Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Tải xuống 6 2.8 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản môn Công nghệ lớp 7 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản:

Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

I. Ý nghĩa

    Đảm bảo cho vật nuôi thuỷ sản sinh trưởng và phát dục bình thường.

    Đảm bảo nguồn tôm, cá thực phẩm cho đời sống con người.

    Góp phần bảo vệ môi trường chung trên Trái Đất.

II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường

1. Các phương pháp xử lí nguồn nước

    a) Lắng (lọc): dùng hệ thống ao có thể tích 200 – 1000m3 chứa nước. Sau 2 – 3 ngày các chất tạp chất lắng đọng dưới đáy ao. Nước sạch ở phần trên được sử dụng nuôi tôm, cá.

    b) Dùng hoá chất: dễ kiếm, rẻ tiền như khí clo nồng độ 0,1 – 0,2 mg/l, vôi clorua CaOCl2 nồng độ 2%.

    c) Nếu đang khi nuôi tôm, cá môi trường bị ô nhiễm thì:

    - Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.

    - Tháo bớt nước cũ, cho thêm nước sạch.

    - Đánh bắt hết tôm, cá xử lí nguồn nước.

2. Quản lí

    Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng, bãi để, nơi sinh sống động vật đáy.

    Quy định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.

III. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

    Nguồn lợi thuỷ sản có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế đã được Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.

    Là mặt hàng xuất khẩu giá trị, cung cấp thực phẩm xã hội.

1. Hiện trạng nguồn thuỷ sản trong nước

    Các loài thuỷ sản kinh tế quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lãng, cá chiền, cá hô, cá tra đầu.

    Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng.

    Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất một số loài cá nước ngọt những năm gần đây giảm so với trước.

2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản

    Khai thác cường độ cao mang tính huỷ diệt.

    Đắp đập, ngăn sông làm thay đổi chất lượng nước, giảm thành phần giống loài, …

    Phá hoại rừng đầu nguồn làm lũ lụt, xói mòn, xạt lở.

    Ô nhiễm môi trường nước.

3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

    Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.

    Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản.

    Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.

    Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.

B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.

D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Đáp án: A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.

Giải thích : Biện pháp không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sinh vật và cho con người là: Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm – SGK trang 152, 153

Câu 2: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.

B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.

Giải thích : Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý:

- Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.

- Tháo nước cũ, bơm nước sạch – SGK trang 152

Câu 3: Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.

B. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa.

C. Phá hoại rừng đầu nguồn.

D. Ô nhiễm môi trường nước.

Đáp án: A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt.

Giải thích : Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản – Sơ đồ 17 SGK trang 153

Câu 4: Có mấy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B. 4

Giải thích : Có 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản gồm:

- Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt

- Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa

- Phá hoại rừng đầu nguồn

- Ô nhiễm môi trường nước – Sơ đồ 17 SGK trang 153

Câu 5: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là:

A. 0,05 – 0,1 mg/l.

B. 0,1mg/l.

C. 0,2 – 0,3 mg/l.

D. 0,3 – 0,4 mg/l.

Đáp án: B. 0,1mg/l.

Giải thích : Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là: 0,1 mg/l – SGK trang 153

Câu 6: Môi trường nước bị ô nhiễm là do:

A. Nước thải sinh hoạt.

B. Nước thải công, nông nghiệp.

C. Rác thải sinh hoạt.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D. Tất cả đều đúng.

Giải thích : Môi trường nước bị ô nhiễm là do:

- Nước thải sinh hoạt.

- Nước thải công, nông nghiệp.

- Rác thải sinh hoạt – SGK trang 152

Câu 7: Có mấy phương pháp xử lí nguồn nước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B. 3

Giải thích : Có 3 phương pháp xử lí nguồn nước gồm:

- Lắng (lọc)

- Dùng hóa chất để diệt khuẩn

- Tăng sục khí, thay nước sạch, xử lý nguồn nước – SGK trang 152

Câu 8: Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng?

A. 12 – 24 giờ.

B. 1 – 2 ngày.

C. 2 – 3 ngày.

D. 3 – 5 ngày.

Đáp án: C. 2 – 3 ngày.

Giải thích : Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian 2 – 3 ngày để các tạp chất lắng đọng – SGK trang 152

Câu 9: Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là:

A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l.

B. CaOCl_2 2%

C. Formon 3%

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B. CaOCl_2 2%

Giải thích : Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là: CaOCl_2 2% – SGK trang 152

Câu 10: Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là:

A. 0,05 – 0,1 mg/l.

B. 0,1 – 0,2 mg/l.

C. 0,2 – 0,3 mg/l.

D. 0,3 – 0,4 mg/l.

Đáp án: B. 0,1 – 0,2 mg/l.

Giải thích : Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là: 0,1 – 0,2 mg/l – SGK trang 153

 

Xem thêm
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 1)
Trang 1
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 2)
Trang 2
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 3)
Trang 3
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 4)
Trang 4
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 5)
Trang 5
Công nghệ 7 Bài 56 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống