Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản:
Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
I - HỆ THỐNG NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI.
1. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống.
Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành các đàn khác nhau theo giá trị của nó:
a) Đàn hạt nhân là đàn giống có phẩm chất cao nhất, được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di truyền lớn nhất. Số lượng vật nuôi trong đàn hạt nhân không nhiều.
b) Đàn nhân giống do đàn hạt nhân sinh ra để nhân giống đàn càng nhanh càng tốt. Đàn nhân giống có năng suất, mức độ nuôi dưỡng, chọn lọc và có tiến bộ di truyền thấp hơn đàn hạt nhân nhưng có số lượng vật nuôi nhiều hơn.
c) Đàn thương phẩm do đàn nhân giống sinh ra để sản xuất ra các con vật thương phẩm như: lợn để nuôi thịt, bò để nuôi thịt hoặc sữa,… Đàn thương phẩm có năng suất, mức độ nuôi dưỡng và chọn lọc thấp nhưng số lượng vật nuôi nhiều.
2. Đặc điểm hệ của hệ thống nhân giống hình tháp
Chỉ trong trường hợp cả ba đàn giống là thuần chủng thì năng suất của chúng mới xếp theo thứ tự trên. Nếu các đàn nhân giống và thương phẩm là con lai thì năng suất của đàn nhân giống cao hơn đàn hạt nhân và đàn thương phẩm cao hơn đàn nhân giống do ưu thế lai
Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không làm ngược lại.
II - QUY TRÌNH SẢN XUẤT CON GIỐNG
1. Quy trình sản xuất gia súc giống
2. Quy trình sản xuất cá giống
Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
Câu 1: Đặc điểm của đàn hạt nhân là (trường hợp cả 3 đàn đều thuần chủng):
A. Số lượng nhiều nhất.
B. Có tiến bộ di truyền cao hơn đàn nhân giống.
C. Số lượng nhiều hơn đàn thương phẩm.
D. Có năng suất thấp nhất.
Đáp án: B. Có tiến bộ di truyền cao hơn đàn nhân giống
Giải thích: Đặc điểm của đàn hạt nhân là: Có tiến bộ di truyền cao hơn đàn nhân giống. – SGK trang 77
Câu 2: Đặc điểm của đàn thương phẩm là (trường hợp cả 3 đàn đều thuần chủng):
A. Số lượng ít hơn đàn hạt nhân.
B. Có tiến bộ di truyền cao hơn đàn nhân giống.
C. Số lượng nhiều nhất.
D. Có năng suất cao nhất.
Đáp án: C. Số lượng nhiều nhất.
Giải thích: Đặc điểm của đàn thương phẩm là: Số lượng nhiều nhất. – SGK trang 77
Câu 3: Đặc điểm của đàn nhân giống là (trường hợp cả 3 đàn đều thuần chủng):
A. Số lượng ít hơn đàn hạt nhân.
B. Số lượng nhiều nhất.
C. Có năng suất cao hơn đàn thương phẩm.
D. Có năng suất cao nhất.
Đáp án: C. Có năng suất cao hơn đàn thương phẩm.
Giải thích: Đặc điểm của đàn nhân giống là: Có năng suất cao hơn đàn thương phẩm – SGK trang 77
Câu 4:Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp
A. Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai.
B. Năng suất của đàn nhân giống luôn cao hơn đàn hạt nhân.
C. Được phép đưa con giống từ đàn nhân giống sang đàn hạt nhân.
D. Không được phép đưa con giống từ đàn nhân giống sang đàn thương phẩm
Đáp án: A. Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai.
Giải thích: Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp: Năng suất của đàn nhân giống có thể cao hơn đàn hạt nhân khi có ưu thế lai – SGK trang 78
Câu 5:Tiến bộ di truyền là:
A. Sự tăng giá trị của các đặc tính tốt ở thế hệ con so với thế hệ bố mẹ chúng.
B. Sự tăng giá trị của các đặc tính tốt ở thế hệ con so với thế hệ ông bà chúng.
C. Sự tăng giá trị của tất cả các đặc tính ở thế hệ con so với thế hệ bố mẹ chúng.
D. Sự tăng giá trị của các đặc tính không tốt ở thế hệ con so với thế hệ bố mẹ chúng.
Đáp án: A. Sự tăng giá trị của các đặc tính tốt ở thế hệ con so với thế hệ bố mẹ chúng.
Giải thích: Tiến bộ di truyền là: Sự tăng giá trị của các đặc tính tốt ở thế hệ con so với thế hệ bố mẹ chúng – Thông tin bổ sung SGK trang 78
Câu 6:Bước thứ 3 trong quy trình sản xuất cá giống là :
A. Chọn lọc và nuôi dưỡng cá bố mẹ.
B. Chọn cá đẻ (tự nhiên và nhân tạo)
C. Chọn lọc và chuyển sang nuôi giai đoạn sau
D. Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống
Đáp án: D. Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống
Giải thích: Bước thứ 3 trong quy trình sản xuất cá giống là : Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống – SGK trang 78
Câu 7:Có bao nhiêu công đoạn trong quy trình sản xuất gia súc giống?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Đáp án: B. 4
Giải thích:Có 4 công đoạn trong quy trình sản xuất gia súc giống – SGK trang 78
Câu 8: Điều kiện chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ :
A. Đầy đủ dinh dưỡng
B. Cho vật nuôi vận động hợp lí
C. Sử dụng con bố(phối giống) và con mẹ(sinh đẻ) hợp lí
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án: D. Tất cả đáp án trên
Giải thích:Điều kiện chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ : Đầy đủ dinh dưỡng. Cho vật nuôi vận động hợp lí. Sử dụng con bố(phối giống) và con mẹ(sinh đẻ) hợp lí
Câu 9:Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành:
A. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm.
B. Đàn hạt nhân, đàn thuần chủng, đàn thương phẩm.
C. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thuần chủng
D. Tất cả đều sai
Đáp án: A. Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm.
Giải thích: Dựa vào giá trị của các đàn giống, phân chia các đàn vật nuôi trong hệ thống nhân giống vật nuôi thành: Đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn thương phẩm – SGK trang 77
Câu 10:Thời gian cai sữa của trâu, bò là:
A. 1 – 2 tháng tuổi
B. 3 – 4 tháng tuổi
C. 5 – 6 tháng tuổi
D. 9 – 10 tháng tuổi
Đáp án: B. 3 – 4 tháng tuổi
Giải thích: Thời gian cai sữa của trâu, bò là: 3 – 4 tháng tuổi