Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Biểu đồ cột - Biểu đồ cột kép chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 6 Bài 4: Biểu đồ cột - Biểu đồ cột kép
Video giải Toán 6 Bài 4: Biểu đồ cột - Biểu đồ cột kép - Chân trời sáng tạo
A. Các câu hỏi trong bài
Giải Toán 6 trang 109 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Bảng thống kê tương ứng với biểu đồ ở Hình 1.
Năm |
1979 |
1989 |
1999 |
2009 |
2019 |
Dân số |
53 |
67 |
79 |
87 |
93 |
Giải Toán 6 trang 110 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Theo em không nên dùng biểu đồ tranh để biểu diễn số liệu ở Hình 1. Vì các lý do sau:
- Số liệu có đơn vị quá lớn.
- Các số liệu có đuôi là các số lẻ không đều nhau, nên dùng biểu tượng để biểu diễn sẽ nhiều, tốn thời gian và khó thực hiện.
Lời giải:
Chiều cao của biểu đồ cột thể hiện: số lượng mỗi loại vật nuôi được yêu thích của học sinh tổ 3.
Giải Toán 6 trang 111 Tập 1 Chân trời sáng tạo
a) Học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung xếp loại học lực nào là đông nhất?
b) Trường THCS Quang Trung có bao nhiêu học sinh khối 6 có học lực trên trung bình.
Lời giải:
a) Học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung xếp loại học lực khá là đông nhất vì chiều cao của cột biểu diễn loại học sinh này là cao nhất.
b) Quan sát biểu đồ, ta thấy:
Số lượng học sinh giỏi là 38 bạn
Số lượng học sinh khá là 140 bạn
Do đó, trường THCS Quang Trung có số học sinh khối 6 có học lực trên trung bình là: 38 + 140 = 178 (bạn).
Giải Toán 6 trang 112 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Cột học sinh giỏi có chiều cao là 50.
Ta có biểu đồ cột Hình 4 thay đổi như sau:
Giải Toán 6 trang 113 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:
Lời giải:
Có nhiều tình huống trong thực tế có thể dùng biểu đồ cột, chẳng hạn:
Tình huống thực tế: Chiều cao (đơn vị cm) của các bạn trong tổ 2.
Dữ liệu thống kê được:
Các bạn trong tổ |
Dũng |
Thắm |
Trọng |
Huế |
Linh |
Khôi |
Cương |
Chiều cao |
148 |
127 |
155 |
112 |
115 |
120 |
124 |
Biểu đồ cột tương ứng:
Lời giải:
- Biểu đồ hình 6 được ghép bởi biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A1 và biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A2.
- Lợi ích của việc ghép biểu đồ:
Để ta so sánh số cây trồng được của lớp 6A1 và số cây trồng được của lớp 6A2 một cách trực quan và dễ dàng hơn.
Giải Toán 6 trang 114 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khám phá 5 trang 114 Toán lớp 6 Tập 1:
Hãy đọc số con cá của tổ 3 và tổ 4 nuôi trong biểu đồ ở Hình 7.
Lời giải:
Trong biểu đồ ở Hình 7, số cá tổ 3 nuôi là 12 con (cột cá màu xanh); số cá tổ 4 nuôi là 15 con (cột cá màu cam).
Thực hành 2 trang 114 Toán lớp 6 Tập 1: Đọc biểu đồ cột kép sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a) Biểu đồ cột kép trên cho ta những thông tin gì?
b) Trong các lớp trên, lớp nào có sĩ số tăng, lớp nào có sĩ số giảm, lớp nào có sĩ số không đổi?
c) Lớp nào có số lượng học sinh thay đổi nhiều nhất.
Lời giải:
a) Biểu đồ cột kép trên cho ta những thông tin: sĩ số của các lớp 6A1, 6A2, 6A3, 6A4 lúc đầu năm và cuối năm học.
b) Trong các lớp trên:
- Lớp có sĩ số tăng là: 6A2.
- Lớp có sĩ số giảm là: 6A1, 6A3.
- Lớp có sĩ số không đổi là: 6A4.
c) Sĩ số của các lớp được thay đổi giữa đầu năm và cuối năm như sau:
Lớp 6A1: Giảm 5 học sinh.
Lớp 6A2: Tăng 3 học sinh.
Lớp 6A3: Giảm 4 học sinh.
Lớp 6A4: Số lượng học sinh không đổi.
Vậy lớp có số lượng học sinh thay đổi nhiều nhất là 6A1.
Lời giải:
Sĩ số của lớp 6A3 cuối năm học là 40 học sinh, ta vẽ cột mà cam có chiều cao 40 như sau:
Giải Toán 6 trang 115 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Trên thực tế có nhiều tình huống sử dụng biểu đồ cột kép để thể hiện dữ liệu thống kê. Chẳng hạn:
Số lượng học sinh giỏi học kì 1 và học kì 2 của các tổ của lớp 6A1.
B. Bài tập
Giải Toán 6 trang 116 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
- Đọc thông tin:
Các loại trái cây được ưa thích là: chuối, mận, cam, ổi.
Trong đó, chuối có 16 bạn ưa thích, mận có 6 bạn ưa thích, cam có 10 bạn ưa thích, ổi có 8 bạn ưa thích.
- Bảng thống kê:
Loại trái cây ưa thích |
Chuối |
Mận |
Cam |
Ổi |
Số học sinh |
16 |
6 |
10 |
8 |
a) Hãy vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu ở bảng trên.
b) Số lượng học viên tăng theo từng năm là bao nhiêu?
c) So sánh số học viên năm 2020 và năm 2017.
Lời giải:
a) Biểu đồ cột biểu diễn số liệu ở bảng trên
b) Số học viên tăng theo từng năm là 10 học viên.
c) Số học viên năm 2017 là 30 bạn
Số học viên năm 2020 là 60 bạn
Số học viên năm 2020 so với năm 2017 tăng 60 – 30 = 30 học viên.
Hay ta thấy số học viên năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2017.
Lời giải:
Đọc điểm kiểm tra của Lan và Hùng:
Môn |
Lan |
Hùng |
Ngữ văn |
8 |
6 |
Toán |
6 |
9 |
Ngoại ngữ 1 |
10 |
10 |
Giáo dục công dân |
8 |
6 |
Lịch sử và địa lý |
9 |
8 |
Khoa học tự nhiên |
5 |
10 |
Nhận xét:
Lan học tốt hơn Hùng các môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và địa lý.
Hùng học tốt hơn Lan các môn Toán và Khoa học tự nhiên.
Môn Ngoại ngữ 1 hai bạn giỏi như nhau.
Giải Toán 6 trang 117 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Lời giải:
Từ bảng số liệu, ta vẽ được biểu đồ như sau:
Hãy kiểm tra xem các khẳng định dưới đây là đúng hay sai.
a) Vào năm 2015, tỉnh Thừa Thiên – Huế có hơn 100 trường THCS.
b) Vào năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều trường THCS hơn tỉnh Quảng Bình.
c) Vào năm 2015, số trường THCS của tỉnh Quảng Nam nhiều hơn hai lần số trường THCS của tỉnh Quảng Trị.
d) Số trường THCS của các tỉnh năm 2015 đều cao hơn năm 2005.
Lời giải:
a) Vào năm 2015, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 120 trường THCS nên a ĐÚNG.
b) Vào năm 2005, tỉnh Quảng Ngãi có 140 trường THCS, tỉnh Quảng Bình có hơn 140 trường THCS, do đó tỉnh Quảng Ngãi có ít trường THCS hơn tỉnh Quảng Bình nên b SAI.
c) Vào năm 2015, tỉnh Quảng Nam có nhiều hơn 180 trường THCS và ít hơn 200 trường THCS, tỉnh Quảng Trị có nhiều hơn 100 trường THCS và ít hơn 120 trường THCS. Suy ra số trường THCS tỉnh Quảng Nam nhiều hơn chưa đến hai lần số trường THCS tỉnh Quảng Trị nên c SAI.
d) Quan sát biểu đồ, ta thấy số trường THCS của các tỉnh năm 2015 đều cao hơn năm 2005 nên d ĐÚNG.
Lời giải:
Có nhiều tình huống có thể sử dụng biểu đồ cột kép, chẳng hạn:
Tổng kết số lượng điểm 10 trong học kì 1 và học kì 2 của từng tổ trong lớp 6A.
Lý thuyết Biểu đồ cột - Biểu đồ cột kép
1. Ôn tập biểu đồ cột
• Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có các khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
Ví dụ:
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
2. Đọc biểu đồ cột
• Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo trục số liệu khi đọc số liệu).
Ví dụ:
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
Số học sinh khối 6 đạt loại khá của trường THCS Quang Trung là 140 học sinh.
3. Vẽ biểu đồ cột
• Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
- Trục dọc chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật.
- Cách đều nhau
- Có cùng chiều rộng
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
4. Biểu đồ cột kép
• Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
Ví dụ:
Biểu đồ cột kép thể hiện điểm thi ba môn Toán; Văn; Anh của hai bạn Bình và An.
Biểu đồ giúp chúng ta dễ dàng so sánh điểm từng môn học của hai bạn.
5. Đọc biểu đồ cột kép
• Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu).
• Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một các trực quan từng cặp số liệu cả hai bộ giữ liệu cùng loại.
6. Vẽ biểu đồ cột kép
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
- Trục dọc chọn khoản chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau.
- Có cùng chiều rộng.
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Tô màu hoặc ghi gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép.
- Ghi tên biểu đồ.
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Thu thập dữ liệu về nhiệt độ trong tuần tại địa phương
Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên