Bộ 4 Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án

Tải xuống 18 3.2 K 8
Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) tổng hợp từ đề thi môn GDCD 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 GDCD lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:

MA TRẬN + ĐỀ + ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 9

 

MA TRẬN

Cấp độ

 

 

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

 

 

 

 

 

Nhận xét các biểu hiện của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

 

Xử lý tình huống

 

Số câu

 

 

 

 

 

½

 

½

1

Số điểm

 

 

 

 

 

2,0

 

1,0

3,0

 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

Biết được quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

 

Hiểu được quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

 

 

 

 

 

 

Số câu

3

 

4

 

 

 

 

 

7

Số điểm

0,75

 

1,0

 

 

 

 

 

1,75

3. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

Biết được nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

 

Hiểu được nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

 

 

 

 

 

 

Số câu

3

 

3

 

 

 

 

 

6

Số điểm

0,75

 

0,75

 

 

 

 

 

1,5

4. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Biết sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

 

Hiểu sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

 

Vận dụng vào cuộc sống

 

 

 

Số câu

2

 

5

1/2

 

1/2

 

 

8

Số điểm

0,5

 

1,0

1,0

 

1,0

 

 

3,75

Tổng số câu

8

 

12

1/2

 

1

 

1/2

22

Tổng số điểm

2,0

 

3,0

1,0

 

3,0

 

1,0

10

Tỉ lệ

20%

40%

30%

10%

100%

 

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Người mắc bệnh tâm thần, cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.

B. Người lái xe uống rượu say, gây tai nạn chết người.

C. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

D. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.

Câu 2. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải?

A. ghi vào hồ sơ lí lịch cá nhân.              

B. có trách nhiệm bồi thường.

C. chịu trách nhiệm pháp lí.                    

D. bị quản chế hành chính.

Câu 3. Anh A mở cửa hàng bán thuốc khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh. Anh A vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự                            

B. Hành chính                          

C. Dân sự                        

D. Kỉ luật

Câu 4. Anh N cướp giật túi xách của người đi đường là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự                            

B. Hành chính                          

C. Dân sự                        

D. Kỉ luật

Câu 5. Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là vi phạm pháp luật?

A. Hình sự                             

B. Hành chính                          

C. Dân sự                        

D. Kỉ luật

Câu 6. Ông B cán bộ hưu trí xây nhà cao tầng không xin giấy phép xây dựng và đem đổ phế thải ra ngõ đi chung là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hình sự                             

B. Hành chính                          

C. Dân sự                        

D. Kỉ luật

Câu 7. Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là?

A. Trách nhiệm pháp lí                    

B. Vi phạm pháp luật.

C. Trách nhiệm gia đình                    

D. Vi phạm đạo đức.

Câu 8. Hiến pháp nước ta quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh là nhiệm vụ đối tượng nào dưới đây?

A. Quân đội và công an.                    

B. Toàn dân.                  

C. Quân đội.                                                

D. Các lực lượng vũ trang.

Câu 9. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là?

A. từ đủ 17 đến hết 24 tuổi.                         

B. Từ đủ 19 đến hết 26 tuổi.    

C. từ đủ 18 đến hết 29 tuổi.                         

D. từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.

Câu 10. Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ  Tổ quốc?

A. Trốn tập quân sự trong trường học.                   

B. Không tham gia hoạt động Đoàn – Đội.

C.  Tham gia đội An ninh xung kích của trường.   

D.  Rủ bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

Câu 11. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của?

A. chỉ những công dân nữ.

B. những công dân nam.

C. công dân nước ngoài sống tại Việt Nam.

D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 12. Mọi hành vi chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều?

A. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. không vi phạm pháp luật.

C. là việc được làm.

D. nhận được sự ủng hộ của mọi người.

Câu 13. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, thể hiện lời răn dạy về?

A. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của toàn dân

B. Giữ gìn truyền thống nhân ái của dân tộc

C. Tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác

D. Học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?

A. Nói dối bố mẹ.

B. Không nhường nhịn các em nhỏ.

C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.

D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.

Câu 15. Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Câu 16. Trong những ý kiên dưới đây, ý kiến nào đúng?

A. Chỉ cần tuân theo pháp luật, không nhất thiết phải tuân theo chuẩn mực đạo đức.

B. Người có đạo đức sẽ biết tự giác thực hiện những quy định của pháp luật.

C. Những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, không còn phù hợp với xã hội hiện nay.

D. Tuân theo pháp luật là đã thực hiện đầy đủ những chuẩn mực đạo đức.

Câu 17. Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Tham nhũng

B. Trốn nghĩa vụ quân sự.

C. Đi xe máy vượt đèn đỏ

D. Người tâm thần gây án.

Câu 18. Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống không có văn hóa.

Câu 19. Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.

B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.

D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 20. Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?

A. Nói tục, chửi bậy

B. Vứt rác đúng nơi quy định

C. Nhường nhịn các em nhỏ

D. Lễ phép với ông bà, cha mẹ

 

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Nó có mối quan hệ với nhau như thế nào? Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của học sinh?

 

Câu 2. (3 điểm)

Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách.

a. Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ?

b. Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ?

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

 

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

A

C

B

A

B

D

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

A

D

A

B

D

A

C

A

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

* Sống có đạo đức là :

- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.

- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người

- Giải quyết hợp lý giữa quyền và nghĩa vụ.

- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống.

- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.

* Tuân theo pháp luật là:

- Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật

- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

* Mối quan hệ  giữa sống có đạo đức với thực hiện pháp luật.

Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau. Đạo đức là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người, trong đó có pháp luật. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện pháp luật.

* Ý nghĩa .

- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích, được mọi người yêu quý, kính trọng.

* Trách nhiệm của công dân.

- Học tập, lao động tốt.

- Rèn luyện đạo đức, tư cách.

- Quan hệ tốt với bạn bè gia đình và xã hội.

- Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.

- Không sa vào tệ nạn xã hội.

- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ.

 

2 điểm

 

2

 

a. Hành vi của ông H là hành vi nhận hối lộ.

b. Ông H đã vi phạm pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

3 điểm

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

 

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 2. Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật?

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 3. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm?

A. quan hệ sở hữu tài sản.

B. quyền sở hữu công nghiệp.

C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 4. Hành vi trải pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm?

A. vi phạm kỉ luật

B. vi phạm pháp luật.

C. vi phạm nội quy

D. vi phạm điều lệ.

Câu 5. Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A. Quốc hội

B. Chính phủ 

C. Viện Kiểm sát

D. Toà án.

Câu 6. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là?

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 7. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 8. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và?

A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

C. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.    

D. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.             

B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

C. Tham gia biểu tình trái phép, khủng bố.     

D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh.

Câu 10. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là câu nói của ai?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.                            

B. Đại thi hào Nguyễn Du.                

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.                    

D. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Câu 11. Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện vào thời điểm nào dưới đây?

A. Cả trong thời bình và thời chiến.             

B. Chỉ khi Tổ quốc bị xâm lăng.

C. Chỉ khi nổ ra chiến tranh.                       

D. Khi xảy ra tranh chấp với nước ngoài.

Câu 12. Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.

B. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.

C. Tự ý quay phim, chụp ảnh ở các khu vực quân sự.

D. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 13. Tham gia tập quân sự ở trường học là?

A. Hoạt động nhân đạo của nhà trường.                          

B. Hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên.

C. Trách nhiệm học sinh thực hiện nghĩa vụ quân sự.      

D. Hoạt động rèn luyện kĩ năng sống.

Câu 14. Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có văn hóa.     

B. Sống có kỉ luật.    

C. Sống có trách nhiệm.   

D. Sống có đạo đức.

Câu 15. Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.        

B. Pháp luật.        

C. Sống có đạo đức.        

D. Đạo đức.

Câu 16. Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng xa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.  

B. Sống có kỉ luật.   

C. Sống có trách nhiệm.        

D. Sống có văn hóa.

Câu 17. Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Câu 18. Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 19. Người tuân theo pháp luật là người?

A. hiểu thảo với ông bà, cha mẹ.

B. tham gia các hoạt động từ thiện.

C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

D. nhặt được của rơi trả lại người mất.

Câu 20. Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội.

B. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất.

C. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước.

D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mô côi, không nơi nương tựa.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Có ý kiến cho rằng: người sống có đạo đức sẽ tuân theo pháp luật. Ý kiến của em như thế nào ?

 

Câu 2. (3 điểm)

Vũ (15 tuổi), lấy xe gắn máy của bố đi trên đường phố, bị chú cảnh sát giao thông giữ lại để xử lí. Theo em, Vũ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm pháp luật gì ? Cụ thể là vi phạm quy định nào của Luật Giao thông đường bộ ?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

 

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

D

C

A

A

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

C

D

A

A

A

A

C

C

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

 

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

Đồng ý với ý kiến. Đạo đức là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.  Nên người có đạo đức sẽ tự nguyện tuân theo pháp luật.

 

2 điểm

 

2

 

- Vũ có vi phạm pháp luật

- Vũ đã vi phạm pháp luật hành chính.

