Tài liệu Bộ đề thi Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh học kì 1 năm 2021 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ Văn của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM: (2,0điểm)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
Câu 1: Trong những sự việc sau, sự việc nào không được kể lại trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
A. Cuộc chia tay của hai anh em
B. Cuộc chia tay của hai con búp bê
C. Cuộc chia tay của người cha và người mẹ
D. Cuộc chia tay của bé Thủy với bạn bè và cô giáo.
Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh..... đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao….nước, nước mà…non
A. xa- gần B. đi – về
C. nhớ - quên D. cao – thấp.
Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
A. sơn hà
B. Nam đế cư
C. Nam quốc
D. thiên thư
Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:
" Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. …tôi không trêu chị Cốc …đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(Tô Hoài)
A. Giá .....thì
B. Nếu.....thì
C. Vì ......nên
D. Đáng lẽ.....thì
Câu 7: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non
D. Xám xịt; đo đỏ
Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?
A. Nhà văn B. Nhà thơ
C. Nhà báo D. Nghệ sĩ.
II. TỰ LUẬN (8 điểm):
Câu 1: (1 điểm) : Chỉ ra điệp ngữ trong câu thơ sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Tác dụng của điệp ngữ?
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
Câu 2: (2 điểm):
a. Chép thuộc lòng và chính xác phần dịch thơ bài “Rằm tháng giêng ”của Hồ Chí Minh?
b. Trình bày nội dung bài thơ “Rằm tháng giêng ” .
Câu 3: (5 điểm ):
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
A |
C |
A |
A |
D |
B |
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Các điệp ngữ : Đoàn kết, thành công
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Tác dụng :Nhấn mạnh sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Cá nhân, tập thể hay một dân tộc biết hợp sức lại sẽ thành công trong mọi lĩnh vực như trong cuộc sống, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2:
a. Chép chính xác bài thơ “Rằm tháng giêng”
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân.
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
b. Nêu được nét chính về nội dung bài thơ :
+ Là bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm tháng kháng chiến gian khổ ác liệt và trường kì.
+ Bài thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi núi rừngViệtBắc....
+ Phong thái ung dung tự tại của Chủ tịch Hồ Chí Minh....
+ Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa quện với lòng yêu nước sâu nặng.
Câu 3:
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.
– Cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ.
2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ cụ thể về:
Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng:
+ Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo.
+ Điệp từ“ lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyềnảo…
Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác:
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước)
– Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ:
– Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan.
– Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào… về vị lãnh tụ Cách mạng ViệtNam.
3. Kết bài:
– Khẳng định tình cảm với bài thơ, với nhà thơ hoặc khái quát giá trị, sức sống của bài thơ…
……………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: (1 điểm)
Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của văn bản "Sông núi nước Nam" (Lí Thường kiệt) ?
Câu 2: (2 điểm)
Em hãy so sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến)
Câu 3: (1 điểm)
Nêu định nghĩa Điệp ngữ? Lấy Ví dụ ?
Câu 4: (1điểm)
Từ in đậm trong câu sau đúng sai như thế nào? Hãy thay từ đó bằng từ thích hợp.
" Con người phải biết lương tâm"
Câu 5: (5 điểm)
Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1:
* Nghệ thuật chính:
- Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- giọng thơ dõng dạc đanh thép
* Nội dung:
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 2:
Khác nhau:
- Trong bài “Bạn Đến Chơi nhà” của Nguyễn Khuyến:
+ Ta 1: tác giả (Nguyễn Khuyến) Ta 2: khách (bạn)
+ Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.
- Trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
+ Ta với ta : đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
+ Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang. Tâm trạng buồn, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
Câu 3:
Nêu định nghĩa điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ.
* VD: " Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu "
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Câu 4:
- Dùng sai: Sử dụng từ không đúng nghĩa
- Thay từ: " biết " bằng " có "
Câu 5:
a. Mở bài:
- Giới thiệu loài cây em yêu (cây hoa, cây bóng mát, cây ăn quả...)
- Ấn tượng chung của em về loài cây đó: Có ích cho con người, gắn với kỉ niệm khó quên
b. Thân bài:
- Cảm nhận về vẻ đẹp của cây: hình dáng, màu sắc…
- Hiểu về lợi ích của loài cây: che nắng, giúp con người bớt mỏi mệt, làm đẹp không gian…
- Biếu cảm về ý nghĩa biểu tượng của loài cây đó đối với đời sống con người: cây bàng, cây phượng là biểu tượng của tuổi học trò…Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa bản thân với loài cây và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.
c. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm đặc biệt với loài cây em yêu, có ý thức giữ gìn bảo vệ cây cối, môi trường.
……………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: (3,0 điểm)
1.
a) Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời kể của ai?
b) Có mấy cuộc chia tay được kể lại trong văn bản? Đó là những sự việc (cuộc chia tay) nào?
c) Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắc gởi đến mỗi người điều gì?
2.
a) Chép thuộc lòng bài thơ "Cảnh khuya".
b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảnh khuya".
b) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó.
Câu 3: (5,0 điểm)
Từ các văn bản "Mẹ tôi", "Những câu hát về tình cảm gia đình", "Bạn đến chơi nhà" trong sách Ngữ văn 7, tập một, em hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (3,0 điểm)
1.
a) Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật chính xưng “tôi”): nhân vật Thành - anh trai Thủy (1 điểm)
b) Có 4 cuộc chia tay được nêu trong văn bản: (1 điểm)
- Cuộc chia tay của bố mẹ Thành và Thủy
- Cuộc chia tay lớp học
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy
c) Tác giả muốn gửi gắm: (1 điểm)
- Tổ ấm gia đình vô cùng quan trọng
- Cần phải biết bảo vệ, vun đắp cho tổ ấm đó và không nên để trẻ phải gánh nỗi đau chia lìa
2.
a)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
b) Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt
- Tác giả Hồ Chí Minh
- Sáng tác năm 1947 khi chúng ta đang trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông
Câu 2: (2,0 điểm)
Biện pháp tu từ: So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
→ Tiếng hát hiện lên sinh động, trong trẻo và có hồn
Biện pháp điệp ngữ: “chưa ngủ”
→ Thể hiện nỗi lòng của Hồ Chí Minh, trăn trở, âu lo cho vận mệnh dân tộc.
Câu 3: (5,0 điểm)
Trình bày rõ ràng mạch lạc, có đầy đủ 3 phần (0,5 điểm)
MB: (1 điểm)
- Giới thiệu được điểm chung từ các bài “Mẹ tôi”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Bạn đến chơi nhà”: tình cảm gia đình, tình mẹ, tình bạn.
- Gợi nhắc suy nghĩ về tình cảm giữa người với người, đó là tình cảm thiêng liêng, đặc biệt trong lòng mỗi người, cần phải biết trân trọng.
TB: (2 điểm)
- Tình cảm yêu thương, thân mật của con người với con người
- Tình cảm gia đình, đặc biệt tình mẫu tử
- Tình cảm bạn bè chân thành, tha thiết
* Tình cảm thiêng liêng, chân thành của con người đi vào thơ ca một cách tự nhiên, gần gũi.
Suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc khi được sống trong tình yêu thương của mọi người:
+ Kỉ niệm sâu sắc của bản thân thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè
+ Tình yêu thương, hành động của mọi người dành cho mình
+ Tình cảm nâng đỡ con người vượt qua khó khăn, gian khổ. Vun đắp cho con người những hành động, lời nói tốt đẹp, yêu thương
KB: (1 điểm)
Cảm nghĩ về tình cảm của con người. Bài học rút ra cho bản thân, luôn biết yêu thương mọi người, đặc biệt những người gần gũi với bản thân mình.
……………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Văn bản (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.
Câu 2: (1 điểm)
Vì sao: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?
Phần II. Tiếng Việt (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Điệp ngữ là gì?
Câu 2: (1 điểm)
Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Phần III. Tập làm văn (6 điểm)
Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần I. Văn bản
Câu 1: (1 điểm)
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ
Câu 2: (1 điểm)
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản. (0,5 điểm)
Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược]
- Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn (0,5 điểm)
Phần II. Tiếng Việt
Câu 1: (1 điểm)
Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (cả một câu) trong nói hoặc viết. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần. (0,5 điểm)
– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. (0,5 điểm)
Phần III. Tập làm văn
MB: Giới thiệu về đối tượng biểu cảm. (1,5 điểm)
– Cảm xúc chung về đối tượng (Bà là người mà em yêu kính nhất)
b. Thân bài: (3 điểm)
– Miêu tả những nét tiêu biểu:
+ Tuổi tác
+ Mái tóc, gương mặt, đôi mắt, nụ cười.
– Bà rất yêu thương con cháu.
– Bà tần tảo đảm đang nuôi các con nên người.
– Giúp các con nuôi dạy cháu chăm ngoan.
– Thái độ của mọi người đối với bà:
+ Mọi người đều yêu quý và kính trọng bà.
– Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen) tính tình và phẩm chất của người ấy.
– Tình cảm của em đối với bà: Bà là chỗ dựa tin cậy của em.
– Em thường xin ý kiến bà trong mọi công việc.
– Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.
– Nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và bà.
c. Kết bài: (1,5 điểm)
– Cảm nghĩ về bà
– Tài sản quý báu nhất mà bà để lại cho con cháu là nếp sống. Ấn tượng cảm xúc của em về bà.
………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh.
B. Hoài Thanh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện
B. Luận cứ
C. Các kiểu lập luận
D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận
B. Ngợi ca
C. So sánh
D. Phê phán
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường
B. Biên bản đại hội Chi đội
C. Thuyết minh cho một bộ phim
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 – 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.
B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo
D. Nam bị cô giáo phê bình
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 2: (1 điểm) Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 3: (5 điểm)
Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
C |
D |
A |
B |
C |
D |
II. Phần tự luận
Câu 1: (2 điểm)
- Giá trị nội dung văn bản "Sống chết mặc bay"
+ Giá trị hiện thực: Đối lập gay gắt cuộc sống của dân với cuộc sống sa hoa của bọn quan lại (1 điểm)
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với người dân nghèo và sự căm phẫn trước thái độ của bọn quan vô lại.
- Giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tương phản, tăng cấp được sử dụng tinh tế. (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
a, Huy học giỏi// khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
CN VN
b, Bỗng, một bàn tay đập vào vai// khiến hắn giật mình.
CN VN
Câu 3: (5 điểm)
Chứng minh câu tục ngữ
MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nêu nội dung câu tục ngữ biểu thị. (1 điểm)
TB: Giải thích câu tục ngữ (2,5 điểm)
- Nghĩa đen: một mảnh sắt to được mài nhỏ, mài nhỏ thành chiếc kim.
- Nghĩa bóng: chỉ lòng kiên trì của con người có thể làm nên kì tích, thành công.
Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về tính kiên trì, sự chăm chỉ miệt mài theo đuổi mục tiêu
Bàn luận
- Câu tục ngữ như lời dạy bổ ích cho mỗi con người ta
- Câu tục ngữ thể hiện sự bền lòng vững chí của người có sự kiên nhẫn
Chứng minh:
Mọi việc khó khăn, nếu có quyết tâm và kiên trì thì đều đạt được thành quả
- Trong học tập
- Trong đời sống thường nhật
Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
KB:
- Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, bài học rút ra cho bản thân (1 điểm)
Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục rõ ràng, luận điểm sắp xếp hợp lý (0,5 điểm)
……………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Nêu tác dụng của điệp ngữ và kể tên các dạng điệp ngữ đã học.
Câu 2: (1.0 điểm)
Đặt một câu có sử dụng từ láy và cho biết từ láy đó thuộc loại nào?
II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
….
Câu 2: (1.0 điểm)
Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
Câu 3: (1.0 điểm)
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ,Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
III. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1.
- Tác dụng của điệp ngữ: làm nổi bật ý, gâycảm xúc mạnh
- Kể tên các dạng điệp ngữ đã học:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng).
Câu 2.
- Đặt câu: Những ngôi nhà kia thật xinh xắn
- Từ láy: xinh xắn (láy bộ phận)
II. PHẦN VĂN BẢN
Câu 1.
- Chép thơ:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta!
- Tác giả: Nguyễn Khuyến.
Câu 2.
Bài thơ là sự cảm mến và trân trọng trước tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác đối với dân, với nước.
Câu 3.
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy
III. TẬP LÀM VĂN
1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.
2. Thân bài: (4,0 điểm)
Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô):
- Hình dáng, lời nói, cử chỉ... của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng.
- Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy.
- Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,...
- Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô).
…………………………………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1. Nhận biết
Bài thơ trên của tác giả nào? Được làm theo thể thơ gì?(1đ)
2. Nhận biết
Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ? (1.5đ)
3. Thông hiểu
Hai câu thơ cuối trong bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (1đ)
4. Vận dụng
Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: Trăng, nhà (0.5đ)
II-TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Vận dụng cao
Mái trường đã để lại trong em bao kỉ niệm của tuổi học trò. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu ấy.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I- VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ bài Cảnh khuya
Cách giải:
- Bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 2.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học
Cách giải:
- So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
- Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng của tác giả:
- Sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh vẽ của cảnh rừng Việt Bắc.
- Bác Hồ thao thức chưa ngủ vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
4.
Cách giải:
Từ Hán Việt đồng nghĩa với từ :
- Trăng – nguyệt
- Nhà - gia
II-TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Vận dụng cao
Cách giải:
1. Về kỹ năng, hình thức:
- Học sinh viết đúng kiểu bài biểu cảm, biết kết hợp với tự sự, miêu tả nhằm
gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách
dẫn dắt câu chuyện mạch lạc.
- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không
mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.
2. Về nội dung:
a. MỞ BÀI:
- Giới thiệu khái quát về trường em
- Nêu khái quát tình cảm của em đối với mái trường
b. THÂN BÀI:
- Biểu cảm về mái trường thân yêu của em thông qua miêu tả những hình ảnh
cụ thể, sinh động: về cổng trường, hàng cây, sân trường, lớp học, bàn ghế…
- Biểu cảm về thầy cô, bạn bè qua miêu tả kết hợp kể chuyện để bộc lộ cảm xúc.
- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về mái trường: mái trường gắn bó với em, em yêu
mái trường, mái trường để lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nơi chắp cánh cho
em vào đời…
c. KẾT BÀI:
- Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về mái trường thân yêu.
- Liên hệ thực tế bản thân, suy nghĩ về tương lai.
……………………………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Trắc nghiệm
1. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ như thế nào?
A. Là thể thơ không giới hạn số câu trong bài thơ, nhưng mỗi câu bắt buộc phải có 7 chữ
B. Là thể thơ có từ thời nhà Đường, bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối trong các câu 1,2,4,6,8
C. Là thể thơ mà trong mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu 7 chữ, có thể theo luật hoặc không
D. Là thể thơ cần tuân theo luật bằng trắc nhất định
2. Thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài Bánh trôi nước là gì?
A. Trân trọng vẻ đẹp, ngợi ca phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam xưa.
B. Lên án xã hội bất công với người phụ nữ
C. Cảm thông sâu sắc cho số phận chìm nổi, đồng thời trân trọng vẻ đẹp, ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phu nữ.
D. Cảm thông cho số phận bất hạnh, chìm nổi mất tự do của người phụ nữ.
3. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác?
A. Lòng yêu nước thương dân sâu sắc, nhất là các chiến sĩ
B. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng
C. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ của Bác.
D. Tình yêu thiên nhiên và lối sống hòa nhập với thiên nhiên
4. Vì sao trong ca dao, dân ca thường dùng các hình ảnh núi non, trời biển, nước trong nguồn,… để so sánh công lao của cha mẹ đối với con cái?
A. Vì những hình ảnh này gần gũi với đời sống con người
B. Vì những hình ảnh này đẹp và có giá trị biểu cảm cao
C. Vì dùng những hình ảnh này làm cho các bài ca dao dễ thuộc, dễ nhớ
D. Vì đây là những hình ảnh chỉ sự vật hiện tượng to lớn, vĩ đại, vĩnh hằng; chỉ có những hình ảnh đó mới diễn tả được ông lao của cha mẹ.
5. Điền từ vào chỗ trống: Cô giáo …….khuyên nhủ tôi
A. Nhè nhẹ
B. Nhẹ nhõm
C. Nhẹ nhàng
D. Nhẹ tay
6. Lối chơi chữ trong câu Cô xuân đi chợ ha, mua cá thu về, chợ hãy còn đông?
A. Dùng lối nói lái
B. Dùng lối nói đồng âm
C. Dùng cặp từ trái nghĩa
D. Dùng từ cùng trường nghĩa
7. Thông hiểu
Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo trong công việc”?
A. Tận tâm, tận lực
B. Trí dũng song toàn
C. Văn ôn võ luyện
D. Tâm đầu ý hợp
8. Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A. Định hướng và xây dựng bố cục
B. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập
C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn
D. Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
II. Tự luận
Câu 1: (3.0 điểm)
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ sử dụng trong hai câu thơ trên
b. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác
Câu 2: (5.0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
C |
C |
D |
C |
B |
C |
B |
II. Tự luận
Câu 1:
a.
- Điệp ngữ: chưa ngủ
- Điệp ngữ vòng
b.
- Chỉ rõ điệp ngữ và loại điệp ngữ
- Tác dụng:
+ Câu thơ thứ ba: con người thi sĩ hòa hợp, say sưa với thiên nhiên
+ Câu thơ thứ tư: con người chiến sĩ: lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
⟹ Vẻ đẹp thi sĩ, chiến sĩ hòa làm một ⟹ Tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng
- Cảm xúc, tình cảm ban đầu với đối tượng
2. Thân bài
- Cảm xúc suy nghĩ về đặc điểm đối tượng: hình dáng, tuổi tác, diện mạo.
- Cảm xúc suy nghĩ về tính cách, việc làm, cách ứng xử đối với nghề nghiệp và với mọi người.
- Cảm xúc suy nghĩ về kỉ niệm giữa em và người đó (vui, buồn,…)
3. Kết bài: cảm nghĩ, hứa hẹn trong tương lai
……………………………….
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bố nhớ cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!
(Ngữ văn 7, Tập 1)
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trên thích văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của
đoạn trích?
Câu 2: (2,0 điểm) Chỉ ra các chi tiết khắc họa người mẹ của En-ri-cô. Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong câu sau: “Bổ nhở cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cái mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Mẹ tôi”
*Cách giải:
- Đoạn trên trích từ văn bản “Mẹ tôi”.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2
*Phương pháp: Tìm ý
*Cách giải:
- Các chi tiết:
+ Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!
+ Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.
- Qua đó cho thấy mẹ En-ri-cô là người mẹ giàu đức hi sinh, yêu thương con vô điều kiện.
Câu 3
*Phương pháp: Nhớ lại bài “Từ láy”
*Cách giải:
- Từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở.
II. TẬP LÀM VĂN
*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở bài: giới thiệu về nụ cười của mẹ
2. Thân bài: cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ
a. Tả về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười của mẹ rất đẹp
- Mỗi lần mẹ cười rất duyên dáng, mọi ánh nhìn đều đổ gục
- Nụ cười của mẹ như tia nắng mẹ trời không chói chang nhưng vừa đủ để vui tươi
- Nụ cười của mẹ duyên dáng
- Khi mẹ cười, đôi môi hở nhẹ khoe hàm rang trắng
- Mẹ cười làm cho gương mặt của mẹ thêm phần nổi bật và xinh hơn
- Ngày xưa ba em đổ gục vì nụ cười của mẹ
b. Kể mỗi lần mẹ em cười
- Mỗi lần em và ba vui đùa mẹ cười rất hạnh phúc
- Khi mẹ xem phim, nụ cười mẹ rất duyên
- Khi nói chuyện với mọi người. nụ cười xã giao
- Khi nói chuyện với em, nụ cười mẹ rất thân thương và trìu mến
c. Vai trò về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười của mẹ tạo hạnh phúc gia đình
- Nụ cười của mẹ cho bữa ăn ngon hơn
- Nụ cười của mẹ như động lực cho gia đình
- Nụ cười của mẹ cho làng xóm láng giềng gần gũi hơn
- Nụ cười của mẹ tạo sự gắn kết trong gia đình
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ.
……………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm)
*Đọc bản dịch bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Câu 1: Dòng nào sau đây là thể thơ của bản dịch trên?
A. thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. thất ngôn bát cú Đường luật
D. song thất lục bát
Câu 2: Trần Quang Khải viết bài Phò giá về kinh vào năm nào?
A. 1284 C. 1287
B. 1285 D. 1288
Câu 3: Trong bản dịch thơ trên, “Hàm Tử” là địa danh thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Hà Nội
C. Hưng Yên
B. Hà Tây
D. Bắc Ninh
Câu 4: Từ “giặc” trong bản dịch thơ được Trần Quang Khải dùng để chỉ kẻ thù xâm lược nào?
A. Tống
C. Mông -Nguyên
B. Minh
D. Thanh
Câu 5: Dòng nào sau đây là ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh?
A. thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta
B. là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
C. thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
D. thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn.
* Đọc và trả lời tiếp các câu hỏi 6, 7, 8
Câu 6: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập?
A. nho nhỏ
C. ngặt nghèo
B. lạnh lùng
D. máy bay
Câu 7: Các từ in đậm trong câu “Thưa cô, em đến chào cô...” thuộc loại đại từ nào sau đây?
A. đại từ để trỏ
C. đại từ xưng hô
B. đại từ để hỏi
D. đại từ xưng hô lâm thời
Câu 8: Thể loại văn học nào say đây không phải là tác phẩm trữ tình?
A. truyện dân gian
C. thơ luật Đường
B. ca dao
D. tùy bút
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ)
Câu 1: (2,0 đ)
a. Trình bày khái niệm ca dao.
b. Chép lại theo trí nhớ và phân tích nghệ thuật, nội dung của một bài ca dao về tình cảm gia đình mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì I.
Câu 2: (2,0 đ)
a. Thế nào là phép điệp ngữ?
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu), nội dung tự chọn có sử dụng phép điệp ngữ. Xác định loại điệp ngữ đã được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3: (4,0 đ)
Cảnh khuya là một bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1947. Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trên.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (0,25đ/ câu đúng, tổng 2,0 đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Kết quả |
C |
B |
C |
C |
C |
C |
D |
A |
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ)
Câu 1: (2,0 đ)
a. Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.(0,5 đ)
b. - Chép chính xác 1 bài ca dao về tình cảm gia đình (bài số 1 hoặc bài số 4, SGK, Ngữ văn 7, tập 1, trang 35) (0,5 đ)
- Phân tích đúng nghệ thuật và nội dung biểu hiện của bài ca dao được chép
(1,0 đ)
Câu 2: (2,0 đ)
a.Phép điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh (0,5 đ)
b.- Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu (1,0 đ)
- Xác định loại điệp ngữ (0,5 đ)
Câu 3: (4,0 đ)
* Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
* Nội dung: Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
* Tiêu chuẩn cho điểm:
a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và hoàn cảnh em tiếp xúc bài thơ .
(0,5 đ)
b. Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do bài thơ gợi nên. (3,0 đ)
Sau đây là một gợi ý:
- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật thật cô đọng nhưng hàm súc, sử dụng kết hợp thành công nhiều biện pháp tu từ... khiến người đọc thán phục tài thơ của thi sĩ Hồ Chí Minh; (1,0 đ)
- Học bài thơ, em thêm yêu quí Bác Hồ bởi nhận ra ở Bác một tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết; (1,0 đ)
- Học tập Bác Hồ phong cách ung dung tự tại vượt lên hoàn cảnh. (1,0 đ)
c. Kết bài: Ấn tượng về bài thơ Cảnh khuya. (0,5 đ)
………………….Hết……………..