Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Câu hỏi 1 trang 149 Địa Lí lớp 6: Đọc lược đồ địa hình...
Quan sát hình 12.1, trả lời các câu hỏi sau:
- Khu vực này có dạng địa hình gì?
- Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là bao nhiêu mét?
- Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao bao nhiêu mét?
- Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?
Lời giải:
- Khu vực này có dạng địa hình núi.
- Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là 1900m
- Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1600m
- Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 - 1000m
- Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Câu hỏi 2 trang 149 Địa Lí lớp 6: Đọc lát cắt địa hình...
Đoạn thẳng nối từ A đến B là lát cắt địa hình ở khu vực này. Quan sát lát cắt A – B, trả lời các câu hỏi sau:
- Lát cắt A - B được cắt theo hướng nào?
- Điểm cao nhất của lát cắt là bao nhiêu mét? Điểm thấp nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?
Lời giải:
- Lát cắt A - B được cắt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Điểm cao nhất của lát cắt là 1900m.
- Điểm thấp nhất của lát cắt là 800m.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
1. Chuẩn bị
2. Nội dung thực hành
* Đọc lược đồ địa hình
- Khu vực này có dạng địa hình núi.
- Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là 1900m.
- Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1600m.
- Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 - 1000m.
- Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc là hướng Tây Bắc - Đông Nam.
* Đọc lát cắt địa hình
- Lát cắt A - B được cắt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Điểm cao nhất của lát cắt là 1900m. Điểm thấp nhất của lát cắt là 800m.