Với giải Luyện tập và Vận dụng 2 trang 147 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 147 Địa Lí lớp 6: Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí?
Lời giải:
- Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó.
- Khoáng sản là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế một quốc gia, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?
A. Cao nguyên.
B. Đồng bằng.
C. Đồi.
D. Núi.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
A. Lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
B. Công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
C. Công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
D. Thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
A. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
B. Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. Có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
D. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
Lời giải
Đáp án A.
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 145 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi...
Câu hỏi trang 146 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta...