Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi môn Công nghệ lớp 10 có những nội dung sau:
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi:
Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
II – MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
Thức ăn cho vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, khoáng vật; cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi, phù hợp với đặc điểm sinh lí và cấu tạo của cơ quan tiêu hóa và hấp thụ để sống, để phát triển bình thường trong một thời gian dài.
Muốn sử dụng thức ăn hợp lí và khoa học, cần phải biết thức ăn phù hợp với loại vật nuôi nào, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gì cho vật nuôi. Để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta phân thức ăn thành từng nhóm.
2. Đặc điểm 1 số loại thức ăn của vật nuôi:
a) Thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm. Để sử dụng thức ăn tinh có hiệu quả, cần phải phối hợp và chế biến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Cần bảo quản cẩn thận vì dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt và chuột phá hoại.
b) Thức ăn xanh.
Chất lượng phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc và thời kì thu cắt.
Cỏ tươi. Cỏ tươi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ. Trong vật chất khô của cỏ tươi chứa nhiều vitamin E, caroten và các chất khoáng.
Rau bèo. Rau bèo chứa các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, giàu khoáng và vitamin C.
Thức ăn ủ xanh là thức ăn xanh được ủ yếm khí để dự trữ cho trâu, bò ăn trong mùa đông. Cỏ ủ tốt không bị mất chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi rất thích ăn.
c) Thức ăn thô
Là loại thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông. Lợn và gia cầm cũng có thể cho ăn cỏ khô dưới dạng bột cỏ.
Rơm, rạ có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa, rơm, rạ cần được chế biến bằng phương pháp kiềm hoá hoặc ủ với u rê
d) Thức ăn hỗn hợp
Là thức ăn được chế biến, phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
II - SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHO VẬT NUÔI:
1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
Thức ăn hỗn hợp có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, nhờ vậy tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn. Đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Sử dụng thực ăn hỗn hợp tiết kiệm được nhân công, chi phí chế biến, bảo quản… hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm xuất khẩu.
2. Các loại thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn hỗn hợp đậm đặc là hỗn hợp thức ăn có tỉ lệ protein, khoáng,vitamin cao (ở mức độ đậm đặc). Khi sử dụng phải bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho phù hợp (thường là các thức ăn giàu năng lượng như ngô, cám gạo…).
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là thức ăn hỗn hợp đã được bảo đảm đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi. Khi dùng, thường không phải bổ sung các loại thức ăn khác.
3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp:
Sản xuất thành dạng bột hoặc viên
Sản xuất tại các nhà máy quy mô lớn, dây chuyền công nghệ bằng máy móc hiện đậi đảm bảo vệ sinh, chất lượng.
Câu 1:Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp gồm mấy bước?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án: A. 5.
Giải thích:Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp gồm 5 bước – Hình 29.4 SGK trang 86
Câu 2:Trong các loại thức ăn sau, thức ăn nào không phải là thức ăn thô?
A. Cỏ khô.
B. Bã mía.
C. Rau xanh.
D. Rơm rạ.
Đáp án: C. Rau xanh.
Giải thích:Trong các loại thức ăn sau, thức ăn không phải thức ăn thô là: Rau xanh – Hình 29.1 SGK trang 84
Câu 3: Có mấy loại thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: C. 2.
Giải thích: Có 2 loại thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi – Hình 29.1 SGK trang 84
Câu 4:Loại thức ăn nào mà chất lượng của nó phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc và thời kì thu cắt?
A. Thức ăn xanh.
B. Thức ăn thô.
C. Thức ăn tinh.
D. Thức ăn hỗn hợp.
Đáp án: A. Thức ăn xanh.
Giải thích:Loại thức ăn mà chất lượng của nó phụ thuộc vào giống cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ chăm sóc và thời kì thu cắt là: Thức ăn xanh – SGK trang 85
Câu 5: Loại thức ăn đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi là thức ăn gì?
A. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc.
B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
C. Thức ăn xanh.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: B. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Giải thích: Loại thức ăn đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi là: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh – SGK trang 86
Câu 6:Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì ?
A. Làm sạch nguyên liệu
B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
C. Cân đo theo tỉ lệ.
D. Sấy khô
Đáp án: B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
Giải thích: Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt – Hình 29.4 SGK trang 86
Câu 7: Một số loại thức ăn giàu protein là ...
A. các cây họ đậu
B. thức ăn ủ xanh.
C. các loại rau xanh, cỏ tươi
D. hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá…
Đáp án: D. hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá…
Giải thích:Thức ăn giàu protein : hạt đậu, đỗ, khô dầu, bột cá… - Hình 29.1 SGK trang 84
Câu 8: Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh:
A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.
B. Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm
C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ
D. Gồm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein
Đáp án: C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ
Giải thích:Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh: Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ - SGK trang 84,85
Câu 9:Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp là:
A. Thức ăn được chế biến sẵn.
B. Phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán.
C. Đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.
D. Cả 3 ý trên
Đáp án: D. Cả 3 ý trên
Giải thích:Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp là:
Thức ăn được chế biến sẵn.
Phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất – SGK trang 85
Câu 10:Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
A. Tăng hiệu quả sử dụng.
B. Tiết kiệm được nhân công.
C. Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Vai trò của thức ăn hỗn hợp:
Thức ăn hỗn hợp có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng.
Tăng hiệu quả sử dụng.
Giảm chi phí thức ăn, chi phí chế biến, bảo quản,…
Đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Tiết kiệm được nhân công.
Hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi.
Đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm để xuất khẩu – SGK trang 85,86)