Hãy kể tên hai đồng bằng bội tụ lớn ở nước ta hoặc trên thế giới

Tải xuống 1 3.4 K 1

Với giải Câu hỏi 2 trang 144 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Câu hỏi 2 trang 144 Địa Lí lớp 6: Hãy kể tên hai đồng bằng bội tụ lớn ở nước ta hoặc trên thế giới.

Lời giải:

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn ở Việt Nam là: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Hai đồng bằng bồi tụ lớn trên thế giới là: đồng bằng Amadon và đồng bằng Lưỡng Hà.

Lý thuyết Các dạng địa hình chính

* Núi

- Khái niệm: Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

- Đặc điểm

+ Thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.

+ Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

+ Dưới chân núi là thung lũng - nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực.

- Phân loại

+ Dựa vào độ cao: núi thấp, núi trung bình và núi cao.

+ Dựa vào thời gian hình thành: núi già và núi trẻ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

* Đồng bằng

- Đổng bằng là dạng địa hình thấp.

- Đặc điểm

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

+ Độ cao thường dưới 200m so với mực nước biển.

+ Đồng bằng cao: có độ cao từ 200m đến 500m.

- Phân loại

+ Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.

+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông hoặc phù sa biển.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

* Cao nguyên 

- Cao nguyên là vùng rộng lớn. 

- Đặc điểm

+ Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng.

+ Độ cao từ 500m đến 1.000 m so với mực nước biển.

+ Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

* Đồi

- Đồi là dạng địa hình nhô cao.

- Đặc điểm 

+ Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.

+ Độ cao không quá 200m.

+ Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.

+ Thường tập trung thành vùng lớn.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

* Địa hình cac-xtơ

- Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình độc đáo.

- Hình thành do các loại đá bị hoà tan bởi nước tự nhiên (đá vôi và một số loại đá dễ hòa tan).

- Phân bố: Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

- Giá trị: Có giá trị du lịch, nghiên cứu khoa học,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Cánh diều

Xem thêm các bài giải bài tập Địa lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 144 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 11.2 và hình 11.3, hãy tìm các đặc điểm khác nhau: đỉnh núi, sườn núi...

Câu hỏi 1 trang 145 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết cao nguyên có điểm gì giống và khác so với đồng bằng...

Câu hỏi 2 trang 145 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi...

Câu hỏi trang 146 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 147 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy lập bảng để phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 147 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 147 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Kể tên một số hang động ở nước ta mà em biết. Tìm hiểu thông tin...

Luyện tập và Vận dụng 4 trang 147 Địa Lí lớp 6 - Cánh diều: Hãy cho biết vùng nào ở nước ta tập trung nhiều khoáng sản...

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống