Với giải Luyện tập và Vận dụng 1 trang 142 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 142 Địa Lí lớp 6: Trong hai hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do quá trình nội sinh, hiện tượng nào do quá trình ngoại sinh?
- Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.
- Động đất gây ra đá lở ở miền núi.
Lời giải:
- Ngoại sinh: Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.
- Nội sinh: Động đất gây ra đá lở ở miền núi.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.
C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.
Lời giải
Đáp án B.
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn,… ở bờ biển.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
A. Động đất, núi lửa, sóng thần.
B. Hoạt động vận động kiến tạo.
C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
D. Sự di chuyển vật chất ở manti.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là
A. Hỗ trợ nhau.
B. Lần lượt.
C. Giống nhau.
D. Đối nghịch.
Lời giải
Đáp án D.
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng luôn tác động đồng thời tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác: