Với giải hoạt động 3 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán lớp 6 Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Hoạt động 3 trang 86 Toán lớp 6 Tập 1:
a) Tìm số thích hợp ở (?) trong bảng sau:
n |
1 |
2 |
3 |
4 |
6 |
9 |
12 |
18 |
36 |
(– 36) : n |
– 36 |
– 18 |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
b) Số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên nào?
Lời giải:
a) Ta có: (– 36) : 3 = – (36 : 3) = – 12
(– 36) : 4 = – (36 : 4) = – 9
(– 36) : 6 = – (36 : 6) = – 6
(– 36) : 9 = – (36 : 9) = – 4
(– 36) : 12 = – (36 : 12) = – 3
(– 36) : 18 = – (36 : 18) = – 2
(– 36) : 36 = – (36 : 36) = – 1
Khi đó, ta điền được các số vào bảng như sau:
n |
1 |
2 |
3 |
4 |
6 |
9 |
12 |
18 |
36 |
(– 36) : n |
– 36 |
– 18 |
– 12 |
– 9 |
– 6 |
– 4 |
– 3 |
– 2 |
– 1 |
b) Theo câu a ta thấy số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên là 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36; – 1; – 2; – 3; – 4; – 6; – 9; – 12; – 18; – 36.
Lý thuyết Quan hệ chia hết
Cho hai số nguyên a, b với . Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì ta nói:
• a chia hết cho b;
• a là bội của b;
• b là ước của a.
Ví dụ: Ta có: – 48 = 6 . (– 8) nên – 48 chia hết cho 6 hay – 48 là bội của 6 và 6 là ước của – 48.
Chú ý:
+ Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b.
+ Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a.
Ví dụ: 6 chia hết cho 2 nên 6 là bội của 2, do đó – 6 cũng là bội của 2
– 25 chia hết cho 5 nên 5 là ước của – 25, do đó – 5 cũng là ước của – 25.
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 84 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) 36 : (– 9); b) (– 48) : 6...
Luyện tập 2 trang 85 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 12) : (– 6); b) (– 64) : (– 8)...
Bài 1 trang 87 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 45) : 5; b) 56 : (– 7); c) 75 : 25; ...
Bài 2 trang 87 Toán lớp 6 Tập 1: So sánh: a) 36 : (– 6) và 0; b) (– 15) : (– 3) và (– 63) : 7...