Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán 6 Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Video giải Toán 6 Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm - Chân trời sáng tạo
Các câu hỏi trong bài
Giải Toán 6 trang 35 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Hoạt động 1 trang 35 Toán lớp 6 Tập 1: Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100.
a) Hãy lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 theo các hướng dẫn sau:
Lập bảng các số tự nhiên từ 1 đến 100 gồm 10 hàng, 10 cột như dưới đây.
- Gạch số 1.
- Giữ lại (đóng khung) số 2, gạch tất cả các số là bội của 2 mà lớn hơn 2.
- Giữ lại số 3, gạch tất cả các số là bội của 3 mà lớn hơn 3.
- Giữ lại số 5, gạch tất cả các số là bội của 5 mà lớn hơn 5.
- Giữ lại số 7, gạch tất cả các số là bội của 7 mà lớn hơn 7.
- Tiếp tục quá trình này cho đến khi tất cả các số được giữ lại hoặc bị gạch.
- Các số được giữ lại là tất cả các số nguyên tố bé hơn 100. Hãy liệt kê các số này.
b) Trả lời các câu hỏi sau:
- Số nguyên tố nhỏ nhất là số nào?
- Số nguyên tố lớn nhất trong phạm vi 100 là số nào?
- Có phải mọi số nguyên tố đều là số lẻ không? Vì sao?
- Có phải mọi số chẵn đều là hợp số không? Vì sao?
Lời giải:
a) Các số nguyên tố bé hơn 100 là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 53; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.
b)
- Số nguyên tố nhỏ nhất là 2.
- Số nguyên tố lớn nhất trong phạm vi 100 là 97.
- Không phải tất cả các số nguyên tố đều là số lẻ vì có số 2 là một số chẵn.
- Không phải mọi số chẵn đều là hợp số vì có số 2 là số chẵn nhưng 2 là số nguyên tố.
113; 143;
217; 529.
Lời giải:
Dựa vào bảng trên, ta thấy trong các số đã cho chỉ có số 113 là số nguyên tố.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 13: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 14: Hoạt động thực hành và trải nghiệm