TOP 20 Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng

Tải xuống 4 4.1 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng

Dàn ý chi tiết:

I. Mở đầu:

- Giới thiệu về cánh đồng nơi Dế Mèn và Dế Choắt cùng sinh sống.

II. Thân bài:

- Miêu tả về về cánh đồng

Phần này các em triển khai dựa trên nội dung bài truyện ngắn: chiếc hang, mùa mưa, mùa khô...

Thêm vào đó, các em có thể tưởng tượng ra thêm các cảnh sắc xung quanh: mặt trời, cây cối, đầm nước...

- Miêu tả những sinh hoạt diễn ra trên cánh đồng

Phần miêu tả những sinh hoạt diễn ra trên cánh đồng, các em viết dựa trên những hoạt động được liệt kê trong tác phẩm: cảnh kiếm ăn của Cò, Vạc,...

Ngoài ra, bạn có thể thêm những cảnh sinh hoạt của con người: chăn trâu, cắt cỏ, cày cấy, bắt tôm, bắt cá... để bức tranh cánh đồng thêm sinh động.

III. Kết thúc:

- Nêu cảm nhận của em về cánh đồng nơi Dế Mèn sinh sống.

TOP 20 Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng (ảnh 2)

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 1

Cánh đồng xanh mát đượm hương đồng gió nội của một vùng quê thanh bình yên tĩnh, thẳng cánh cò bay chính là chỗ dừng chân lí tưởng của anh chàng Dế Mèn. Cánh đồng lúa mênh mông như biển khơi vô tận, xanh mát hương thơm của những cây lúa đang đương thì con gái. Thỉnh thoảng có làn gió khẽ thổi làm những cây lúa xô lại với nhau tựa như những đợt sóng nhỏ chạy tít tắp đến tận chân trời. Sớm sớm, những hạt sương long lanh đọng lại trên cành lá tựa như những viên pha lê trong veo lấp lánh dưới nắng sớm. Chiều tà, những cô cò, chị cốc bay lả trên cánh đồng mang thức ăn chăm cho đàn con nhỏ. Cạnh đấy là cây đa cổ thụ tỏa bóng mát rợp trở thành chốn nghỉ chân của những bác nông dân hiền lành chất phác, của những chú trâu tung tăng gặm cỏ sau những buổi cày bừa vất vả, hay đó cũng là nơi tiếng sáo, tiếng cười đùa của lũ trẻ nhỏ mục đồng trong làng. Mới chuyển đến đây, nhưng Dế Choắt đã tìm cho mình một nơi tuyệt vời để đào hang sinh sống. Cái hang mà Mèn đào vô cùng thông thoáng nông sâu, cửa trước của sau đều có nên vô cùng mát mẻ. Cạnh nhà Dế Mèn là nhà cậu Dế Choắt. Do nhỏ nhắn yếu ớt nên nhà của Choắt sát mặt đất lại vô cùng nhỏ bé không được thông thoáng như nhà Dế Mèn. Không chỉ có Dế Mèn và Dế Choắt sống ở đây mà còn có rất nhiều loại động vật khác, anh Ốc, chị Sên, chú Cóc,... tất cả đều sống vui vẻ, tấp nập tựa như một làng quê nhỏ vậy.

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 2

Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống bên cạnh một cánh đồng lúa. Nơi đây là một cánh đồng tuyệt đẹp, thoáng mát, cánh đồng xanh mát đượm hương đồng gió nội của một vùng quê thanh bình yên tĩnh, thẳng cánh cò bay. Mỗi sáng, những chú chim dang đôi cánh cất tiếng hót líu lo chào bình minh, những hạt sương long lanh đọng lại trên cành lá tựa như những viên pha lê trong veo lấp lánh. Cánh đồng lúa mênh mông như biển khơi vô tận, xanh mát hương thơm của những cây lúa đang đương thì con gái. Thỉnh thoảng có làn gió khẽ thổi làm những cây lúa xô lại với nhau tựa như những đợt sóng nhỏ chạy tít tắp đến tận chân trời. Trưa đến là một quang cảnh yên tĩnh, được phủ lên một màu vàng rực rỡ của nắng, những làn gió thoáng mát bay qua làm cho hang của Dế Mèn và Dế Choắt mát mẻ vô cùng. Chiều tà, những cô cò, chị cốc bay lả trên cánh đồng mang thức ăn chăm cho đàn con nhỏ, những đàn trâu tung tăng gặm cỏ trên bãi đất trống. Khi màn đêm dần dần buông xuống, thấp thoáng bóng dáng của những người nông dân ra về sau một ngày dài làm lụng vất vả, thoang thoảng tiếng sáo, tiếng cười đùa của lũ trẻ nhỏ mục đồng. Dế Choắt thật may mắn vì dù mới chuyển đến nhưng đã tìm cho mình một nơi tuyệt vời để đào hang. Cái hang mà Mèn đào vô cùng thông thoáng nông sâu, cửa trước của sau đều có nên vô cùng mát mẻ. Cạnh nhà Dế Mèn là nhà cậu Dế Choắt. Do nhỏ nhắn yếu ớt nên nhà của Choắt sát mặt đất lại vô cùng nhỏ bé không được thông thoáng như nhà Dế Mèn. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở thật tuyệt vời.

TOP 20 Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng (ảnh 3)

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 3

Hang của Dế Mèn và Dế Choắt nằm ở một góc dưới bờ lúa. Bên trên rợp một vài cành cỏ che phủ. Phải đồng tình rằng, từ hang Mèn và Choắt nhìn ra, cánh đồng thật mênh mông đến vô cùng vô tận. Lúa đương mùa trĩu hạt thu hút mấy cậu chim sẻ kéo đến mỗi ngày. Chiều tà, ánh dương lặn lưng chừng đỉnh núi, mấy liền anh liền chị nào cò nào cốc thi nhau đổ xô đến cánh đồng ấy, rỉa lông rỉa cánh, bắt mồi…Thoáng, có mấy người áo nâu vừa tới, họ túm tụm lại với nhau, dường như đang cười vui nói chuyện chuẩn bị thu hoạch được mùa lúa chín này trước cơn bão sắp đến. Mèn đứng cửa hang nghe phong phanh được mấy câu. Cậu ta chui tọt vào hang Choắt ú òa dọa : Mày nghe chưa, sắp có bão đấy. Tao phải đào hố sâu ngoằn nghèo hơn nữa mới được. Nghĩ, Mèn lại nói tiếp : Thôi, nể tình anh em, lần này tao giúp mày một lần, tao sẽ đào cho mày ít đất sâu phòng ngày lũ ngập. Choắt cảm động cảm ơn anh Mèn rối rít.

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 4

Mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, sẽ có một nơi để ở. Dế Mèn cũng như vậy. Cậu cũng có nơi sinh sống – một cánh đồng bình yên, không ồn ào và náo nhiệt. Hằng ngày, Dế Mèn luôn được hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng bình mình. Cạnh nhà Dế Mèn và Dế Choắt còn có một cái đầm lớn. Nơi đây có biết bao nhiêu tôm cá nên Cò, Vạc, Cốc luôn đến đây kiếm ăn. Dế Mèn thường dậy sớm nên cậu luôn được thấy những giọt sương mai đọng trên lúa. Quả thật nhìn rất đẹp! Có khi, Dế Mèn và Dế Choắt còn trông thấy vài bác nông dân đi thăm lúa. Vào mùa gạt, lúc chín vàng, những bông lúa trĩu nặng. Những lúc gió thổi, những bông lúa ấy va vào nhau như thì thầm trò chuyện. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở tuyệt vời nhất mà Dế Mèn được ở sau tổ ấm gia đình Dế Mèn.

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 5

Nơi đây chính là một cánh đồng quê thoáng mát vào buổi sáng, yên tĩnh vào buổi trưa và vô cùng vui nhộn vào lúc chiều tà. Vào những buổi sáng, từ trên bầu trời trong xanh rơi xuống những hạt sương sớm làm cho hang của Dế Mèn và Dế Choắt mát mẻ, thông thoáng khí hơn rất là nhiều. Những chú chim đã dang đôi cánh nhỏ bay rời tổ và cất tiếng hót chào buổi sáng. Khi trời đã chuyển trưa thì không còn tiếng chim hót líu lo nủa mà thay vào đó là một quang cảnh yên bình, yên tĩnh vô cùng. Những cơn gió luồn qua các kẽ lá tạo ra những âm thanh rì rào nghe rất rõ của buổi trưa hè. Mặt trời đang chuẩn bị xuống núi để đi ngủ, cũng đồng nghĩa với việc màn đêm cũng dần dần buống xuống. Từ đâu mà có các anh các chị cò, vạc, sếu bay tới các cánh đồng để tìm kiếm thức ăn. Tiếng các con vật kêu lên mà cứ như là tiếng cãi nhau của các bác nông dân vậy. Thật là ồn ào. Đây thực sự là một vùng quê rất đẹp của Dế Mèn và Dế Choắt.

Thử tài nhớ truyện 'Dế Mèn phiêu lưu ký' - VnExpress

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 6

Nơi sinh sống của Dế Mèn và Dế Choắt ở bên cạnh một cánh đồng lúa. Vào mỗi một mùa, thì cánh đồng lại có một màu khác nhau. Vào mùa lúa chín, cánh đồng như một biển lúa vàng nhấp nhô gợn sóng. Còn khi cánh đồng đang thì con gái, cánh đồng lại có một màu xanh hòa bình êm dịu như những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa. Trước hang cửa của Dế Mèn là một nơi cỏ mọc um tùm có nhiều hang của các loại động vật, hang Dế Choắt nằm bên cạnh hang của Dế Mèn. Gần đấy, có một cái đầm rộng, những lúc mưa là cái đầm như một biển cả rộng mênh mông, còn có rất nhiều cua cá tràn về. Vào mùa khô, nước cạn, diện tích đầm lại thu lại như một cái ao làng. Có khi những người dân nơi đây lại trồng thêm hoa sen, hoa súng.Vào những mùa gặt, cánh đồng nơi đây lại trở nên nhộn nhịp.Những chiếc xe tới tấp chở lúa đi.Sau khi thu hoạch thì chỉ còn lại mỗi gốc rạ. Chúng không cần lo chuyện thức ăn vì chỉ cần ra đầu hang là đã thấy mấy nhánh cỏ tươi để ăn rồi. Chiều chiều, làng dế lại mở tiệc. Cánh đồng lại trở nên yên tĩnh vì thiếu tiếng nói, cười của những người nông dân.

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 7

Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời!

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 8

Trên một cánh đồng, nơi đầy cỏ cây xanh mát. Nơi đây đẹp biết bao, hiện rõ lên vẻ đẹp của thiên nhiên, nó tựa như bức tranh vẽ về cánh đồng xung quanh bao phủ cỏ cây của một họa sĩ tài ba xen lẫn với trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Cánh đồng mênh mông như biển. Mỗi lần chị gió chạy qua đưa hương thơm của cỏ bay qua. Trên mỗi ngọn cỏ có những giọt sương long lanh như những viên pha lê bé xíu. Khi nhìn gần phía xung quanh như văng vẳng vang lên tiếng của cô, cậu dế râm rang ca hát. Gần hơn nữa có một cái ao, những lúc ông trời nhỏ giọt nước mắt xuống, cái ao lại đầy nước. Lúc này, sẽ bắt gặp tiếng cãi nhau ầm ĩ của bác cò, bác sếu, anh vạc, chị cốc, em vịt trời,… giành lấy phần ăn ngon lành như cua, cá dưới ao. Đúng là một cảnh đẹp tuyệt vời. Các bạn có nghĩ thế không ? 

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 9

Dế Mèn và Dế Choắt là hai nhân vật rất để lại rất nhiều ấn tượng trong ta trong Bài học đường đời đầu tiên trích Dế Mèn phiêu liêu kí của nhà văn Tô Hoài. Ở hai chú dế này không chỉ là sự khác biệt trong ngoại hình, tính cách mà còn ở cả nơi sinh sống. Dẫu ở gần một khu đất xong hoàn toàn nhận ra được cuộc sống khác nhau của hai người. Mèn là một chàng dế cường tráng nên cậu làm cho mình cái hang hết sức cẩn thận. Hang cậu không chỉ có một đường xuống mà còn thông sang nhiều đường ở khu vực khác. Trên cửa hang Mèn sống là bụi cỏ rậm rạp mà người khác muốn phát hiện ra cũng khó. Cậu đào hang rộng rãi, sâu và đặc biệt rất khô thoáng. Dù đông hay hè thì chàng Dế Mèn cũng tự tin nằm khểnh trên giường mà không cần lo lắng gì cả. Ngược lại với vẻ đường bệ của Mèn, ta bắt gặp hang lụp xụp của Choắt. Chỉ có một đường đi xuống hang, mà hang thì nông, chẳng có gì che chắn. Đến chính Dế Mèn cũng từng chê bai Choắt vì chỗ ở tồi tàn. SOng Mèn lại chẳng hào hiệp để giúp Choắt có được đường thông sang nhà Mèn. Hai chỗ ở cũng phần nào phản ánh hai hoàn cảnh, hai nét tính cách của hai nhân vật trước mắt ta. 

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 10

Một buổi sáng yên tĩnh, ấm áp trên cánh đồng thương thương mùi lúa là nơi ở của Dế Mèn, Dế Choắt. Hạt sương tù từ rơi xuống trên những kẽ lá. Những chị hoa thi nhau đua sắc. Những tia nắng tinh nghịch rọi ánh sáng vào cửa hang của Dế Mèn, Dế Choắt. Thi thoảng những anh gió mạnh mẽ đang phiêu bạt khắp nơi. Những chú chim cất tiếng hót của mình để đánh thức mọi người. Tất cả tạo nên một quang cảnh cô cùng nên thơ.

Đoạn văn miêu tả nơi Dế Mèn và Dế Choắt sinh sống theo trí tưởng tượng - Mẫu 11

Mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, sẽ có một nơi để ở. Dế Mèn cũng như vậy. Cậu cũng có nơi sinh sống - một cánh đồng bình yên, không ồn ào và náo nhiệt. Hằng ngày, Dế Mèn luôn được hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng bình mình. Cạnh nhà Dế Mèn và Dế Choắt còn có một cái đầm lớn. Nơi đây có biết bao nhiêu tôm cá nên Cò, Vạc, Cốc luôn đến đây kiếm ăn. Dế Mèn thường dậy sớm nên cậu luôn được thấy những giọt sương mai đọng trên lúa. Quả thật nhìn rất đẹp! Có khi, Dế Mèn và Dế Choắt còn trông thấy vài bác nông dân đi thăm lúa. Vào mùa gạt, lúc chín vàng, những bông lúa trĩu nặng. Những lúc gió thổi, những bông lúa ấy va vào nhau như thì thầm trò chuyện. Cánh đồng này có thể nói là nơi ở tuyệt vời nhất mà Dế Mèn được ở sau tổ ấm gia đình Dế Mèn.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Tô Hoài (1920-2014)

- Quê quán: quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

- Tác phẩm chính

+ Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...

2. Tác phẩm

1. Thể loại: 

- Truyện đồng thoại

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

4.Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất (Dế Mèn xưng “tôi” kể lại câu chuyện)

5. Tóm tắt: 

Truyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt - anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Sau sự việc đó, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. 

6. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi” : Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế Mèn.

7. Giá trị nội dung: 

+ Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

8. Giá trị nghệ thuật: 

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống