Hồi trống Cổ Thành – Ngữ văn lớp 10

Tài liệu nội dung chính bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 gồm 2 trang đầy đủ bố cục, tóm tắt, phương thức biểu đạt, thể loại, ngôi kể, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp học sinh nắm được những nét chính của văn bản.

Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)

Bài giảng: Hồi trống Cổ Thành

trương phi.pdf (ảnh 1)

Tìm hiểu chung về văn bản:

1. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …đem theo quân mã chứ!): Trương Phi hiểu lầm Quan Công.

- Phần 2 (Còn lại): Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.

2. Tóm tắt: Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28 kể về việc Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra: Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

4. Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.

5. Ngôi kể: Ngôi thứ 3.

6. Giá trị nội dung

- Hồi trống Cổ Thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ

- Biếu dương lòng anh hùng, trung nghĩa của Trương Phi và Quan Công

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu.

- Lời kể giản dị.

- Xây dựng nhân vật đặc sắc.

Xem thêm
Hồi trống Cổ Thành – Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Hồi trống Cổ Thành – Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống