TOP 20 Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế

Đề bài: Viết đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện cổ tích Cây khế

Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế - Mẫu 1

Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời.

TOP 20 Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế (ảnh 1)

Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế - Mẫu 2

Cây khế là câu chuyện cổ tích quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Câu chuyện kể về hai anh em ruột thịt và cây khế. Người em trong câu chuyện là nhân vật hiền lành, chăm chỉ, yêu thương vạn vật, trái ngược hoàn toàn với người anh. Bởi tính hiền lành, không hơn thua mà khi người anh chia tài sản chỉ để cho một cây khế và một túp lều nhỏ ở góc vườn, anh cũng không oán trách. Ngược lại, anh vẫn rất vui vẻ, chăm chỉ làm lụng. Tài sản của anh chỉ có cây khế, nhưng khi chim tới ăn quá, anh cũng chỉ khóc cầu xin chứ không đánh đuổi chim đi. Điều này thể hiện tình yêu thương vạn vật và sự lương thiện của anh. Chính vì bản tính lương thiện mà anh đã được chim đền đáp bằng "ăn một quả khế trả một cục vàng" từ đó cuộc sống của anh trở nên sung túc hơn. Người em chính là nhân vật đại diện cho bài học "ở hiền gặp lành". Qua nhân vật, người đọc sẽ nhận ra những giá trị, và niềm tin vào sự lương thiện trong cuộc sống sẽ được đền đáp xứng đáng.

Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế - Mẫu 3

Hình ảnh người em hiền lành, chất phác và thật thà trong truyện cổ tích Cây khế để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Câu truyện kể về hai anh em ruột nhưng lại có tính cách hoàn toàn trái ngược. Người anh tham lam và ích kỷ, còn người em trai được miêu tả với phẩm chất hiền lành, lương thiện. Vốn tính hiền lành, lại trân trọng tình cảm anh em, nên khi người anh giành hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ chia cho một mảnh vườn nhỏ và và một cây khế, người em vẫn bằng lòng chấp nhận, không oán trách gì anh. Không chỉ vậy, người em còn yêu thương muôn loài. Dù cho tài sản suy nhất là cây khế đang đến mùa thu hoạc bị chim ăn mất, người em cũng không đánh đuổi chim đi mà chỉ kêu xin. Chính vì vậy người em đã được chim đền đáp và thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Nhân vật này đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ, và qua đó nhân dân muốn truyền đạt bài học về chân lí "ở hiền gặp lành" và hướng con người đến lối sống lương thiện trong cuộc đời.

TOP 20 Đoạn văn bày tỏ thái độ, suy nghĩ về người em trong truyện Cây khế (ảnh 2)

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr209-211. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

6. Giá trị nội dung: 

+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

7. Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống