Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 6, 7, 8 Bài 38: Thừa số, tích chi tiết VBT Toán lớp 2 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn đón xem:
Giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 6, 7, 8 Bài 38 Thừa số, tích
Video giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 6, 7, 8 Bài 38: Thừa số, tích - Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 6 Bài 1: Số?
Phép nhân |
3 × 5 = 15 |
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
|
|
|
Thừa số |
5 |
|
|
|
Tích |
15 |
|
|
|
Trả lời:
Phép nhân |
3 × 5 = 15 |
2 × 5 = 10 |
4 × 2 = 8 |
6 × 3 = 18 |
Thừa số |
3 |
2 |
4 |
6 |
Thừa số |
5 |
5 |
2 |
3 |
Tích |
15 |
10 |
8 |
18 |
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 6 Bài 2: a) Nối (theo mẫu):
b) Số?
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
|
|
|
Thừa số |
3 |
|
|
|
Tích |
15 |
|
|
|
Trả lời:
a)
Có 3 cái ca, mỗi ca chứa 2 l, tức là 2 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân
2 × 3 = 6 (l)
Có 3 can, mỗi can chứa 5 l, tức là 5 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân 5 × 3 = 15 (l)
Có 4 can, mỗi can chứa 3 l, tức là 3 l được lấy 4 lần, nên ta có phép nhân 3 × 4 = 12 (l)
Có 5 chai, mỗi chai 2 l, tức là 2 l được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 = 10 (l)
b) Số?
Em thấy các thành phần của phép nhân gọi là thừa số, kết quả của phép nhân là tích.
+ Với phép nhân (A): Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 15, nên ta có thể viết lại thành 5 × 3 = 15
+ Với phép nhân (B): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 5, tích bằng 10, nên ta có thể viết lại thành 2 × 5 = 10
+ Với phép nhân (C): Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 6, nên ta có thể viết lại thành 2 × 3 = 6
+ Với phép nhân (D): Thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là 4, tích bằng 12, nên ta có thể viết lại thành 3 × 4 = 12
Phép nhân |
(A) |
(B) |
(C) |
(D) |
Thừa số |
5 |
2 |
2 |
3 |
Thừa số |
3 |
5 |
3 |
4 |
Tích |
15 |
10 |
6 |
12 |
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 7 Bài 3: Số?
Từ các thừa số 5, 4, 3, 2 và các tích 8, 15, em hãy lập phép nhân thích hợp.
Trả lời:
Em thấy: 3 × 5 = 15, 5 × 3 = 15; 4 × 2 = 8, 2 × 4 = 8 nên em có thể điền vào các ô trống như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 7 Bài 1: Viết tích thành tổng của các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu).
a) 3 × 4 = ……………………………………………… = ……… Vậy 3 × 4 = ………
b) 4 × 3 = ……………………………………………… = ……… Vậy 4 × 3 = ………
c) 2 × 7 = ……………………………………………… = ……… Vậy 2 × 7 = ………
Trả lời:
Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 12.
Phép nhân 4 × 3 có nghĩa là 4 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 4 + 4 + 4 và bằng 12.
Phép nhân 2 × 7 có nghĩa là 2 được lấy 7 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và bằng 14.
a) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy 3 × 4 = 12.
b) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12. Vậy 4 × 3 = 12.
c) 2 × 7 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 14. Vậy 2 × 7 = 14.
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 7 Bài 2: Tô màu đỏ vào các thừa số, màu xanh vào tích tương ứng trong mỗi phép nhân sau:
Trả lời:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 8 Bài 3: Số ?
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Trả lời:
a) 3 hàng có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn
Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô tô
4 ô tô được lấy 3 lần nên em có phép nhân: 4 × 3 = 12 (ô tô)
b) 4 cột có tất cả bao nhiêu ô tô?
Hướng dẫn: Có 4 cột, mỗi cột có 3 ô tô
3 ô tô được lấy 4 lần nên em có phép nhân: 3 × 4 = 12 (ô tô)
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 8 Bài 4: ?
Trả lời:
a) 2 × 5 = 10, 5 × 2 = 10 nên 2 × 5 = 5 × 2 (= 10)
b) 5 × 2 = 10, 5 × 3 = 15 nên 5 × 2 < 5 × 3 (10 < 15)
c) 2 × 5 = 10, 2 × 4 = 8 nên 2 × 5 > 2 × 4 (10 > 8)
Vậy em điền được như sau:
Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 8 Bài 5: Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 5 xe đạp như vậy có bao nhiêu bánh xe?
Trả lời:
Có 5 xe đạp, mỗi xe có 2 bánh, tức là 2 bánh được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 và kết quả bằng 10.
Bài giải
5 xe đạp như vậy có số bánh xe là:
2 × 5 = 10 (bánh)
Đáp số: 10 bánh xe.