Top 11 bài Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai hay nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiếu bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai

1. Dàn ý Phân tích bài Khăn thương nhớ ai

1. Mở bài

- Giới thiệu bài ca dao

2. Thân bài

- Nêu khái quát nội dung của bài ca dao:

+ Nỗi niềm của người con gái mong ngóng, chờ đợi người con trai

+ Nỗi nhớ nâng lên từng bước càng trở nên da diết từ nỗi lòng thầm kín không bộc lộ trở thành tiếng khóc chan chứa

- Hình ảnh chiếc khăn:

+ Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.

+ Chiếc khăn trong ca dao xưa khá quen thuộc nó gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vừa làm dáng vừa là biểu tượng cho số phận người phụ nữ xưa: “Thân em như tấm lụa đào…”

=> Mượn hình ảnh cái khăn, nhân hóa trở thành vật có tri giác biết nhớ, biết mong để nói về nỗi nhớ mong của người con gái với người yêu mình đến thấp thỏm đứng ngồi không yên

- Hình ảnh cây đèn:

+ Ánh đèn không tắt.

+ Mắt không ngủ.

=> Thể hiện nỗi nhớ càng đong đầy không chỉ đứng ngồi không yên mà thậm chí mắt cũng không nhắm, không thể nào ngủ được, luôn lo lắng cho người mình yêu.

=> Nhớ mong ngày đêm không nguôi

- Hai câu thơ cuối:

+ Sự bùng phát của nỗi nhớ, sự lo lắng không yên không biết rằng liệu tình yêu của họ có đến được với nhau, có được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn hay không.

- Nghệ thuật

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung

2. Dàn ý phân tích bài Khăn thương nhớ ai mẫu 2

I. Mở bài

·         Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao

Việt Nam ta có kho tàng đồ sộ về ca dao với những ý nghĩa tốt đẹp làm lay động lòng người được lưu truyền từ bao đời nay. Đó có thể là tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm vợ chồng thiêng liêng, tình cảm nam nữ yêu nhau. Trong đó có bài “Khăn thương nhớ ai” là một trong các bài ca dao thể hiện tình yêu mãnh liệt của một người con gái, và sự mong ngóng chờ đợi chàng trai của mình.

II. Thân bài

1. Khái quát nội dung của bài thơ:

·         Nổi niềm trông ngóng, chờ đợi của một người con gái với chàng trai mình yêu.

·         Nỗi nhớ da diết, tha thiết

2. Hình chiếc khăn

·         Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.

·         Chiếc khăn trong ca dao xưa khá quen thuộc nó gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vừa làm dáng vừa là biểu tượng cho số phận người phụ nữ xưa: “Thân em như tấm lụa đào…”

·         Mượn hình ảnh cái khăn, nhân hóa trở thành vật có tri giác biết nhớ, biết mong. Cái khăn, tự nó không biết "thương nhớ" không biết "rơi xuống", "vắt lên", "chùi nước mắt", nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu.

·         Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian "khăn rơi xuống đất" rồi lại "khăn vắt lên. Vai", cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm "khăn chùi nước mắt" để nói về nỗi nhớ mong của người con gái với người yêu mình đến thấp thỏm đứng ngồi không yên.

·         Hình ảnh chiếc khăn là một biểu tượng cho tình yêu, kỉ vật trao duyên, mượn hình ảnh chiếc khăn để thể hiện nỗi nhớ da diết và say đắm như thế nào

3. Hình ảnh cây đèn:

·         Ánh đèn không tắt, Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

·         Mắt không ngủ, tạo nên một đối xứng rất đẹp với "đèn không tắt" ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì "mắt ngủ không yên" nên "đèn không tắt". Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

·         Thể hiện nỗi nhớ càng đong đầy không chỉ đứng ngồi không yên mà thậm chí mắt cũng không nhắm, không thể nào ngủ được, luôn lo lắng cho người mình yêu.

·         Nhớ mong ngày đêm không nguôi

4. Hai câu thơ cuối

·         Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi.

·         Chữ "lo" được nhắc đến hai lần thể hiện nỗi nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề", tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

III. Kết bài

·         Nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con gái trong bài ca dao

Bài ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa thể hiện khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao Việt Nam. Ben cạnh đó còn sử dụng cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... để thể hiện nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca. Qua đó ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

3. Sơ đồ tư duy

 

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 1
Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hóa thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người.

Ca dao có rất nhiều bài nói về nỗi nhớ người yêu và mỗi bài lại toát lên một vẻ đẹp riêng. Thường thì nỗi nhớ ấy hay được thể hiện hoặc miêu tả một cách trực tiếp, dù các tác giả dân gian đã dùng rất nhiều ví von. Ở bài ca dao này, cách bày tỏ nỗi nhớ có nhiều điểm khác lạ. sắm vai một người đọc ngây thơ, ta sẽ thấy hình như nhân vật trữ tình dồn toàn bộ sự quan tâm cho khăn, cho đèn, cho mắt, tức là cho những đối tượng mà người ấy nhận rõ là chúng đang nhớ một ai đó. "Khăn thương nhớ ai", "Đèn thương nhớ ai", "Mắt thương nhớ ai" - với chừng ấy câu hỏi đặt ra cho những "người bạn" (riêng với khăn, câu hỏi được nhắc tới ba lần), dường như nhân vật trữ tình không còn mối bận tâm nào khác ngoài việc vỗ về, an ủi khăn, đèn, mắt. Nhưng ta chợt nhận ra một sự vô lí: ngoài khăn và đèn là những vật vô tri không thể biết nhớ, ngay cả mắt (người) đâu có phải là một sinh thể độc lập có thể biết tương tư? Vậy là nhân vật trữ tình đang sống trong cõi ảo, đang trò chuyện với những nhân vật ảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người có tâm sự quá đầy và bị "cầm tù" bởi tâm sự đó. Tâm sự tràn ra ngoại giới, phủ trùm cái bóng của mình lên tất cả, khiến mọi vật bỗng trở nên có hồn và có thể trở thành những đối tượng chuyện trò. Tuy nhiên, lúc này, chuyện trò với khăn, với đèn, với mắt thì cũng chỉ là chuyện trò với chính lòng mình mà thôi. Nói cách khác chuyện trò với ai, về cái gì, trong trường hợp này, cũng chỉ là một sự tự giãi bày.

