Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền môn Công nghệ lớp 11 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:
Công nghệ 11 Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia làm 3 nhóm chi tiết chính. Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu. Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
1. Nhiệm vụ
Pit-tông có nhiệm vụ cùng với xilanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho thục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.
2. Cấu tạo
Pit-tông được chia làm ba phần chính: đỉnh, đầu và thân.
Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.
Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Đáy rãnh lắp xecmang dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu.
Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh và liên kết thanh truyền lực. Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền.
1. Nhiệm vụ
Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
2. Cấu tạo
Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.
- Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.
- Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.
- Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Riêng với đầu to thanh truyền loại cắt làm hai nửa chỉ dùng bạc lót 5 và bạc lót cắt làm hai nửa.
1. Nhiệm vụ
Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền tạo ra mô men quay để kéo máy công tác, ngoài ra trục khuỷu còn dẫn động cho tất cả các cơ cấu hệ thống để động cơ hoạt động.
2. Cấu tạo
Cấu tạo trục khuỷu gồm các chi tiết sau:
- Cổ khuỷu 3 là trục quay của trục khuỷu.
- Chốt khuỷu 2 để lắp đầu to thanh truyền.
- Má khuỷu 4 nối chốt khuỷu và cổ khuỷu.
Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ, má khuỷu có hình dạng tuỳ thuộc từng loại động cơ. Trên má khuỷu thường cấu tạo thêm đối trọng 5. Đối trọng làm liền với má khuỷu hoặc làm riêng rồi hàn hoặc lắp với má khuỷu bằng gugiông.
Đuôi trục khuỷu 6 được cấu tạo lắp bánh đà, cơ cấu truyền tới lực máy công tác.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thanh truyền:
A. Thân thanh truyền có tiết diện hình chữ I.
B. Đầu to thanh truyền chia làm 2 nửa.
C. Đầu to thanh truyền chỉ dùng bạc lót.
D. Đầu to thanh truyền có thể dùng bạc lót hoặc ổ bi.
Đáp án: D
Vì thân thanh truyền có tiết diện ngang hình chữ I, đầu to thanh truyền có thể chia làm 2 nửa hoặc liền khối, đầu to thanh truyền chỉ dùng bạc lót khi cấu tạo chia làm 2 nửa.
Câu 2: Theo em, người ta bố trí trục khuỷu ở:
A. Thân máy
B. Thân xilanh
C. Cacte
D. Trong buồng cháy
Đáp án: C
Vì trục khuỷu được bố trí dưới cacte.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cổ khuỷu lắp với đầu to thanh truyền.
B. Chốt khuỷu lắp với đầu nhỏ thanh truyền
C. Chốt khuỷu lắp với đầu to thanh truyền
D. Cổ khuỷu lắp với thân thanh truyền
Đáp án: C
Vì cổ khuỷu là trục quay của trục khuỷu, đầu nhỏ thanh truyền lắp với pit-tông, thân thanh truyền nối đầu to với đầu nhỏ.
Câu 4: Chi tiết nào giúp trục khuỷu cân bằng:
A. Bánh đà
B. Đối trọng
C. Má khuỷu
D. Chốt khuỷu
Đáp án: B
Câu 5: Đầu pit-tông có rãnh để:
A. Lắp xec măng.
B. Chống bó kẹt, giảm mài mòn.
C. Tản nhiệt, giúp làm mát
D. Giúp thuận tiện cho việc di chuyển của pit-tông.
Đáp án: A
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Pit-tông cùng với thân xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.
B. Ở động cơ 2 kì, pit-tông làm thêm nhiệm vụ của van trượt để đóng, mở các cửa.
C. Pit-tông được chế tạo vừa khít với xilanh.
D. Pit-tông nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, thải khí.
Đáp án: C
Vì pit-tông không chế tạo vừa khít với xilanh, người ta sử dụng xecmăng để bao kín buồng cháy.
Câu 7: Xec măng được bố trí ở:
A. Đỉnh pit-tông.
B. Đầu pit-tông.
C. Thân pit-tông
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: B
Vì bố trí ở đầu pit-tông nhằm bao kín buồng cháy.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Xecmăng dầu bố trí phía trên, xec măng khí phía dưới.
B. Xecmăng khí ở trên, xec măng dầu ở dưới.
C. Đáy rãnh xecmăng khí có khoan lỗ
D. Đáy rãnh xecmăng khí và xec măng dầu có khoan lỗ
Đáp án: B
Vì xec măng dầu phía dưới để ngăn dầu bôi trơn sục vào buồng cháy, xec măng khí phía trên ngăn khí trên buồng cháy lọt xuống cacte.
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: .......cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc của động cơ.
A. Đỉnh pit-tông
B. Thân pit-tông
C. Đầu pit-tông
D. Chốt pit-tông
Đáp án: A
Vì đó chính là nhiệm vụ của đỉnh pit-tông.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Xecmăng dầu ngăn không cho dầu dưới cacte sục lên buồng cháy.
B. Xecmăng khí ngăn không cho khí cháy lọt xuống cate.
C. Nếu chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh thì không cần xec măng, nhằm giảm chi phí.
D. Không thể chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh để khỏi sử dụng xecmăng
Đáp án: C
Vì nếu chế tạo pit-tông vừa khít với xilanh khi quá trình cháy giãn nở xảy ra, pit-tông sẽ giãn nở gây bó kẹt, làm mài mòn pit-tông, việc thay thế tốn kém chi phí và khó tháo lắp.