Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt

Tải xuống 4 3.2 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tác phẩm Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) gồm đầy đủ nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt hay nhất. Tài liệu có 4 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt:

Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung)

Bài giảng: Hồi trống Cổ Thành

I. Đôi nét về tác giả

- La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân

- Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ

- Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh

- Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử

- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc

II. Đôi nét về tác phẩm Hồi trống Cổ Thành

1. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

    a) Nguồn gốc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.

- Tam quốc diễn nghãi ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi

    b) Nội dung

- Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô

- Thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân

    c) Nghệ thuật

- Giá trị lịch sử, nghệ thuật

- Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo

2. Vị trí đoạn trích

    Đoạn trích thuộc hồi thứ 28

3. Tóm tắt

    Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.

4. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!) : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.

- Phần 2 (còn lại) : Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.

5. Giá trị nội dung

- Hồi trống cổ thành chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ

- Biếu dương lòng anh hùng, trung nghãi của Trương Phi và Quan Công

6. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu

- Lời kể giản dị

- Xây dựng nhân vật đặc sắc

III. Dàn ý phân tích Hồi trống Cổ Thành

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả La Quán Trung và tác phầm Tam quốc diễn nghĩa

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích Hồi trống cổ thành

2. Thân bài

    a. Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công

        * Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn:

- Chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa

- Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc

        ⇒ Hành động bột phát, trong tâm thế chiến đấu với kẻ thù

        * Khi Trương Phi gặp Quan Công:

- Trương phi:

    + Diện mạo: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược

    + Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công

    + Xưng hô: mày – tao

    + Lập luận buộc tội Quan Công

    + Nguyên nhân: Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã phản bội lại mình

        ⇒ Trương phi là người ngay thẳng, cứng cơi, không dung thứ cho kẻ hai lòng

- Quan Công:

    + Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”

    + Lời lẽ mềm mỏng

    + Nhờ hai chị dâu giải thích hộ

    b. Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ

- Ý nghĩa việc xuất hiện của Sái Dương:

    + Đẩy mâu thuẫn của hai anh em lên đến cao trào

    + Là mở nút để minh oan cho Quan Công

- Trương Phi khi thấy Sái Dương xuất hiện:

    + Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình

    + Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.

    + Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.

        ⇒ Thái độ dứt khoát, kiên quyết của con người ngay thẳng

        ⇒ Quan Công chấp nhận thử thách

- Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống:

    + Thái độ, hành động của Trương Phi: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công

        ⇒ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc.

        ⇒ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.

    c. Ý nghãi của hồi trống cổ thành

- Hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ của các anh hùng

- Biểu dương tính cương trực của Trương Phi

- Ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công

3. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

Xem thêm
Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 1)
Trang 1
Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 2)
Trang 2
Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 3)
Trang 3
Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) - nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tóm tắt (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống