Với giải sách bài tập Địa lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Câu 1 trang 63 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hiện tượng nào sau đây không thuộc quá trình nội sinh?
A. Núi lửa phun trào.
B. Động đất.
C. Hiện tượng tạo núi.
D. Bồi tụ phù sa ở các đồng bằng châu thổ.
Trả lời:
Chọn D.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
A. Trọng lực của Trái Đất.
B. Gió thổi.
C. Năng lượng mặt trời.
D. Hoạt động sống của sinh vật.
Trả lời:
Chọn A.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3 trang 63 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Hiện tượng nào sau đây là hệ quả của quá trình ngoại sinh?
A. Hình thành các đồng bằng.
B. Hình thành các hố sâu đại dương.
C. Hình thành các khe nứt lớn.
D. Hình thành các mỏ khoáng sản.
Trả lời:
Chọn A.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4 trang 63 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Điểm giống nhau của quá trình nội sinh và ngoại sinh là
A. liên quan tới nguồn năng lượng Mặt Trời.
B. hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
C. liên quan tới nguồn năng lượng trong lòng đất.
D. làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
Trả lời:
Chọn B.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5 trang 64 sách bài tập Địa Lí lớp 6: Đọc đoạn văn sau và quan sát hình 10.1:
“Nhìn chung, các quá trình nội sinh có khuynh hướng tăng cường tính gồ ghề của bề mặt Trái Đất, trong khi các quá trình ngoại sinh lại cố gắng san bằng những chỗ gồ ghề đó.”
Hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
Trả lời:
- Em trình bày theo ý hiểu của mình.
- Gợi ý: Quá trình nội sinh được hình thành do các lực bên trong lòng Trái Đất như động đất, núi lửa, vận động kiến tạo,... mà biểu hiện là sự nâng cao chỗ này, hạ thấp chỗ khác làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề. Quá trình ngoại sinh được hình thành do các lực ở bên ngoài như gió thổi, nước chảy,... đưa các vật liệu từ chỗ cao xuống chỗ thấp làm cho bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hơn. Như vậy, quá trình tạo núi là do sự tác động kết hợp, đồng thời của cả nội sinh và ngoại sinh.
Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
1. Quá trình nội sinh
- Khái niệm: Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.
- Nguyên nhân: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ.
+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...
- Biểu hiện: Quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,...
- Kết quả: Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
2. Quá trình ngoại sinh
- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.
- Biểu hiện
+ Phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ cho khác.
+ Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.
- Kết quả
+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.
+ Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo.
+ Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.
3. Hiện tượng tạo núi
Quá trình tạo núi là kết quà tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).