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hóa thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Khăn ơi, tại sao mày lại rơi xuống đất? Mày đang nhớ thương ai vậy? Những câu hỏi rưng rưng nỗi niềm đã được đặt ra trong trạng thái mộng du của nhân vật trữ tình. Chúng không phản ánh cái gì khác ngoài cõi lòng người hỏi. Nói khăn và đèn được nhân hóa thì cũng đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn nếu nói chúng là hình ảnh của nhân vật trữ tình được khúc xạ qua một tấm gương soi đặc biệt. Những động thái của chúng không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là sự phản chiếu những cử chỉ và diễn biến tâm lí đa dạng, phức tạp của tác giả bài ca dao. Người ta thường nói ca dao có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Trong trường hợp này, sự giản dị, mộc mạc vẫn thể hiện (đặc biệt qua hệ thống những hình ảnh gần gũi và qua lời nói "trong suốt", không trang sức), nhưng không vì thế mà cái ảo diệu biến hóa lại không để lại dấu ấn đậm nét.

Tuy đi sâu vào chốn u uẩn của cõi lòng, bài ca dao vẫn giữ được tính mạch lạc của cấu trúc. Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệ không chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc khăn và đôi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ. Còn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi. Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao? Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ. Sáu dòng thơ đầu dành để tâm sự cùng khăn. Chúng mang nhịp điệu kể lể đều đều, ri rả và có giọng bùi ngùi. Bốn dòng thơ sau được san đôi, dành sự "quan tâm" cho cả đèn và mắt. Nhịp thơ gấp gáp hơn trong một kiểu liệt kê hối hả. Nhân vật trữ tình đã chạm đến đáy tâm sự và niềm thao thức của mình. Trạng thái mộng du dần tan để trả con người về với sự kiểm soát của lí trí. Một giai đoạn của cảm xúc thế là đã qua đi.

Hai dòng cuối của bài ca dao là một câu lục bát mênh mang nỗi niềm. Con thuyền thơ, sau lúc tự để mình rơi vào vòng vây của nỗi nhớ chập chùng, đã thoát ra với không gian trầm tư lặng lẽ. Tuy nhiên, không thể bảo rằng nhân vật trữ tình - người chèo lái nó - đã tìm được sự bình yên. Những con sóng ưu phiền khác đang lao xao bủa đến... Nhìn chung, việc thay đổi thể thơ ở đây rất có ý nghĩa. Một mặt nó báo hiệu sự chuyển biến tinh tế trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, mặt khác nó đảm bảo chức năng điều hòa nhịp thở của người diễn xướng, người đọc, không để tiếp diễn sự kể lể có nguy cơ kéo bài ca dao rơi vào tình trạng dài dòng, gây nên cảm giác căng thẳng không cần thiết. Sự bộc lộ trực tiếp tâm trạng dưới hình thức mờ tối, rối rắm của chính tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng. Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói "Lo vì một nỗi không yên một bề" - chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo, bởi bề ấy không thuộc bề (tức là phía) cô gái, mà thuộc về bề cô không thể làm chủ, không thể chi phối được.

Bài Khăn thương nhớ ai... ta vừa "đọc" đáng được xem là một trong những bài hay nhất trong kho tàng ca dao dân tộc.

Top 11 bài Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai hay nhất (ảnh 1)

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 2

Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.

Người xưa thường gửi gắm tình thương nỗi nhớ của họ thông qua rất nhiều cách rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống để bày tỏ nỗi nhớ, sự gắn bó. Với thể thơ bốn chữ, sáu câu thơ đầu tiên gợi lên nỗi nhớ của cô gái trẻ thông qua hình ảnh chiếc khăn:

 “Khăn thương nhớ ai,

 Khăn rơi xuống đất.

 Khăn thương nhớ ai

 Khăn vắt lên vai.

 Khăn thương nhớ ai,

 Khăn chùi nước mắt”

Chiếc khăn tay hay chiếc khăn đội đầu trong các bài thơ tình tựa như vật trao duyên, vật ước hẹn. Thay vì đính hẹn bằng những thứ vật chất xa hoa, các chàng trai hay cô gái thường tặng cho đối phương một chiếc khăn thay cho nỗi niềm thương nhớ. Cách lặp lại sáu lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu thơ và láy lại ba lần câu “Khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc tình ca, khắc họa lên nỗi nhớ vô tận, triền miên mà da diết. Chiếc khăn tuy là vật, nhưng nó lại mang tâm tình của con người với tâm trạng nhớ thương vô cùng, nỗi nhớ len lỏi theo không gian “khăn rơi xuống đất” rồi “khăn vắt lên vai, “khăn chùi nước mắt”.

Nỗi nhớ tiếp tục được gửi gắm trọn vào trong những ngọn đèn:

“Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt”

Ngọn lửa tình vẫn luôn cháy âm ỉ trong trái tim người con gái, tựa như ánh đén kia luôn thắp sáng. Ngọn đèn không tắt cũng như hình ảnh của chính người con gái đang thao thức bao đêm, sau những giọt nước mắt trực trào là những nỗi niềm mong mỏi tin người thương tới đằng đẵng.

Người ta nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, từ đôi mắt là có thể ánh lên biết bao nhiêu lời muốn nói. Với tâm trạng ấy, đôi mắt phản ánh lên nỗi nhớ từ tận sâu đáy tim:

“Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên”

Đôi mắt của cô gái trẻ tuy trong trẻo nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Chỉ cần nhắm đôi mắt ấy lại, hình ảnh người thương lại hiện ra, tuy xa mà gần, thực ảo hư vô khiến cho tâm trí nào có thể ngủ yên.

