Với giải bài 2 trang 78 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 2 trang 78 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:
a) 10 – 12 – 8;
b) 4 – (– 15) – 5 + 6;
c) 2 – 12 – 4 – 6;
d) – 45 – 5 – (– 12) + 8.
Lời giải:
a) 10 – 12 – 8
= 10 – (12 + 8) (quy tắc dấu ngoặc)
= 10 – 20
= 10 + (– 20)
= – (20 – 10)
= – 10.
b) 4 – (– 15) – 5 + 6
= (4 + 6) – (– 15) – 5 (tính chất giao hoán và kết hợp)
= 10 – (– 15 + 5) (quy tắc dấu ngoặc)
= 10 – [– (15 – 5)]
= 10 – (– 10)
= 10 + 10 = 20.
c) 2 – 12 – 4 – 6
= (2 – 12) – (4 + 6) (quy tắc dấu ngoặc)
= [2 + (– 12)] – 10
= [– (12 – 2)] – 10
= (– 10) – 10
= (– 10) + (– 10)
= – (10 + 10) = – 20.
d) – 45 – 5 – (– 12) + 8
= – (45 + 5) – [(– 12) – 8] (quy tắc dấu ngoặc)
= (– 50) – [(– 12) + (– 8)]
= (– 50) – [– (12 + 8)]
= (– 50) – (– 20)
= (– 50) + 20
= – (50 – 20)
= – 30.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Thực hiện các phép tính sau
a) 5 – (7 – 9);
b) (– 3) – (4 – 6).
Lời giải:
a) Ta có: 5 – (7 – 9) = 5 – [7 + (– 9)]
= 5 – (– 2)
= 5 + 2 = 7
b) Ta có: (– 3) – (4 – 6) = (– 3) – [4 + (– 6)]
= (– 3) – (– 2) = (– 3) + 2
= – (3 – 2) = – 1
Bài 2. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm – 287 và mất năm – 212.
Lời giải:
Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là:
– 212 – (– 287) = – 212 + 287 = 75 (tuổi)
Vậy tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là 75 tuổi.
Bài 3. Chứng minh rằng
(a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c) = – (a + b – c)
Lời giải:
Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
Ta có: (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c)
= a – b – b – c + c – a – a + b + c
= (a – a – a) + (– b – b + b) + (– c + c + c)
= (– a) + (– b) + c
= – (a + b – c) (đpcm).
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 76 Toán lớp 6 Tập 1: Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (– 2)...
Bài 1 trang 78 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 10) – 21 – 18; b) 24 – (– 16) + (– 15); ...