vi là một kính lúp.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết: độ dài quang học của kính là khoảng cách giữa hai tiêu điểm của vật kính và thị kính.

Lời giải:

Phát biểu sai là: Độ dài quang học của kính là khoảng cách giữa hai quang tâm của vật kính và thị kính vì độ dài quang học của kính là khoảng cách giữa hai tiêu điểm của vật kính và thị kính.

Chọn đáp án: C

Bài 33.2 trang 91 SBT Vật 11: Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện cách nào sau đây ?

A. Dời vật trước vật kính.

B. Dời ống kính (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt) trước vật.

C. Dời thị kính so với vật kính.

D. Dời mắt ở phía sau thị kính.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về kính hiển vi

Lời giải:

Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện Dời ống kính (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt) trước vật.

Chọn đáp án: B

Bài 33.3 trang 91 SBT Vật 11: Trong trường nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính ?

A. Ngắm chừng ở điểm cực cận.

B. Ngắm chừng ở điểm cực viễn nói chung.

C. Ngắm chừng ở vô cực.

D. Không có (góc trông ảnh luôn phụ thuộc vị trí mắt).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về kính hiển vi.

Lời giải:

Khi ngắm chừng ở vô cực góc trông ảnh không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính.

Chọn đáp án: C

Bài 33.4 trang 91 SBT Vật 11: Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có (các) tính chất nào sau đây ?

A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính.

B. Tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính.

C. Tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.

D. Các kết luận A, B, C đều đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G=δ.Đf1f2

Lời giải:

Dựa vào biểu thức G=δ.Đf1f2 => Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.

Chọn đáp án: C

Bài 33.5 trang 91 SBT Vật 11: Gọi k1 là số phóng đại của ảnh cho bởi vật kính.

k2 là số phóng đại của ảnh cho bởi thị kính.

G2 là số bội giác của thị kính.

Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực có thể tính theo biểu thức nào:

A.|k1k2|

B.|k1|G2

C. |k1k2|G2

D. |k2|G2

Phương pháp giải:

 Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G=|k1|G2

Lời giải:

Ta có: G=|k1|G2

Chọn đáp án: B

Bài 33.6 trang 92 SBT Vật 11: Kính hiển vi có f1 = 5 mm ; f2 = 2,5 cm ;  d = 17 cm. Người quan sát có OCc = 20 cm. Số bội giác của kính ngắm chừng ở vô cực có trị số là :

A. 170.                        B. 272.       

C. 340.                        D. Khác A, B, C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G=δ.Đf1f2

Lời giải:

Ta có: G=δ.Đf1f2=17.200,5.2,5=272

Chọn đáp án: B

Bài 33.7 trang 92 SBT Vật 11: Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = l cm; f2  = 4 cm. Độ dài quang học của kính là d= 15 cm.

Người quan sát có điểm Cc cách mắt 20 cm và điểm Cv ở vô cực.

a) Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính (mắt đặt sát kính) ?

b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là ε = 1'. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm của vật mà người quan sát còn phân biệt được khi ngắm chừng ở vô cực. 

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về kính hiển vi.

Lời giải:

a) Khoảng có thể xê dịch vật MN tương ứng với khoảng CV CC có thể sẽ dịch ảnh.

Md1;d1L1M1d2;d2L2MCV  

d2=OCVd2=f2=4cmd1=ld2=204=16cmd1=16.11510,67mm

Nd1;d1L1N1d2;d2L2NCC

d2=O2CC=20cmd2=20.424=103cmd1=ld2=20103=503cmd1=1009410,64mm      

 Vậy Δd = 0,03mm ≈ 30µm.

b) Khi ngắm chừng ở vô cực, ảnh A1’B1’ của vật tạo bởi vật kính ở tại tiêu diện vật của thị kính (Hình 33.1G).

SBT Vật lí 11 Bài 33: Kính hiển vi | Giải SBT Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

Khoảng ngắn nhất trên A1’B1’ mà mắt phân biệt được:

Δy1’ = f2tanε = f2ε

Suy ra khoảng ngắn nhất trên vật:

Δy=Δy1|k1|=f2.ϵ|k1|=0,8.106m

Bài 33.8 trang 92 SBT Vật 11: Kính hiển vi có vật kính L1 tiêu cự f1 = 0,8 cm và thị kính L2 tiêu cự f2 = 2 cm. Khoảng cách giữa hai kính là l = 16 cm.

a) Kính được ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và số bội giác. Biết người quan sát có mắt bình thường với khoảng cực cận là OCc = 25 cm.

b) Giữ nguyên vị trí vật và vật kính, ta dịch thị kính một khoảng nhỏ để thu được ảnh của vật trên màn đặt cách thị kính 30 cm.

Tính độ dịch chuyển của thị kính, xác định chiều dịch chuyển. Tính số phóng đại ảnh.

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính Số phóng đại ảnh:  k=k1k2

+ Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: G=δ.OCCf1f2

Lời giải:

a) Khoảng cách từ vật đến vật kính và số bội giác:

ABd1;d1L1A1B1d2;d2L2ABd2;d2=f2=2cmd1=ld2=14cm;d1=14.0,813,2=0,85cm=8,5mmG=δ.OCCf1f2=13,2.250,8.2206

b) 

d2=30cm;d2=30.2282,14cm>2cm

Dời ra vật kính đoạn Δd2 = 0,14cm = 1,4mm

Số phóng đại ảnh: 

k=k1k2=d1d1.d2d2=230,1

Đánh giá

0

0 đánh giá