Nếu tâm tình của cô gái được gửi gắm qua những đồ vật “khăn”, “đèn” thì tới hai câu lục bát cuối cùng đã giãi bày trực tiếp, như cởi bỏ hết nỗi lòng của người thương:

“Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Cách xa nhau là chứa đựng biết bao nỗi lo, nó không chỉ đơn giản là một nỗi lo một bề mà hóa thành rất nhiều vấn vương bồn chồn. Tình yêu thời chiến thì bị ngăn cách bởi mưa bom bão đạn, lo cho chàng trai đang phải lăn xả nơi chiến trường để giành độc lập Tổ quốc. Trong khi tình yêu thời bình, các chàng trai cô gái lại lo liệu rằng người ấy có nhớ thương đến mình, có quan tâm có tha thiết hay chăng? Biết bao câu hỏi, biết bao nỗi lòng cứ thổn thức, dồn dập mà nào hay có hồi âm hay câu trả lời. Thế nhưng qua điệp khúc thương nhớ ai vang vọng, đó là minh chứng cho tình yêu của đôi lứa, để hi vọng rằng hạnh phúc sẽ đến với đôi ta.

Bài ca dao này như một tiếng nói chung của người phụ nữ về tình yêu. Để đi tới được hạnh phúc cuối cùng, họ thường phải trông chờ tin mong vào những điều rất mong manh, vô định. Tuy thế, bằng tình yêu vô bờ, họ vẫn tin vẫn nhớ và khao khát tình yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 3

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt,
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...

Bài thơ được viết theo thể bốn chữ và kết thúc bằng hai câu lục bát rất phù hợp với việc gửi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái phức tạp, tinh tế của tâm hồn. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi. Những lo phiền chất chứa trong lòng cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.

Thương nhớ vốn là thứ tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài này, nó lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm nhờ cách nói bằng những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn.

Xưa kia, cái khăn thường là kỉ vật để trao duyên, gợi nhớ đến người yêu đang xa cách:

Gửi khăn, gửi ảo, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.

Hay

Nhớ khi khăn mở, trầu trao,
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.

Các tác giả dân gian mượn ngoại vật là cái khăn, cái đèn đã được nhân hoá và con mắt là hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Rõ ràng mục đích của nhà thơ bình dân là biến cái khăn, cái đèn, đôi mắt thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.

Sáu câu thơ cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ Khăn ở vị trí đầu câu và láy lại ba lần câu hỏi thương nhớ ai thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu, yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Đó là nỗi nhớ có không gian trải ra trên nhiều chiều: Khăn rơi xuống đất, Khăn vắt lên vai, Khăn chùi nước mắt và biểu hiện trong mọi suy nghĩ, hành động, khiến cô gái bồn chồn, khắc khoải như đứng trên đống lửa, như ngồi trên đống than và rơi nước mắt.

Sáu câu thơ hỏi khăn gồm 24 chữ, thì đã có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, gợi nỗi thương nhớ người yêu đến cháy lòng của cô gái. Tuy vậy, cô vẫn biết kìm nén dòng cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn.

Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian. Nỗi nhớ được tiếp tục gửi vào ngọn đèn: Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Chừng nào ngọn lửa tình yêu vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia vẫn sáng thâu đêm. Đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng? Nếu trên kia, cái khăn đã biết giãi bày, thì ở đây, ngọn đèn cũng biết thổ lộ. Nó nói với chúng ta nhiều điều không có trong lời ca...

Cuối cùng, cô gái hỏi chính đôi mất của mình. Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu chăng nữa thì cái khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh được mượn làm cái cớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Đến đây, dường như không kìm lòng được nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình: Mất thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Nỗi nhớ thương nặng trĩu, cho nên: Đêm nằm lưng chẳng tới giường. Cứ nhắm mắt vào, hình ảnh người thương lại hiện ra, ngủ làm sao cho được! Ở trên là đèn không tắt thì ở đây Mắt ngủ không yên. Hình tượng thơ thật hợp lí, nhất quán và tự nhiên như tình yêu và niềm thương nỗi nhớ của cô gái.

Nếu tâm trạng cô gái trong những câu thơ bốn chữ được diễn tả bằng hình thức gián tiếp thì đến hai câu lục bát cuối cùng nó đã được giãi bày trực tiếp, ở trên, nỗi nhớ còn được che giấu ít nhiều bằng những hình ảnh có tính chất tượng trưng thì đến đây trái tim đã tự thốt lên Iời.

Tâm trạng lo phiền của cô gái cũng xuất phát từ cội nguồn thương nhớ. Cô lo vì một nỗi không yên một bề. Một nỗi, một bề mà hoá thành rất nhiều vấn vương, thao thức. Cô gái lo cho chàng trai hay lo rằng chàng trai không yêu thương mình tha thiết như mình đã yêu thương chàng? Đây cũng là tâm trạng phổ biến của những cô gái đang yêu.

Nỗi nhớ được nói đến dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ, chỉ có lời hỏi mả không có lời đáp. Nhưng câu trả lời đã được giản tiếp khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai vang mãi không dứt như một niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào ra thành một niềm lo âu thực sự cho hạnh phúc lứa đôi:

Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...

Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt, lãng mạn bay bổng tới đâu chăng nữa cũng gắn bó với đời thường mà đời thường vốn lại nhiều dâu bể. Bởi thế mà cô gái nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một bề. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc dầu vậy, bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương.. Điều đó khiến cho nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt ở làng quê xưa.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 4

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hóa thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,


Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ người yêu của một cô gái. Không chỉ nhớ mà còn có lo phiền, phấp phỏng. Chính sự lo phiền, phấp phỏng ấy đã làm cho nỗi nhớ còn thêm chiều sâu, khiến nỗi nhớ có thể làm lay tỉnh toàn bộ nhân cách con người.

Ca dao có rất nhiều bài nói về nỗi nhớ người yêu và mỗi bài lại toát lên một vẻ đẹp riêng. Thường thì nỗi nhớ ấy hay được thể hiện hoặc miêu tả một cách trực tiếp, dù các tác giả dân gian đã dùng rất nhiều ví von. Ở bài ca dao này, cách bày tỏ nỗi nhớ có nhiều điểm khác lạ. sắm vai một người đọc ngây thơ, ta sẽ thấy hình như nhân vật trữ tình dồn toàn bộ sự quan tâm cho khăn, cho đèn, cho mắt, tức là cho những đối tượng mà người ấy nhận rõ là chúng đang nhớ một ai đó. "Khăn thương nhớ ai", "Đèn thương nhớ ai", "Mắt thương nhớ ai" - với chừng ấy câu hỏi đặt ra cho những "người bạn" (riêng với khăn, câu hỏi được nhắc tới ba lần), dường như nhân vật trữ tình không còn mối bận tâm nào khác ngoài việc vỗ về, an ủi khăn, đèn, mắt. Nhưng ta chợt nhận ra một sự vô lí: ngoài khăn và đèn là những vật vô tri không thể biết nhớ, ngay cả mắt (người) đâu có phải là một sinh thể độc lập có thể biết tương tư? Vậy là nhân vật trữ tình đang sống trong cõi ảo, đang trò chuyện với những nhân vật ảo. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi con người có tâm sự quá đầy và bị "cầm tù" bởi tâm sự đó. Tâm sự tràn ra ngoại giới, phủ trùm cái bóng của mình lên tất cả, khiến mọi vật bỗng trở nên có hồn và có thể trở thành những đối tượng chuyện trò. Tuy nhiên, lúc này, chuyện trò với khăn, với đèn, với mắt thì cũng chỉ là chuyện trò với chính lòng mình mà thôi. Nói cách khác chuyện trò với ai, về cái gì, trong trường hợp này, cũng chỉ là một sự tự giãi bày.

Có thể hình dung: nhật vật trữ tình đang đắm mình trong nỗi nhớ nhung sầu muộn. Mọi cử chỉ bỗng hóa thẫn thờ. Chiếc khăn vắt hờ hững trên vai vô ý rơi xuống đất. Nhân vật trữ tình cúi nhặt và bỗng nhiên nhìn thấy khăn như nhìn thấy chính cõi lòng mình. Khăn ơi, tại sao mày lại rơi xuống đất? Mày đang nhớ thương ai vậy? Những câu hỏi rưng rưng nỗi niềm đã được đặt ra trong trạng thái mộng du của nhân vật trữ tình. Chúng không phản ánh cái gì khác ngoài cõi lòng người hỏi. Nói khăn và đèn được nhân hóa thì cũng đúng. Nhưng có lẽ đúng hơn nếu nói chúng là hình ảnh của nhân vật trữ tình được khúc xạ qua một tấm gương soi đặc biệt. Những động thái của chúng không có ý nghĩa độc lập mà chỉ là sự phản chiếu những cử chỉ và diễn biến tâm lí đa dạng, phức tạp của tác giả bài ca dao. Người ta thường nói ca dao có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Trong trường hợp này, sự giản dị, mộc mạc vẫn thể hiện (đặc biệt qua hệ thống những hình ảnh gần gũi và qua lời nói "trong suốt", không trang sức), nhưng không vì thế mà cái ảo diệu biến hóa lại không để lại dấu ấn đậm nét.

Tuy đi sâu vào chốn u uẩn của cõi lòng, bài ca dao vẫn giữ được tính mạch lạc của cấu trúc. Các hình ảnh khăn, đèn, mắt không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệ không chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất. Giữa chiếc khăn và đôi mắt có mối liên hệ thế nào, chính bài ca dao đã nói rõ. Còn ngọn đèn? Nó cũng có thể được hiểu là một con mắt khác thức thi với mắt người giữa đêm thâu vời vợi. Chẳng phải ngọn đèn vẫn thường làm bạn với ta mỗi khi ta có điều lo nghĩ đó sao? Một điều đáng lưu ý nữa là trình tự xuất hiện của các hình ảnh. Khăn xuất hiện trước rồi đến đèn và sau cùng là mắt. Có một sự dịch chuyển từ xa đến gần của các hình ảnh, từ sự vật bên ngoài đến chính con người tác giả. Nỗi nhớ càng được thổ lộ lại càng nồng nàn - nồng nàn đến mức làm rung lên toàn bộ thế giới tâm hồn của nhân vật trữ tình và xét về hiệu quả thẩm mĩ, nó cũng làm biến chuyển cả nhịp thơ. Sáu dòng thơ đầu dành để tâm sự cùng khăn. Chúng mang nhịp điệu kể lể đều đều, ri rả và có giọng bùi ngùi. Bốn dòng thơ sau được san đôi, dành sự "quan tâm" cho cả đèn và mắt. Nhịp thơ gấp gáp hơn trong một kiểu liệt kê hối hả. Nhân vật trữ tình đã chạm đến đáy tâm sự và niềm thao thức của mình. Trạng thái mộng du dần tan để trả con người về với sự kiểm soát của lí trí. Một giai đoạn của cảm xúc thế là đã qua đi.

Hai dòng cuối của bài ca dao là một câu lục bát mênh mang nỗi niềm. Con thuyền thơ, sau lúc tự để mình rơi vào vòng vây của nỗi nhớ chập chùng, đã thoát ra với không gian trầm tư lặng lẽ. Tuy nhiên, không thể bảo rằng nhân vật trữ tình - người chèo lái nó - đã tìm được sự bình yên. Những con sóng ưu phiền khác đang lao xao bủa đến... Nhìn chung, việc thay đổi thể thơ ở đây rất có ý nghĩa. Một mặt nó báo hiệu sự chuyển biến tinh tế trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, mặt khác nó đảm bảo chức năng điều hòa nhịp thở của người diễn xướng, người đọc, không để tiếp diễn sự kể lể có nguy cơ kéo bài ca dao rơi vào tình trạng dài dòng, gây nên cảm giác căng thẳng không cần thiết. Sự bộc lộ trực tiếp tâm trạng dưới hình thức mờ tối, rối rắm của chính tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng đã được thay thế bằng một nhận định khái quát về cái tính chất của tâm trạng. Nhân vật trữ tình hiểu rằng mình đã lo phiền và cũng biết nguyên nhân của nỗi lo phiền ấy. Yêu nhau nhiều nhưng dễ gì đến được với nhau, lấy được nhau. Bao nhiêu chuyện phải bận lòng, bao nhiêu thứ có thể cản trở hạnh phúc. Cô gái nói "Lo vì một nỗi không yên một bề" - chỉ một bề nhưng lại bề bề nỗi lo, bởi bề ấy không thuộc bề (tức là phía) cô gái, mà thuộc về bề cô không thể làm chủ, không thể chi phối được.

Bài Khăn thương nhớ ai... ta vừa "đọc" đáng được xem là một trong những bài hay nhất trong kho tàng ca dao dân tộc.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 5

Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.

Người xưa thường gửi gắm tình thương nỗi nhớ của họ thông qua rất nhiều cách rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống để bày tỏ nỗi nhớ, sự gắn bó. Với thể thơ bốn chữ, sáu câu thơ đầu tiên gợi lên nỗi nhớ của cô gái trẻ thông qua hình ảnh chiếc khăn:

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt”

Chiếc khăn tay hay chiếc khăn đội đầu trong các bài thơ tình tựa như vật trao duyên, vật ước hẹn. Thay vì đính hẹn bằng những thứ vật chất xa hoa, các chàng trai hay cô gái thường tặng cho đối phương một chiếc khăn thay cho nỗi niềm thương nhớ. Cách lặp lại sáu lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu thơ và láy lại ba lần câu “Khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc tình ca, khắc họa lên nỗi nhớ vô tận, triền miên mà da diết. Chiếc khăn tuy là vật, nhưng nó lại mang tâm tình của con người với tâm trạng nhớ thương vô cùng, nỗi nhớ len lỏi theo không gian “khăn rơi xuống đất” rồi “khăn vắt lên vai, “khăn chùi nước mắt”.

Nỗi nhớ tiếp tục được gửi gắm trọn vào trong những ngọn đèn:

“Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt”

Ngọn lửa tình vẫn luôn cháy âm ỉ trong trái tim người con gái, tựa như ánh đén kia luôn thắp sáng. Ngọn đèn không tắt cũng như hình ảnh của chính người con gái đang thao thức bao đêm, sau những giọt nước mắt trực trào là những nỗi niềm mong mỏi tin người thương tới đằng đẵng.

Người ta nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, từ đôi mắt là có thể ánh lên biết bao nhiêu lời muốn nói. Với tâm trạng ấy, đôi mắt phản ánh lên nỗi nhớ từ tận sâu đáy tim:

“Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên”

Đôi mắt của cô gái trẻ tuy trong trẻo nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Chỉ cần nhắm đôi mắt ấy lại, hình ảnh người thương lại hiện ra, tuy xa mà gần, thực ảo hư vô khiến cho tâm trí nào có thể ngủ yên.

Nếu tâm tình của cô gái được gửi gắm qua những đồ vật “khăn”, “đèn” thì tới hai câu lục bát cuối cùng đã giãi bày trực tiếp, như cởi bỏ hết nỗi lòng của người thương:

“Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

Cách xa nhau là chứa đựng biết bao nỗi lo, nó không chỉ đơn giản là một nỗi lo một bề mà hóa thành rất nhiều vấn vương bồn chồn. Tình yêu thời chiến thì bị ngăn cách bởi mưa bom bão đạn, lo cho chàng trai đang phải lăn xả nơi chiến trường để giành độc lập Tổ quốc. Trong khi tình yêu thời bình, các chàng trai cô gái lại lo liệu rằng người ấy có nhớ thương đến mình, có quan tâm có tha thiết hay chăng? Biết bao câu hỏi, biết bao nỗi lòng cứ thổn thức, dồn dập mà nào hay có hồi âm hay câu trả lời. Thế nhưng qua điệp khúc thương nhớ ai vang vọng, đó là minh chứng cho tình yêu của đôi lứa, để hi vọng rằng hạnh phúc sẽ đến với đôi ta.

Bài ca dao này như một tiếng nói chung của người phụ nữ về tình yêu. Để đi tới được hạnh phúc cuối cùng, họ thường phải trông chờ tin mong vào những điều rất mong manh, vô định. Tuy thế, bằng tình yêu vô bờ, họ vẫn tin vẫn nhớ và khao khát tình yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 6

Nỗi nhớ trong tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao. Khi thì nghẹn ngùng, bẽn lẽn, khi thì làm con người ta muốn cháy hết mình trong tình yêu. Và nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” như một khúc nhạc da diết trầm bổng réo rắt đến nao lòng.

Nỗi nhớ khắc khoải da diết khiến cho nhân vật trữ tình phải cất lên những câu hỏi dồn dập không có câu trả lời. Nỗi nhớ bị nén chặt trong lòng rồi lại trào ra mênh mông, mãnh liệt. Chủ thể ở đây là cô gái đang sống trong tâm trạng nhớ thương người yêu không nguôi:

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề..."

Nỗi nhớ thương trong tình yêu của người con gái được bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng, biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hình thức lặp kèm theo những câu hỏi tu từ. Hình ảnh “khăn” được nhắc đến đầu tiên và cũng nhiều nhất trong bài. Giống như áo khăn vốn là vật dụng gần gũi và thường là vật trao duyên ấp iu kỉ niệm.

Cấu trúc vắt dòng, lặp lại từ “khăn” ở đầu mỗi câu thơ khiến cho câu ca dao vang lên như nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc khắc khoải, khôn nguôi. Chiếc khăn không thể làm nên câu chuyện về tình thương nỗi nhớ. Chiếc khăn là người bạn đối với người con gái mà nhiều lần làm rơi xuống đất lại nhặt lên. Chiếc khăn như chứng nhân của tình yêu thay người nói hộ nỗi lòng, an ủi động viên người đang yêu. Đó là một chuỗi hành động tự nhiên, vô thức gắn liền với chiếc khăn như là sự lí giải cho nỗi nhớ khiến người ta không thể tự chủ được trong hành vi. Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ, biết trân trọng, nâng niu nỗi nhớ, biết ghi lại nỗi nhớ trong lòng.

Nếu sáu câu thơ đầu gợi tả nỗi nhớ trải dài, lan tỏa trong không gian thì sáu câu thơ cuối được đong đếm bằng thời gian, chuyển từ ngày sang đêm. Cấu trúc thương nhớ vẫn được giữ lại và nhân lên. Nỗi nhớ được gửi vào “ngọn đèn”. Ngọn đèn gắn với khoảng thời gian ưu tư sầu muộn khi đêm đến. Trong không gian vò võ của đêm khuya, khi ngọn đèn cháy sáng ở đầu ngọn bấc nỗi nhớ cũng cháy rực trong lòng cô gái trẻ. Chừng nào ngọn lửa của tình yêu còn cháy thì ngọn đèn chưa tắt. Đèn chẳng tắt vì con người còn trằn trọc thâu đêm. Đèn thương nhớ ai hay cô gái thương nhớ ai. “Ai” chỉ có thể là chàng trai, người đã chiếm trọn vẹn trái tim của cô gái. Nỗi nhớ được đo bằng thời gian là nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ không bao giờ lụi tắt luôn thường trực trong trái tim của người đang yêu.

Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua con mắt. Mượn đôi mắt để giãi bày tình cảm, cô gái trẻ đã không kìm giữ được tình cảm của mình. Qua con mắt thấy được cả khung trời yêu thương:

“Mắt em là gợn trong

Soi đời anh lấp lánh

Những sớm chiều ấm lạnh

Mắt em là quê hương”

“Mắt ngủ không yên” là hình ảnh người con gái trằn trọc, khôn nguôi. Nỗi nhớ trong tiềm thức. Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là để hỏi chính mình, 5 lần câu hỏi vang lên cũng là 5 lần từ “ai” xoáy vào lòng mình, mãnh liệt không dứt.

Hai câu cuối chuyển sang thơ lục bát khá tự nhiên, phù hợp tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên. Hóa ra những ưu phiền của cô gái là lo vì một nỗi không yên một bề. Căn nguyên của nỗi lo lắng của cô gái có thể là chàng trai không yêu cô như cô gái đã từng yêu, gia cảnh nghèo khó, áp đặt gia đình. Chỉ biết rằng nỗi lo ấy mãi ám ảnh cô gái. Nỗi lo lắng giàu giá trị nhân văn khi cho ta thấy có khao khát mới có lo âu, có lo âu thì mới xây dựng được tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc.

Bài ca dao thể hiện tình yêu mãnh liệt của một người con gái, và sự mong ngóng chờ đợi chàng trai của mình. Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 7

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Đọc bài ca dao mà trong ta vẫn cứ con ngân vang da diết. Bài ca được nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, có thể nói đây cũng chính là một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Với bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Một nỗi nhớ nhung một nỗi nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức và có khi nhớ đến cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ được. Cô gái nhớ người yêu mà phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình nữa,, Thực sự những câu hỏi này như càng tăng lên mức độ nhớ người yêu cho đến khi trào dân trong sự âu lo và có cả hạnh phúc nữa.

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Có thể thấy được chính cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt.

Hình ảnh cái khăn ngày xưa người ta thường lấy đó là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người. Chỉ với 6 câu thơ đầu hình ảnh khăn như được nhắc lại, với nghệ thuật theo lối vắt dòng giống như một điệp từ khúc bất tận, tất cả như thể hiện được nỗi nhớ triền miên, da diết. Cứ mỗi lần hỏi là nỗi nhớ như trào lên. Hình ảnh khăn có lúc rơi xuống, có lúc vắt lên vai, có lúc chùi nước mắt,… như đã nói lên được hình ảnh đầy cảm xúc của người con gái. Với 6 câu thơ đầu như lan tỏa nỗi nhớ vào cả không gian.

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Người đọc cũng thấy đây cũng chính vẫn là điệp khúc “thương nhớ cũ”, nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ “khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Thế rồi chính ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Tất cả cũng giống như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng thổn thức, lo lắng của mình. Thế nhưng cho dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Có thể thấy được chính nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp thành câu:

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Sự thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Cũng chính là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. Hình ảnh mắt “Mắt ngủ không yên” tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Có lẽ chính vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nếu như nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi một chút nào.

Với mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Ta như nhận thấy được điệp khúc “thương nhớ ai” dường như cứ trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Nói thêm là cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Người đọc cũng có thể nhận thấy được vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, đồng thời cũng vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc… Thế nhưng cũng chính bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền một chút nào.

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề…

Người đọc có thể nhận thấy được từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được nhắc đến hai lần. Nỗi nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa đó là họ luôn luôn yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Và có thể thấy được bài ca “Khăn thương nhớ ai” khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, đồng thời còn là cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng… Thông qua nỗi nhớ thương của người phụ nữa cũng đã cho chúng ta nhận thấy được tiếng hát yêu thương của con người bình dân xưa.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 8

Ca dao là tiếng hát trữ tình của người lao động. Niềm tự hào về quê hương đất nước, nghĩa tình gia đình, cộng đồng, sự rung cảm trước thiên nhiên tươi đẹp…đều được thể hiện qua những lời ca đằm thắm, thiết tha. Tình yêu lứa đôi với những cung bậc như nỗi nhớ thương, lòng chung thủy cũng là những giai điệu đẹp trong khúc hát trữ tình sau lũy tre xanh.

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhưng trong ca dao, có những bài đã hình tượng hóa nỗi nhớ bằng những hình ảnh cụ thể. Như bài ca dao sau:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt/Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt/Mắt thương nhớ ai?/Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Bài ca dao diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Nỗi niềm thương nhớ người yêu của nhân vật trữ tình đã được cụ thể hóa bằng những hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt để bày tỏ tâm trạng của mình .

Bài ca dao có mười hai câu thì sáu câu đầu là hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai?/Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?/Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai?/Khăn chùi nước mắt

Cái khăn được hỏi đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 câu thơ( tức nửa bài ca dao). Cũng đúng thôi vì đây là vật gắn bó, gần gũi với người con gái. Trong tình yêu, khăn trở thành vật trao duyên: “Nhớ khi khăn mở, trầu trao. Miệng chỉ cười nụ, biết bao ân tình”. Sáu câu vãn bốn, được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại sáu lần từ “khăn” và ba lần câu hỏi thẫn thờ “Khăn thương nhớ ai?” như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Cố nhiên, cái khăn tự nó không làm nên chuyện. Nhưng đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chiếc khăn rơi xuống đất, rồi lại được nhặt lên để vắt trên vai, để chùi nước mắt. Đó là nỗi nhớ có không gian. Hình ảnh khăn gợi lên tâm trạng bối rối, trông ngóng, thẫn thờ. Sáu câu, hai mươi bốn từ, có mười sáu thanh bằng mà hầu hết là thanh không, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn man mác, nhẹ nhàng. Nỗi nhớ bên trong réo thúc bùng sôi nhưng được nói ra thật ý vị, ngọt ngào. Đó là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu nỗi nhớ, biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình.

Ở hai câu tiếp, ngọn đèn gợi nỗi nhớ theo thời gian, từ ngày sang đêm, đèn không tắt chính là lòng người đang thao thức, trằn trọc :

Đèn thương nhớ ai?

Mà đèn không tắt

Điệp khúc “thương nhớ ai” được giữ lại, nhưng nỗi nhớ đã được đặt vào cây đèn. Trong cái khoảng ưu tư vò võ của đêm khuya khắc với canh tàn, cái đốm lửa cháy sáng trên đầu ngọn bấc kia cũng chính là nỗi nhớ vẫn đang cháy rực lên trong lòng cô gái. Chừng nào ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia tắt làm sao được ? Đèn không tắt hay chính con người đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian? Vẫn là câu hỏi không có lời đáp nhưng chắc chắn đã có sức đồng vọng mãnh liệt trong tâm hồn chàng trai cũng đang ngổn ngang trăm mối.

Khăn, đèn là những hình ảnh ngoại cảnh, được nhân hóa để bộc lộ lòng người. Đến đây, như không kìm lòng được nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình:

Mắt thương nhớ ai?

Mắt ngủ không yên

Mắt là hình ảnh hoán dụ cho chính con người. Lời tỏ bày niềm thương nỗi nhớ đã chuyển từ gián tiếp sang trực tiếp. Xúc cảm càng lúc càng dâng trào, lời tự tình càng lúc càng thiết tha. Cuối cùng, nhân vật trữ tình buộc phải xuất hiện. Phải xuất hiện mới nói hết được lòng mình. Phải xuất hiện mới đúng là nỗi nhớ trong tình yêu cháy bỏng. Ở đây không còn là nghệ thuật nữa mà là tình người. Đúng hơn là tình người, hồn người đã là nghệ thuật cao cả nhất và chân chính nhất.

Top 11 bài Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai hay nhất (ảnh 2)

Hai câu lục bát kết thúc bài ca dao vãn bốn là lời lý giải cho nguyên cớ của tâm trạng thẫn thờ, thao thức, khắc khoải, suy tư:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Nhân duyên trong xã hội phong kiến chịu nhiều ràng buộc. Mọi việc liệu có sẽ yên một bề? Cô gái chỉ lo vì một nỗi ấy. Nhưng sao lại là “Đêm qua” mà không phải đêm nay? Phải chăng, từ lúc cô gái “khăn mở, trầu trao”, cô đã không nguôi lo lắng cho nhân duyên của mình. Nỗi nhớ mới chỉ là tâm trạng, nỗi lo phiền mới là những suy tính, phấp phỏng, lo âu. Cô gái lo về tình yêu của chàng trai, lo về phía gia đình, lo vì họ hàng cùng bao nhiêu nỗi lo âu, phiền muộn khác.

Bài ca dao khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hoá tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần lonh hoạt. Bài ca dao có hình thức trình bày đặc biệt với mười câu thơ bốn chữ và một cặp lục bát. Hình thức đó đã tạo nên sự hài hoà, hiệu quả với thể hứng của bài ca dao.Đó là cách mượn câu chuyện của ngoại cảnh bên ngoài để bày tỏ tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình.

Tóm lại, bài ca dao giàu hình ảnh đã thể hiện nỗi thương nhớ của một cô gái, qua đó, phản ánh một sự thực trong xã hội phong kiến xưa: đôi lứa yêu nhau, nhưng không thể tự do đến với nhau. Họ còn phải vượt qua nhiều rào cản của lễ giáo phong kiến. Bài ca dao khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ, đề cao giá trị của tình yêu chân chính tự do, ước mơ của tất cả những người yêu nhau trong mọi thời đại.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 9

Đối với nền văn học Việt Nam, ca dao giống như một kho báu chứa đựng giá trị về tinh thần vô cùng to lớn. Đối với nhiều người, ca dao là món ăn tinh thần không thể thiếu. Tùy từng nội dung của mỗi bài ca dao mà chúng mang đến những giá trị khác nhau. Chẳng hạn như bài ca dao Khăn thương nhớ ai cho người đọc hiểu hơn về nỗi niềm của người con gái.

Trước đây, việc bày tỏ nỗi lòng của bản thân không được dễ dàng như bây giờ vì vậy người xưa hoặc là cất giữ riêng cho mình, hoặc là bày tỏ với các vật dụng quen thuộc, gần gũi với bản thân. Như cô gái trong bài ca dao này đã gửi gắm nỗi nhớ thông qua hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Người xưa thường dùng chiếc khăn tay để làm vật ước hẹn, vật trao duyên. Khi thương nhớ một ai đó, các chàng trai, cô gái thường gửi tặng khăn tay cho nhau để làm vật đính ước. Bài ca dao mở đầu với các câu 4 chữ và câu nào cũng bắt đầu bằng từ khăn cho thấy nỗi nhớ của cô gái đã đạt đến đỉnh điểm. Vốn dĩ khăn chỉ là vật vô tri vô giác nhưng trong bài ca dao này nó lại chứa đựng tâm tình của con người. Ẩn dấu đằng sau chiếc khăn là nỗi nhớ vô cùng vô tận của người con gái. Nỗi nhớ ấy trải dài khắp không gian, khi thì rơi xuống đất, khi lại vắt lên vai.

Sau khi gửi gắm nỗi nhớ vào chiếc khăn, cô gái lại tiếp tục gửi nỗi nhớ vào ngọn đèn:

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Ngọn đèn không tắt tượng trưng cho ngọn lửa tình yêu của người con gái luôn cháy âm ỉ. Đêm đêm ngọn đèn được thắp sáng, người con gái cũng thao thức suốt canh dài. Vì thao thức nên mắt ngủ không yên:

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Mắt ngủ không yên cho thấy tâm hồn của cô gái cũng không được bình yên. Đôi mắt vì thương nhớ mà chứa đựng biết bao nhiêu tâm tư, tình cảm. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh của người thương lại hiện ra.

Sang đến hai câu cuối cùng, cô gái viết theo thể lục bát và quyết định bộc bạch tâm trạng một cách trực tiếp:

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Kèm theo thương nhớ là những nỗi lo. Thời xưa chiến tranh khiến những người yêu nhau phải chia cách đôi người đôi ngả. Chàng trai ra chiến trận, cô gái ở nhà lo chàng trai không biết có khỏe mạnh hay không. Trong thời bình, cô gái lại lo không biết chàng trai có còn thương mình không. Càng nghĩ lại càng lo. Bài ca dao chỉ có câu hỏi của cô gái mà không có câu trả lời. Qua điệp khúc thương nhớ ai, người đọc hiểu được rằng bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Thông qua nỗi nhớ, cô gái gửi gắm hi vọng về hạnh phúc lứa đôi.

Hạnh phúc đến với các cô gái không hề dễ dàng. Để có được hạnh phúc họ phải trải qua những đêm thức trắng, trải qua những nỗi lo âu ngày đêm. Dù nhiều khó khăn, nhiều ngăn cản thì các cô gái vẫn khát khao để có được tình yêu cho riêng mình.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 10

Bài thơ này được viết theo thể bốn chữ và được kết thúc bằng hai câu lục bát phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai là phân tích nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu cùng với lo phiền ẩn chứ bên trong cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.

Khi nói đến thương nhớ thì đây là thứ tình cảm khó hình dung và nhất là trong tình yêu. Vì vậy nên ở bài ca dao này nỗi nhớ đó lại được diễn tả một cách tinh tế, cụ thể nhất nhờ vào cách sử dụng hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao.

Tác giả của bài ca dao khăn thương nhớ ai này đã mượn chiếc khăn, chiếc đèn đã được nhân hoá và con mắt là hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật phụ nữ trữ tình.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Sáu câu thơ này có cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ khăn ở ngay vị trí đầu câu và láy thêm ba lần nữa câu hỏi thương nhớ ai thể hiện nỗi nhớ của nhân vật rất triền miên và da diết. Mỗi một lần hỏi này lại là một nỗi nhớ trào dâng, sâu sắc hơn. Đây chính là nỗi nhớ có không gian trải ra trên nhiều chiều như khăn rơi xuống đất, khăn vắt trên vai, khăn chùi nước mắt chính là biểu hiện bên trong suy nghĩ và hành động khiến cho cô gái trở nên bồn chồn và khắc khoải trái tim yếu mềm rơi nước mắt.

Đối với sau câu thơ hỏi về khăn này bao gồm 24 chữ thì cũng có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, điều này gợi nên nỗi thương nhớ đến người yêu đến cháy lòng của nhân vật. Nhưng cô vẫn phải kìm nén dòng cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn của mình. Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian đằng đẵng. Hai câu thơ tiếp theo
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.

Đã cho chúng ta biết rằng chừng nào ngọn lửa tình yêu của người con gái này vẫn cháy sáng thì ngọn đèn kia vẫn sẽ sáng thâu đem. Yếu tố đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đem trong nỗi nhớ này, nếu như ở sau câu thơ trên chiếc khăn đã biết giải bày thì ở những câu thơ này ngọn đèn cũng biết thổ lộ yêu thương. Tuy nhiên đến đây dù kín đáo, gợi cảm đến bao nhiêu thì những chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh thay thế cho nỗi nhớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình. Cuối cùng không thể kiềm lòng thêm được nữa cô gái đã hỏi trực tiếp với chính mình:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Tiếp đến hai câu thơ sau này đã thể hiện lên nỗi nhớ mỗi khi nhắm mắt lại hình ảnh người ấy lại hiện ra không sao ngủ được. Với câu thơ bên trên thì đèn không tắt còn ở đây là Mắt ngủ không yên, hình tượng thơ thật hợp lý và nhất quán tự nhiên như một tình yêu và niềm thương nỗi nhớ chân thực của một cô gái. Nếu như ở những câu thơ trên nỗi nhớ vẫn còn che giấu bởi những hình ảnh có tính chất tượng trưng thì đến đây trái tim đã tự thốt lên lời thương nhớ.

Cô gái mang tâm trạng lo phiền cũng xuất phát từ thương nhớ, cô lo vì một nỗi không yên một bề:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Một nỗi và một bề hoá thành rất nhiều vương vấn. Cô gái lo cho chàng trai hay lo cho chính mình rằng chàng trai có yêu thương mình như mình đã thương yêu chàng không? Nỗi nhớ này chính là tâm trạng phổ biến nhiều nhất ở những cô gái đang yêu.

Trong bài ca dao này nỗi nhớ được nói đến trong 10 câu thơ 4 chữ và chỉ có lời hỏi mà không có câu trả lời. Nhưng câu trả lời gián tiếp cũng được khẳng định trong năm điệp khúc “Khăn thương nhớ ai” là niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào dâng thành một nỗi niềm âu lo thực sự cho hạnh phúc của lứa đôi. Tình yêu cho dù có trong sáng hay mãnh liệt đến mấy thì cũng gắn bó với đời thường mà đời thường thì nhiều dâu bể. Vì vậy mà cô gái nhớ thương người yêu, thương cho duyên phận hai đứa không yên một bề.

Chúng ta phải đặt bài ca dao này với cuộc sống của người phụ nữ xưa và bên trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân, gia đình thì chúng ta mới biết hết được ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc đôi lứa vẫn thường hay bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến được với hôn nhân. Cho dù vậy thì bài ca dao khăn thương nhớ ai này cũng hết sức ý nghĩa, là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương. Cũng chính vì điều đó mà nỗi nhớ này không hề bị luỵ mà vẫn có một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý nhất của các cô gái Việt làng quê xưa.

Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai - mẫu 11

“Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...”

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề.

Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước trắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.

Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc “thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ “khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. “Mắt ngủ không yên” tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc “thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ “thương nhớ” và năm lần từ “ai” xuất hiện. Bản thân từ “ai” xuất hiện. Bản thán từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ “ai” là phiếm chỉ, không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được “ai” ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.

Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc... Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề...

Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

 

Tài liệu có 25 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống