Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 25: Hệ thống bôi trơn môn Công nghệ lớp 11 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn:
Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn
1. Nhiệm vụ
Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.
2. Phân loại
Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:
- Bôi trơn bằng vung té.
- Bôi trơn cưỡng bức.
- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
1. Cấu tạo
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các bộ phận chính: cacte chứa dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu và các đường dẫn dầu. Ngoài ra trong hệ thống còn có: van an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo áp suất dầu,…
2. Nguyên lý làm việc
Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte.
Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.
Các trường hợp khác:
- Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm
- Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: van 6 đóng lại, dầu đi qau két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu 9.
Câu 1: Khi dầu qua két làm mát dầu thì:
A. Van khống chế lượng dầu qua két mở
B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng
C. Van an toàn bơm dầu mở
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án: B
Câu 2: Đâu là bề mặt ma sát?
A. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với xilanh
B. Bề mặt tiếp xúc của chốt khuỷu với bạc lót
C. Bề mặt tiếp xúc của chốt pit-tông với lỗ chốt pit-tông
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Đáp án: D
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte
B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ.
C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte
D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài
Đáp án: A
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trường hợp áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn bơm dầu mở.
B. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm
C. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm, một phần chảy về cacte
D. Dầu được bơm hút từ cacte lên
Đáp án: C
Vì một phần dầu chảy ngược về trước bơm, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn.
Câu 5: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?
A. Bơm dầu
B. Lưới lọc dầu
C. Van hằng nhiệt
D. Đồng hồ báo áp suất dầu
Đáp án: C
Vì van hằng nhiệt ở hệ thống làm mát.
Câu 6: Tác dụng của dầu bôi trơn:
A. Bôi trơn các bề mặt ma sát
B. Làm mát
C. Bao kín và chống gỉ
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 7: Có mấy phương pháp bôi trơn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Đó là bôi trơn cưỡng bức, bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu, bôi trơn vung té.
Câu 8: Có những phương pháp bôi trơn nào?
A. Bôi trơn bằng vung té
B. Bôi trơn cưỡng bức
C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 9: Hệ thống bôi trơn có bộ phận nào sau đây?
A. Cacte dầu
B. Két làm mát
C. Quạt gió
D. Bơm
Đáp án: A
Câu 10: Van an toàn bơm dầu mở khi:
A. Động cơ làm việc bình thường
B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép
C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
D. Luôn mở
Đáp án: B
Vì để giảm áp suất dầu