MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ 2
Bài |
NB |
TH |
VD |
Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp |
2 |
1 |
1 |
Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp |
2 |
1 |
|
Bài 33. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
2 |
1 |
1 |
Bài 35. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng phân bố các ngành dịch vụ |
2 |
2 |
1 |
Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT |
2 |
2 |
1 |
Bài 37. Địa lý các ngành giao thông vận tải |
2 |
2 |
1 |
Bài 40. Địa lý ngành thương mại |
2 |
2 |
|
Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
1 |
1 |
1 |
Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững |
2 |
1 |
|
Kĩ năng địa lí |
4 |
Đề thi Địa Lí lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp
A.Sản xuất phân tán trong không gian.
B.Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.
C.Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
D.Sản xuất có tính tập trung cao độ.
Câu 2. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp
A. Dân cư và lao động
B. Thị trường
C. Tiến bộ khoa học kĩ thuật
D. Chính sách
Câu 3. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?
A. Khai thác than
B. Khai thác dầu khí
C. Điện lực
D. Lọc dầu
Câu 4. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là
A. Điểm công nghiệp
B. Xí nghiệp công nghiệp
C. Khu công nghiệp
D. Trung tâm công nghiệp
Câu 5. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh
A. Giao thông vận tải
B. Tài chính
C. Bảo hiểm
D. Các hoạt động đoàn thể
Câu 6. Khi lựa chọn loại hình giao thông vận tải và thiết kế các công trình giao thông,yếu tố đầu tiên phải chú ý đến là
A. Trình độ kỹ thuật
B. Vốn đầu tư
C. Dân cư
D. Điều kiện tự nhiên
Câu 7. Hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô lý do chính là vì
A.Thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cố định.
B.Vốn đầu tư lớn.
C. Sử dụng nhiều lao động để điều hành.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 8. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp với các hình thức đã góp phần thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước chủ yếu ở
A. Các nước phát triển.
B. Các nước dang phát triển.
C. Ý A và B đúng.
D. Các nước phát triển và nước công nghiệp mới.
Câu 9. Điểm công nghiệp có mặt hạn chế
A. Tốn kém nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng.
B. Không tận dụng được các phế liệu, giá thành sản phẩm cao.
C. không liên hệ về kĩ thuật, kinh tế với các xí nghiệp khác.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Ở các nước phát triển, số người hoạt động trong ngành dịch vụ là
A. 50 → 55%.
B. 55 → 60%.
C. 60 → 65%.
D. trên70%.
Câu 11. Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là
A. Khối lượng luân chuyển.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển và vận chuyển.
D. Cự ly vận chuyển trung bình.
Câu 12. Chở nặng, đi xa, tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là đặc điểm của
A. Đường sắt.
B. Đường biển.
C. Đường ô tô.
D. Hàng không.
Câu 13. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào
A. Điều kiện tự nhiên – dân cư.
B. Kinh tế - chính sách.
C. Tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
D. Các ý đều đúng.
Câu 14. Điểm công nghiệp có mặt tích cực
A. có tính cơ động, dễ ứng phó với các sự cố.
B. Dễ thay đổi thiết bị.
C. không ràng buộc, không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác.
D. Các ý đều đúng.
Câu 15. Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) là đặc điểm của trung tâm công nghiệp
A. Đúng
B. Sai
Câu 16. Sự phân bố ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. Vùng sản xuất nguyên liệu.
B. Điểm công nghiệp.
C. Vùng công nghiệp.
D. Phân bố dân cư.
Câu 17. ở các hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng thuận lợi đến loại hình giao thông nào?
A. Đường sắt.
B. Đường sông.
C. Đường ô tô.
D. Gia súc, lạc đà.
Câu 18. Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông cần đi trước một bước vì
A.Thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương miền núi, miền núi với đồng bằng.
B.Tạo điều kiện khai thác thế mạnh to lớn của miền núi.
C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 19. Ngành công nghiệp nào là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại là
A. Công nghiệp điện lực
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp cơ khí.
D. Công nghiệp điện tử tin học.
Câu 20. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên lượng chuyên môn hóa. Đó là đặc điểm của
A. điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp tập trung.
C. trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
B. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 đ): Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
Câu 2 (3.0 đ) Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA
HOA KỲ- TRUNG QUỐC- NHẬT BẢN NĂM 2004 (Đơn vị: Tỉ USD)
Quốc gia |
Giá trị xuất khẩu |
Giá trị nhập khẩu |
Hoa Kỳ |
819,0 |
1526,4 |
Trung Quốc |
858,9 |
834,4 |
Nhật Bản |
566,5 |
464,1 |
a. Tính cán cân thương mại của các nước trên
b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các nước trên.
c. Rút ra nhận xét
Đề thi Địa Lí lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1. Đây là tiêu chuẩn để phân loại công nghiệp thành hai ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến
A. sản xuất bằng máy móc.
B. mức độ tập trung sản xuất.
C. có hai giai đoạn sản xuất.
D. gồm nhiều ngành, phối hợp.
Câu 2. Nhân tố nào sau đây không phải tiền đề để phát triển ở du lịch Việt Nam?
A. Tài nguyên nhân văn.
B. Chính sách phát triển du lịch.
C. Di sản văn hóa lịch sử.
D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3. Trong cơ cấu GDP, ngành dịch vụ của các nước phát triển có tỉ trọng thế nào?
A. 50 - 60%.
B. 40 - 50%.
C. Dưới 40%.
D. Trên 60%.
Câu 4. Nhân tố nào sau đây không có tác động đến lựa chọn loại hình vận tải, hướng và cường độ vận chuyển?
A. Yêu cầu về phương tiện vận tải.
B. Yêu cầu về khối lượng vận tải.
C. Yêu cầu về tốc độ vận chuyển.
D. Yêu cầu về cự li vận chuyển.
Câu 5. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế là vai trò của ngành nào sau đây?
A. Nông nghiệp.
B. Xây dựng.
C. Công nghiệp.
D. Dịch vụ.
Câu 6. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của
A. vùng công nghiệp.
B. điểm công nghiệp.
C. khu công nghiệp tập trung.
D. trung tâm công nghiệp.
Câu 7. Thị trường được hiểu là
A. nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
B. nơi tiến hành trao đổi sản phẩm hàng hóa.
C. nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.
D. nơi có các chợ và siêu thị.
Câu 8. Đường sắt có nhược điểm nào sau đây?
A. Tính cơ động thấp, khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.
B. Công tác bảo vệ khó khăn, chi phí xây dựng cao.
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm.
D. Gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông.
Câu 9. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?
A. Tài chính.
B. Giao thông vận tải.
C. Bảo hiểm.
D. Các hoạt động đoàn thể.
Câu 10. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là
A. Dầu mỏ, khí đốt.
B. Tai nạn giao thông.
C. Ách tắc giao thông.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 11. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, đặc biệt là bằng đường bộ?
A. Phân bố dân cư, đô thị.
B. Quy mô, cơ cấu dân số.
C. Truyền thống, phong tục tập quán.
D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 12. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
B. Có ngành công nghiệp chủ đạo.
C. Gắn với đô thị vừa và lớn.
D. Có ranh giới địa lí xác định.
Câu 13. Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?
A. Tiêu dùng.
B. Kinh doanh.
C. Dịch vụ công.
D. Bảo hiểm.
Câu 14. Tiêu chí nào không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?
A. Khối lượng vận chuyển.
B. Khối lượng luân chuyển.
C. Cự li vận chuyển trung bình.
D. Cước phí vận tải thu được.
Câu 15. Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm có
A. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
B. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
C. khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ
D. các khu công nghiệp, vùng công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
Câu 16. Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo hiểm là
A. Kôbê.
B. Rotterdam.
C. NewYork.
D. London.
Câu 17. Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh sự phân bố của ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp.
B. Du lịch.
C. Nông nghiệp
D. Thương mại.
Câu 18. Các hải cảng lớn trên thế giới nối liền các trung tâm kinh tế nào sau đây?
A. Tây Âu và Bắc Phi.
B. Bắc Mỹ và Đông Âu.
C. Bắc Mĩ và Tây Âu.
D. Bắc Mỹ và Nam Phi.
Câu 19. Trung tâm công nghiệp thường là
A. các thành phố nhỏ.
B. các thành phố vừa và lớn.
C. tổ chức ở trình độ thấp.
D. các vùng lãnh thổ rộng lớn.
Câu 20. Những quốc gia nào sau đây sản xuất nhiều than đá nhất?
A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nga.
B. Pháp, Anh, Đức.
C. Hoa Kì, Nga, Anh.
D. Ba Lan, Ấn Độ, Ôxtrâylia.
Câu 21. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là
A. Tiền tệ.
B. Hàng hóa.
C. Thương mại.
D. Chất xám.
Câu 22. Nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp là
A. Tự nhiên.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Con người.
D. Vị trí địa lí.
Câu 23. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
A. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
B. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.
D. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
Câu 24. Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển, cũng như sự phân bố ngành giao thông vận tải là
A. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.
B. Sự phân bố dân cư.
C. Khí hậu thuỷ văn.
D. Địa hình.
Câu 25. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?
A. Khối lượng vận chuyển.
B. Cự li vận chuyển trung bình.
C. Thời gian vận chuyển.
D. Khối lượng luân chuyển.
Câu 26. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?
A. Điện nguyên tử.
B. Thủy điện.
C. Nhiệt điện.
D. Năng lượng tự nhiên.
Câu 27. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?
A. Khai thác dầu khí.
B. Hóa chất.
C. Điện lực.
D. Khai thác than.
Câu 28. Công nghiệp được chia thành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ biến dựa trên cơ sở
A. các công đoạn tạo ra sản phẩm.
B. công dụng kinh tế của sản phẩm.
C. tính chất tác động đến đối tượng lao động.
D. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Câu 29. Cho bản đồ sau:
CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
Ở lục địa Nam Mĩ theo vĩ tuyến 200N từ Tây sang Đông lần lượt là các kiểu thảm thực vật nào sau đây?
A. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới.
B. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi.
C. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng nhiệt đới và xavan, cây bụi.
D. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.
Câu 30. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên?
A. Biểu đồ cột ghép.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
Câu 31. Tài nguyên nào sau đây không thể khôi phục được?
A. Khoáng sản.
B. Sinh vật.
C. Biển.
D. Nước.
Câu 32. Tài nguyên không được phân loại theo công dụng kinh tế là
A. tài nguyên phục hồi.
B. tài nguyên công nghiệp.
C. tài nguyên nông nghiệp.
D. tài nguyên du lịch.
Câu 33. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là
A. Sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
B. Là trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
C. Ít phát tán khí thải so với trung bình của thế giới.
D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 34. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014 (Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây chính xác nhất với cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của hai nước trên năm 2014?
A. Khu vực II của Việt Nam bằng Pháp.
B. Khu vực III của Pháp cao gấp 3 lần Việt Nam.
C. Khu vực I của Việt Nam cao gấp 12,3 lần Pháp.
D. Khu vực I của Việt Nam thấp hơn Pháp.
Câu 35. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?
A. Luân Đôn.
B. La Hay.
C. New York.
D. Rio de Janero.
Câu 36. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. có xu hướng giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
B. có xu hướng giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. có xu hướng tăng, sản xuất có nguy cơ đinh đốn.
D. có xu hướng tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
Câu 37. Để bảo vệ môi trường trong nước, các nước phát triển đã đưa ra giải pháp nào sau đây?
A. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô các thành phố.
B. Giảm mức sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong nước.
C. Tăng mức sản xuất nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
D. Chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
Câu 38. Người ta chia môi trường sống làm ba loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo là dựa vào
A. kích thước.
B. chức năng.
C. tác nhân.
D. thành phần.
Câu 39. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG
PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA (Đơn vị: Nghìn ha)
Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là
A. 80,4%, 18,4%, 1,2%.
B. 93,3%, 6,2%, 0,5%.
C. 87,6%, 5,7%, 6,7%.
D. 75,5%, 22,8%, 1,7%.
Câu 40. Quốc gia/khu vực nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán lớn của thế giới?
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. Tây Âu.
D. Hoa Kì.
BẢNG ĐÁP ÁN
1.C |
2.B |
3.D |
4.A |
5.C |
6.B |
7.C |
8.A |
9.D |
10.D |
11.A |
12.D |
13.C |
14.D |
15.C |
16.D |
17.A |
18.C |
19.B |
20.A |
21.B |
22.D |
23.D |
24.A |
25.C |
26.C |
27.B |
28.A |
29.C |
30.A |
31.A |
32.A |
33.B |
34.C |
35.D |
36.B |
37.D |
38.B |
39.B |
40.B |
Đề thi Địa Lí lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Vận tải hành khách chịu ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố
A. cơ sở hạ tầng.
B. phân bố dân cư.
C. đặc điểm khí hậu.
D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 2: Ngành vận tải có tốc độ vận chuyển nhanh, chi phí cao là
A. đường bộ.
B. đường biển.
C. đường hàng không.
D. đường sắt.
Câu 3: Ngành vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng luân chuyển hàng hóa thế giới là
A. đường biển.
B. đường bộ.
C. đường hàng không.
D. đường sắt.
Câu 4: Dịch vụ không có vai trò
A. tạo việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
C. tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
D. khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5: Thủng tầng ô dôn thường xảy ra ở
A. khu vực xích đạo.
B. khu vực chí tuyến.
C. vùng cực và cận cực.
D. vùng ôn đới.
Câu 6: Nhân tố quyết định tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải là
A. vị trí địa lí.
B. mức độ tập trung dân cư.
C. sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân.
D. nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 7: Một ô tô vận chuyển 5 tấn hàng từ Hải Dương lên Hà Nội với quãng đường dài 60 km. Khối lượng luân chuyển hàng hóa của ô tô đó là
A. 300 tấn.km.
B. 3000 tấn.km.
C. 30 tấn.km.
D. 3 tấn.km.
Câu 8: Các nước đang phát triển thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu do
A. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
B. giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. vị trí địa lí thuận lợi.
D. khoa học kĩ thuật phát triển.
Câu 9: Vườn quốc gia là môi trường
A. nhân tạo.
B. tự nhiên.
C. xã hội.
D. sinh vật.
Câu 10: Ngành thương mại có vai trò là
A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hóa, dược phẩm.
B. đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người.
C. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
D. cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Câu 11: Phát biểu không phải của ngành công nghiệp điện lực là
A. sản xuất điện nguyên tử đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
B. sản lượng tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
C. có nhiều nguồn để sản xuất điện.
D. là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
Câu 12: Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính là do
A. sự gia tăng bức xạ Mặt Trời.
B. sự nóng lên của các dòng biển trong đại dương.
C. sự gia tăng lượng khí CO2.
D. sự lạnh đi bất thường của các dòng biển trong đại dương.
Câu 13: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. khí hậu.
B. đất đai.
C. địa hình.
D. khoáng sản.
Câu 14: Giao thông vận tải không có vai trò
A. đảm bảo an ninh lương thực.
B. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
C. tăng cường sức mạnh quốc phòng.
D. tham gia vào việc cung ứng kĩ thuật, nguyên liệu cho sản xuất.
Câu 15: Hình thức tổ chức lãnh thổ không có dân cư sinh sống là
A. điểm công nghiệp.
B. trung tâm công nghiệp.
C. khu công nghiệp .
D. vùng công nghiệp.
Câu 16: Cán cân thương mại là
A. chênh lệch giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với xuất khẩu.
B. tổng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
C. tỉ lệ xuất, nhập khẩu trong cơ cấu xuất nhập khẩu..
D. chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.
Câu 17: Ngành công nghiệp đòi hỏi lao động có trình độ cao là
A. công nghiệp điện tử- tin học.
B. công nghiệp khai thác than.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. công nghiệp thực phẩm.
Câu 18: Biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu là
A. các hiện tượng thời tiết cực đoan.
B. nhiệt độ Trái Đất tăng cao.
C. hiện tượng thủng tầng ô dôn.
D. sự suy giảm của các loài sinh vật.
Câu 19: Địa hình ảnh hưởng đến giao thông vận tải chủ yếu thông qua việc
A. quy định sự có mặt một số loại hình giao thông vận tải.
B. quyết định sự phát triển và phân bố giao thông vận tải.
C. hoạt động của các loại hình giao thông vận tải .
D. thiết kế, thi công các công trình giao thông vận tải.
Câu 20: Phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng có thể bị hao kiệt, loại tài nguyên thiên nhiên không khôi phục được là
A. rừng.
B. đất.
C. nước.
D. khoáng sản.
Câu 21: Thị trường thế giới có đặc điểm là
A. không có mối liên hệ với nhau.
B. là một hệ thống toàn cầu.
C. khối lượng buôn bán suy giảm.
D. phát triển đồng đều ở các nước.
Câu 22: Du lịch là ngành thuộc
A. dịch vụ công.
B. dịch vụ kinh doanh.
C. dịch vụ tiêu dùng.
D. dịch vụ cá nhân.
Câu 23: Sự chuyên chở người và hàng hóa là sản phẩm của ngành
A. nông, lâm, thủy sản.
B. giao thông vận tải.
C. dịch vụ tiêu dùng.
D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 24: Vai trò của công nghiệp là
A. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
B. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
C. cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng.
D. cung cấp lương thực cho con người.
Câu 25: Cho bảng
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA CRÔ-A-RI-TA GIAI ĐOẠN 2015-2018
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm |
2010 |
2015 |
2018 |
Xuất khẩu |
21,6 |
23,0 |
30,8 |
Nhập khẩu |
22,7 |
22,9 |
31,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình xuất, nhập khẩu của Crô-a-ri-ta giai đoạn 2015-2018?
A. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
B. Giá trị nhập khẩu tăng liên tục
C. Năm 2018, Crô-a-ri-ta là nước nhập siêu.
D. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.
Câu 26: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA BRU-NÂY NĂM 2018
(Đơn vị: %)
Khu vực |
Tỉ trọng |
Nông lâm ngư nghiệp |
1,0 |
Công nghiệp – xây dựng |
63,7 |
Dịch vụ |
35,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành của Bru-nây năm 2018 là
A. tròn.
B. cột
C. miền.
D. đường.
Câu 27: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về quy mô GDP của Thái Lan và Xin-ga-po qua các năm?
A. GDP của Thái Lan tăng liên tục.
B. GDP của Thái Lan luôn nhỏ hơn GDP của Xin-ga-po.
C. GDP của Xin-ga-po tăng liên tục.
D. GDP của Xin-ga-po luôn nhỏ hơn GDP của Thái Lan.
Câu 28: Ở thành thị, dịch vụ phát triển mạnh, mạng lưới rộng khắp không phải do
A. nguồn nguyên liệu phong phú.
B. dân cư đông đúc.
C. thu nhập, mức sống cao.
D. cơ sở hạ tầng phát triển.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (2 điểm) Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA LIÊN BANG NGA
GIAI ĐOẠN 2002 - 2018 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Năm |
2002 |
2006 |
2010 |
2018 |
Sản lượng |
7408,2 |
9247,2 |
9694,1 |
10758,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2003, NXB Thống kê, 2004)
a. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên Bang Nga giai đoạn 2002-2018.
b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác của Liên Bang Nga giai đoạn 2002-2018.
Câu 2 (1 điểm): Vì sao để phát triển kinh tế -xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Đề thi Địa Lí lớp 10 học kì 2 năm 2021 có ma trận (4 đề) – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)
Câu 1. Thị trường được hiểu là
A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.
B. Nơi có các chợ và siêu thị.
C. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.
D. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.
Câu 2. Trước khi thực hiện việc luyện thép cần phải có
A. Quặng thép.
B. Quặng sắt.
C. Gang xám.
D. Gang trắng.
Câu 3. Luồng vận tải đường biển lớn nhất Thế giới nối liền
A. Hai bờ Đại Tây Dương
B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
C. Hai bờ Thái Bình Dương
D. Đại tây Dương và Ấn Độ Dương
Câu 4. Sản phẩm của ngành hóa chất cơ bản là
A. Phân bón, thuốc trừ sâu.
B. Sợi hóa học, phim ảnh.
C. Xăng, dược phẩm.
D. Cao su tổng hợp, chất dẻo.
Câu 5. Tại sao các ngành dệt, nhuộm, sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước?
A. Nước là phụ gia không thể thiếu
B. Tiện để tiêu thụ sản xuất
C. Tiện cho các ngành này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất
D. Các ngành này sử dụng nhiều nước
Câu 6. Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ
A. XVI.
B. XIX.
C. XXI.
D. XX.
Câu 7. Độ phì nhiêu của đất là tài nguyên
A. Tài nguyên không bị hao kiệt
B. Tài nguyên khôi phục được
C. Tài nguyên bị hao kiệt
D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt
Câu 8. Vì sao ngành công nghiệp dệt-may, da-giày thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào?
A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu
B. Ngành này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ
C. Sản phẩm của ngành này phục vụ ngay cho người lao động
D. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ
Câu 9. Nhận định nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?
A. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
B. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.
C. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.
Câu 10. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ lớn đến bé như sau
A. Vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp
B. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
C. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp
D. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp
Câu 11. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua
A. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
B. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
D. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
Câu 12. Người ta có những cách hiểu nào về thị trường?
A. Cái Chợ
B. Diễn ra sự trao đổi giữa các bên
C. Có thể hiểu bằng cả ba cách
D. Nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua
Câu 13. Ở các vùng hoang mạc nhiệt đới, người ta chuyên chở hàng hóa bằng:
A. Tàu hóa.
B. Ô tô.
C. Máy bay.
D. Lạc đà.
Câu 14. Cách mạng khọa hoc kỹ thuật đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng
A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt
B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân
C. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho than đá, dầu khí
D. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện
Câu 15. Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là
A. Công nghiệp hóa chất.
B. Công nghiệp dệt.
C. Công nghiệp năng lượng.
D. Công nghiệp luyện kim.
Câu 16. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải được tính bằng
A. Số hàng hoá và hành khách đã được luân chuyển
B. Tổng lượng hàng hoá và hành khách cùng vận chuyển và luân chuyển
C. Số hàng hoá và hành khách đã được vận chuyển và luân chuyển
D. Số hàng hoá và hành khách đã được vận chuyển
Câu 17. Kênh Panama nối liền
A. Địa Trung Hải với Hồng Hải
B. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương
C. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương
D. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương
Câu 18. Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là
A. Cán cân xuất nhập dương.
B. Xuất siêu.
C. Cán cân xuất nhập âm.
D. Nhập siêu.
Câu 19. Vì sao ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển?
A. Chưa thật đảm bảo an toàn
B. Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
C. Vốn đầu tư lớn nên các nước đang phát triển không thể xây dựng được.
D. Thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất
Câu 20. Tại sao công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?
A. Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác vì cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật cho các ngành khác.
B. Là ngành có khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều việc làm mới tăng thu nhập.
C. Đây là ngành sản xuất bằng máy móc nên có một khối lượng sản phẩm lớn nhất.
D. Là ngành có khả năng sản xuất ra nhiếu sản phẩm mới mà không có ngành nào làm được.
Câu 21. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Thông tin liên lạc
B. Hoạt động đoàn thể
C. Hành chính công
D. Hoạt động bán buôn, bán lẻ
Câu 22. Do tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến ở các nước phát triển, ngành chế biến thực phẩm chú trọng đến
A. Giá thành sản phẩm.
B. Đất nước xuất khẩu
C. Chất lượng sản phẩm.
D. Số lượng sản phẩm.
Câu 23. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?
A. Giao thông vận tải
B. Bảo hiểm
C. Các hoạt động đoàn thể
D. Tài chính
Câu 24. Môi trường thiên nhiên bao quanh Trái Đất và có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là
A. Môi trường nhân văn
B. Môi trường
C. Môi trường tự nhiên
D. Môi trường địa lí
Câu 25. Dựa theo khả năng có thể bị hao kiệt, tài nguyên thiên nhiên được chia thành các nhóm là
A. Tài nguyên vô tận, tài nguyên không thể phục hồi, tài nguyên có giá trị đặc biệt
B. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có giá trị đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên
C. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên có giá trị đặc biệt
Câu 26. Các mối quan hệ trong sản xuất, giao tiếp, phân phối là biểu hiện của
A. Môi trường nhân tạo.
B. Môi trường xã hội.
C. Môi trường địa lý.
D. Môi trường sống.
Câu 27. Các thành phần của tự nhiên mà với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được sử dụng để tạo ra những sản phẩm cho xã hội được gọi là
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Các nhân tố tự nhiên.
D. Thành phần tự nhiên.
Câu 28. Tại sao hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên?
A. Băng tan.
B. Mưa acid.
C. Hiệu ứng nhà kính.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 29. Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do
A. Sự hình thành phải mất hàng triệu năm
B. Chỉ có một số nơi mới có khoáng sản
C. Khoáng sản có rất ít trên Trái Đất
D. Đây là nguồn tài nguyên rất ít, hiếm có
Câu 30. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng
A. Mở rộng
B. Ổn định không thay đổi
C. Thu hẹp
D. Ngày càng cạn kiệt
Câu 31. Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do
A. Rất nhiều con người không thể sử dụng hết
B. Ở đâu cũng có và con người có thể tạo ra
C. Có thể tái tạo, tái sử dụng được
D. Thuộc về tự nhiên nên tự nhiên sẽ sản sinh ra
Câu 32. Vì sao môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người?
A. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người.
B. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.
C. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.
D. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,25 điểm). Em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?
Câu 2 (0,75 điểm). Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ô tô?
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm tương ứng với 0,25 điểm)
1.C |
2.B |
3.D |
4.A |
5.D |
6.C |
7.B |
8.B |
9.B |
10.A |
11.C |
12.C |
13.D |
14.B |
15.B |
16.C |
17.B |
18.D |
19.A |
20.A |
21.D |
22.C |
23.C |
24.D |
25.C |
26.B |
27.B |
28.C |
29.A |
30.A |
31.A |
32.A |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ.
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Câu 2:
* Đường sắt:
- Ưu điểm: Vận chuyển được hoàng hóa nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ.
- Hạn chế: Chỉ hoạt động được trên những tuyến đường cố định đặt sẵn đường ray.
* Đường ô tô
- Ưu điểm:
+ Có sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự lí ngắn và trung bình.
+ Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
+ Ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện khác như: đường sắt, đường thủy, đường hàng không,…
- Hạn chế:
+ Phải chi dùng nhiều sắt thép và nhiên liệu xăng dầu.
+ Gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường (ô nhiễm không khí, tiếng ồn), ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.