- Cụ thể là vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tuổi của người điều khiển xe gắn máy. Theo quy định của Luật này thì người điều khiển xe gắn máy phải đủ 16 tuổi trở lên (Vũ mới 15 tuổi).

 

3 điểm

 

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Toà án nhân dân tối cao

D. Chính phủ.

Câu 2 Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.

B. Đủ 20 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên.

D. Đủ 23 tuổi trở lên.

Câu 3. Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng?

A. 1 con đường duy nhất.  

B. 2 con đường.

C. 3 con đường.  

D. 4 con đường.

Câu 4. Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư …. là?

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 5. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc?

A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.

B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.

D. phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai.

Câu 6. Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 7. Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

A. bầu cử đại biều Quốc hội.

B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng câu ý dân.

D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Câu 8. Em hãy lựa chọn phương án bên dưới điền vào chỗ trống: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là…..., là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”.

A. sự nghiệp của toàn dân                          

B. yêu cầu đối với mọi người

C. sự nghiệp của Đảng  và Nhà nước.                     

D. trách niệm của mọi người

Câu 9. Khi có lệnh gọi nhập ngũ của anh Tuấn, ông Minh là bố của anh Tuấn cần làm gì để thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?

A. Động viên con nhập ngũ, chấp hành lịch tập trung huấn luyện.

B.  Buồn sầu, cản trở con nhập ngũ.

C. Tìm cách lo giấy tờ chứng nhận con bị bệnh.

D. Xin cho con vào học ở trường trung cấp phòng khi con không đỗ Đại học.

Câu 10. Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc?

A. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

B.  Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.

D. Vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 11. Hành vi nào sau đây vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.

B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương.

C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.

D. Tham gia lao động sản xuất tại địa phương.

Câu 12. Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền.

B. Cảnh cáo.

C. Kỉ luật.

D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 13. Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài.

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.

C. Coi như không biết gì.

D. Tham gia các nhóm phản động đó.

Câu 14. Đối với cá nhân đạo đức góp phần?

A. tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc            

B. ổn định gia đình

C. hoàn thiện nhân cách con người              

D. phát triển vững chắc gia đình

Câu 15. Đạo đức và pháp luật có sự giống nhau nào sau đây?

A. Thể hiện ý chí của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

B. Là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử cho mọi người phải thực hiện.

C. Đều do nhà nước ban hành.

D. Đều do kinh nghiệm mà có.

Câu 16. Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống?

A. có đạo đức.                

B. tuân theo pháp luật.             

C. Kỉ luật .           

D. Không lễ phép.

Câu 17. Ngày Pháp luật nước Việt Nam là?

A. 11/9                           B. 2/9

C. 9/11                           D. 9/2.

Câu 18. Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây?

A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình.

B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người.

C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức.

D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai.

Câu 19. Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp?

A. giáo dục, thuyết phục, răn đe

B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe.

C. giáo dục, nhắc nhở, lên án

D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ.

Câu 20. Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc?

A. Cổ gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình.

B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn.

C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ.

D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a. Theo em sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mang lại ý nghĩa gì ?

b. Đối với thanh niên, học sinh chúng ta cần phải làm gì để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?

 

Câu 2. (3 điểm)

      Tùng là một học sinh lớp 9 (14 tuổi). Tùng nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Tùng bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Tùng lại.

a. Theo em, Tùng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

b. Tùng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

 

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

B

C

B

A

D

A

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

B

C

B

A

C

B

D

D

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

 

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích, được mọi người yêu quý, kính trọng

b. Trách nhiệm của công dân.

- Học tập, lao động tốt.

- Rèn luyện đạo đức, tư cách.

- Quan hệ tốt với bạn bè gia đình và xã hội.

- Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.

- Không sa vào tệ nạn xã hội.

- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ.

VD: Lễ phép, vâng lời cha mẹ, ông bà, luôn giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.

- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật: tham gia đúng luật giao thông, không trộm cắp...

 

2 điểm

 

 

2

 

a. Tùng có vi phạm pháp luật vì Tùng đã có hành vi trái với quy định của pháp luật, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý (mặc dù vô ý)                                                          

b. Tùng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Tùng không cố ý (người từ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)      

 

3 điểm

 

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

 

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 9 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Nhà nước ta xác định quyền nào là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.                        

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Câu 2. Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 3. Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.

C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.

D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội.

Câu 4. Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt?

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 5. Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.

C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.

D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.

Câu 6. Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 7. Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.

C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.

D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 8. Công dân nam giới trong độ tuổi nào thì phải nhập ngũ?

A. Từ đủ 16 tuổi đến hết 30 tuổi.           

B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 50 tuổi.     

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.          

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi.

Câu 9. Biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược là?

A. quốc phòng toàn dân.

B. chiến tranh nhân dân.

C. tổng động viên.

D. chiến tranh toàn diện.

Câu 10. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và?

A. an ninh xã hội.                                         

B. bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

C. trật tự an ninh xã hộị.                      

D. bảo vệ xã hội.

Câu 11. Anh Minh có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ anh đã nhờ người xin cho anh ở lại nhưng anh Minh đã động viên bố mẹ yên tâm để anh thực hiện nghĩa vự quân sự. Em học tập ở anh Minh điều nào dưới đây thông qua việc làm này?

A. Rèn luyện thân thể.                                

B. Ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự.

C. Ý thức bảo vệ trật tự an ninh xã hội.                 

D. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Câu 12. Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của học sinh hiện nay?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.

B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.

C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.

D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 13. Chọn đáp án bên dưới điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là ……..….., bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?

A. xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự

B. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

C. bảo vệ trật tự an ninh xã hội, thực hiện chính sách hậu phương quân đội

D. bảo vệ biên giới quốc gia, biên giới lãnh hải

Câu 14. Người sống có đạo đức là người tự nguyện tuân theo những qui định?

A. có tính ràng buộc.                                   B. của bản thân.   

C. của pháp luật.                                          D. rất hà khắc.

Câu 15. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của?

A. cộng đồng.                                              B. pháp luật.                  

C. cơ quan công an.                                      D. xã hội.

Câu 16. Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?

A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.

B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện  phẩm chất này.

C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ.

D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm.

Câu 17. Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người?

A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau.              

B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc.

C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình                         

D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Câu 18. Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều. Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình. Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?

A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ.                       

B. Người sống thiếu tình cảm gia đình.

C. Biết làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con.     

D. Con người có cá tính, thích độc lập.

Câu 19. Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật?

A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội.

B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội.

C. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.

D. Chỉ cần đạo đức tốt là quản lý được xã hội.

Câu 20. Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức?

A. Nói tục chửi thề.                                               

B. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

C. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt.           

D. Lễ phép kính trọng thầy cô.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Lâm là một học sinh lớp 9 lười học và vô kỉ luật. Ở lớp, Lâm hay nói chuyện riêng, làm mất trật tự trong giờ học. Khi thầy cô giáo nhắc nhở, Lâm hay cãi lại và có những lời lẽ, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo. Các bạn góp ý thì Lâm phản ứng lại và cho rằng các bạn thành kiến với mình. Lâm ngày càng xa rời tập thể lớp. Trong một lần trốn tiết đi chơi lang thang, Lâm gặp 3 người thanh niên, 3 người này làm quen với Lâm, rủ Lâm đi chơi xa với họ. Đang không muốn học, Lâm liền nhận lời đi theo họ. Thực chất 3 thanh niên này là một nhóm trộm cắp, họ rủ rê Lâm tham gia các “phi vụ” cùng họ. Thế là từ một học sinh, Lâm trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp.

a. Vì sao Lâm đang là một học sinh lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp?

b. Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không? Vì sao?

 

Câu 2. (3 điểm)

Thanh (14 tuổi – Học sinh lớp 9) Đã mượn xe máy của bố để đi chơi. Qua ngã ba gặp đèn đỏ, Thanh không dừng lại, phóng qua và đâm vào bác Lâm – người đi đúng phần đường của mình, làm bác Lâm bị ngã và bị thương nặng.

      a. Nhận xét hành vi của Thanh?

      b. Nêu các vi phạm mà Thanh đã mắc và trách nhiệm của Thanh trong sự việc này?

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

 

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

A

B

B

A

D

C

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

C

B

A

D

A

C

A

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Lâm sống xa rời tập thể, không chịu nghe lời thầy cô, bố mẹ và các bạn. Chính vì vậy mà Lâm đã trở thành đồng bọn của trộm cắp.

b. Hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật. Bởi vì, đó là minh chứng của việc vô lễ, vô phép, thiếu lịch sự, không tôn sư trọng đạo và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

 

2 điểm

 

2

 

a. Nhận xét hành vi của Thanh

+ Chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy.

+ Không có giấy phép lái xe.

+ Vượt đèn đỏ.

+ Gây tai nạn.

b. Thanh vi phạm luật giao thông. Phải chịu trách nhiệm hành chính, ngoài ra Thanh còn phải xin lỗi bác Lâm và bồi thường sức khỏe cho bác.

 

3 điểm

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

 

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống