Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án

Tải xuống 19 6.7 K 67

Tài liệu Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 - 2025 gồm 20 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Vật Lí lớp 8  của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Vật Lí lớp 8 . Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1 : Kết luận nào sau đây không đúng.

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.

D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Câu 2 : Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Gió thổi cành lá đung đưa

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tenis bị bật ngược trở lại

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 3 : Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.

A. Xe đi trên đường

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất

Câu 4 : Hãy chọn câu trả lời đúng

Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố.

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều

C. Điểm đặt, phương, độ lớn

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn

Câu 5 : Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng

B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau

C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau

D. Hai lực tác dụng có cùng chiều

Câu 6 : Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

A. 0,5 N

B. Nhỏ hơn 0,5 N

C. 5N

D. Nhỏ hơn 5N

Câu 7 : Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai?

A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.

B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu.

C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu.

D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga.

Câu 8 : Quỹ đạo chuyển động của một vật là

A. Đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.

B. Đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian.

C. Đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian.

D. Đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian

Phần II. Tự luận

Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng và chỉ rõ đó là những lực nào ?

Câu 2 : Một người đi môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 10km với vận tốc 40km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 48km trong 45 phút. Hãy tính:

a) Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất.

b) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường.

Câu 3 : Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính có lợi trong cuộc sống và một ví dụ quán tính cổ hại.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1 : A

Câu 2 : B

Câu 3 : B

Câu 4 : D

Câu 5 : A

Câu 6 : C

Câu 7 : C

Câu 8 : A

Phần II. Tự luận

Câu 1 :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng nhau,phương nằm trên một đường thẳng,chiều ngược nhau.

VD: Hai bạn kéo co, sợi dây đứng yên thì lực kéo của hai bạn tác dụng vào sợi dây là như nhau.

Câu 2 :

Tóm tắt :

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 4)

Tính : a. t1 = ?

b. vtb = ?

a. Thời gian để người đó đi hết đoạn đường thứ nhất là:

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 4)

b. vận tốc trung bình trên cả quãng đường là

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 4)

Câu 3 :

Ví dụ ứng dụng quán tính:

Để giũ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuyển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo.

Tác dụng có hại của quán tính: Khi xe chạy nhanh, nếu xe phanh gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ô tô (hoặc trên máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh) cần phải thắt dây an toàn.

...........................................................

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 2)

I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?

A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật

D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật

Câu 2 : Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc.

A. v1 < v2 < v3

B. v2 < v1 < v3

C. v3 < v2 < v1

D. v2 < v3 < v1

Câu 3 : Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực?

A. Lực làm cho vật chuyển động

B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc

C. Lực làm cho vật biến dạng

D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai

Câu 4 : Trong các phương án sau đây, phương án nào hiệu quả nhất có thể tăng được ma sát giữa phấn và bảng viết?

A. Tì mạnh viên phấn vào bảng

B. Tăng độ nhám của mặt bảng

C. Tăng độ nhẵn của mặt bảng

D. Tất cả phương án trên đều được

Câu 5 : Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc?

A. km/ph

B. m/h

C. N/m

D. km/h

Câu 6 : Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:

A. sẽ chuyển động nhanh hơn

B. sẽ tiếp tục đứng yên

C. sẽ chuyển động chậm dần

D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Câu 7 : Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để:

A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất

B. Giảm áp lực của chân trên nền đất

C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất

D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất.

Câu 8 : Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương,

A. cùng chiều,cùng độ lớn

B. ngược chiều,cùng độ lớn,cùng tác dụng lên 1 vật

C. ngược chiều, cùng độ lớn

D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

II, TỰ LUẬN: (6điểm)

Câu 1 (3 điểm) : ) Biểu diễn các lực sau:

a, Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N)

b,Vật chịu tác dụng của lực kéo Fk có phương nghiêng 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 20N (tỉ xích 1cm ứng với 5N)

Câu 2 (3 điểm) : Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 300m hết 1 phút; quãng đường hai dài 3,6km hết 0,5 giờ.

a,Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường.

b, Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm):

Câu 1 : B

Câu 2 : B

Câu 3 : D

Câu 4 : B

Câu 5 : C

Câu 6 : D

Câu 7 : C

Câu 8 : B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 :

a. Trọng lượng của vật là P = 10.m = 10 . 2 = 20 (N)

- Điểm đặt: mép vật hoặc trọng tâm của vật

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: từ trên xuống

- Độ dài: 1 cm ứng với 5 N ⇒ 20 N ứng với 4 cm

Biểu diễn:

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

b.

- Điểm đặt: mép vật hoặc trọng tâm của vật

- Phương: hợp với phương ngang góc 30o

- Chiều: hướng lên trên

- Độ dài: 1 cm ứng với 5 N ⇒ 20 N ứng với 4 cm

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

Câu 2 :

Tóm tắt :

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

Vận tốc xe đi được trên quãng đường 1 là

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

Vận tốc xe đi được trên quãng đường 1 là

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 1)

.........................................................

 

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 3)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1 : Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc?

A. Khi vật đó không chuyển động.

B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.

C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.

D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

Câu 2 : Thế nào là chuyển động không đều?

A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.

C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.

D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

Câu 3 : Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.

C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.

D. Ma sát khi đánh diêm.

Câu 4 : Một người đang lái ca nô đang chạy trên dòng sông, câu nào sau đây là Sai?

A. Người lái ca nô đứng yên so với bờ sông

B. Người lái ca nô chuyển động so với bờ sông

C. Ca nô chuyển động so với bờ sông.

D. Người lái ca nô đứng yên so với ca nô

Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là SAI ?

A. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động

B. độ lớn vận tốc được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động

C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h

D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường

Câu 6 : Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. ma sát trượt

B. ma sát nghỉ

C. ma sát lăn

D. lực quán tính

Câu 7 : Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 8 : Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

A. ma sát

B. trọng lực

C. quán tính

B. đàn hồi

Phần II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm) : Đặt một chén nước trên 1 tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó?

 

Câu 2 (2 điểm) : Nêu đặc điểm của các lực tác dụng vào vật :

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 3)

a) 800N

b) Khi Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần

c) Khi Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần

Câu 3 (2 điểm) : Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N

a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản không khí)

b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không đổi ?

c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát không đổi ?

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1 : D

 

Câu 2 : A

 

Câu 3 : B

 

Câu 4 : A

 

Câu 5 : D

 

Câu 6 : C

 

Câu 7 : C

 

Câu 8 : C

 

II. Tự luận

Câu 1 :

Cách làm : Giật nhanh tờ giấy

Giải thích : Do quán tính chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên sẽ không bị dịch chuyển

Câu 2 :

Hình a: lực có đặc điểm:

- Điểm đặt: tại mép vật

- Phương nằm ngang

- Chiều: Từ trái sang phải

- Độ lớn: F = 100 N

Hình b: lực có đặc điểm:

- Điểm đặt: tại trọng tâm vật

- Phương: thẳng đứng

- Chiều: Từ trên xuống dưới

- Độ lớn: P = 8 N

Câu 3 :

a. Vì vật chuyển động thẳng đều nên khi đó các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. Xét theo phương ngang thì lực ma sát và lực kéo cân bằng. Nên lực kéo bằng 800N thì lực ma sát bằng 800 N

b. Khi Fk > Fms thì ô tô chuyển động nhanh dần

c. Khi Fk < Fms thì ô tô chuyển động chậm dần

Trường học “chạy”… theo kỳ thi THPT Quốc gia

.........................................................

 

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm

Câu 1 : Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô

A. tiếp tục đi thẳng;

B. rẽ sang phải;

C. rẽ sang tráii

D. đang dừng lại;

Câu 2 : Có mấy loại lực ma sát?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3 : Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố

A. phương và chiều của lực

B. điểm đặt của lực

C. độ lớn của lực

D. cả ba đáp án trên

Câu 4 : Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc

A. 54 m/s;

B. 54000 m/s;

C. 15 m/s;

D. 25 m/s.

Câu 5 : Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 6 : Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Câu 7 : Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.

B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.

D. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.

Câu 8 : Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

C. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm) : Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối” ? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?

 

Câu 2 (2 điểm) : Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

 

Câu 3 (2 điểm) : ) Hãy kể tên lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp sau:

a. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.

b. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

c. Bánh xe đạp chạy trên đường.

d. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 : B

 

Câu 2 : C

 

Câu 3 : D

 

Câu 4 : C

 

Câu 5 : C

 

Câu 6 : C

 

Câu 7 : A

 

Câu 8 : B

 

II. Phần tự luận

Câu 1 :

chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác, tùy vào vật chọn làm mốc.

Ví dụ: Mọt người ngồi trên xe đạp đang chuyển động so với cây bên đường

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 2)

Câu 2 :

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 8 năm 2021 - 2022 có đáp án (Đề 2)

Câu 3 :

a. xuất hiện lực ma sát nghỉ

b. xuất hiện lực ma sát trượt

c. xuất hiện lực ma sát lăn

d. xuất hiện lực ma sát lăn

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 5)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng

Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:

A. vật đó không chuyển động.

B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian

C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc

D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi

Câu 2. Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào?

A. Không thể phán đoán được. 

B. Nghiêng người sang trái.

C. Ngồi yên 

D. Nghiêng người sang phải.

Câu 3. Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến lạng sơn lúc 11 giờ. Vận tốc trung bình của ôtô đó là bao nhiêu? Biết quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 150 000m.

A. v = 50km/h          B. v = 150km/h 

C. v = 50m/h            D. v = 5km/h

Câu 4. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều.

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Câu 5. Công thức tính vận tốc là:

A. v = s.t            B. t=vs

C. v=st           D. v=ts

Câu 6. Khi nói lực là đại lượng vecto, bởi vì

A. lực làm cho vật bị biến dạng

B. lực có độ lớn, phương và chiều

C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ

D. lực làm cho vật chuyển động

Câu 7. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều:  

A. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế.

B. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống.

C. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

D. Chuyển động của xe ô tô.

Câu 8. Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với vận tốc tăng dần

B. vật chuyển động với vận tốc giảm dần

C. hướng chuyển động của vật thay đổi

D. vật giữ nguyên vận tốc

Câu 9. Khi búng hòn bi trên mặt sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sàn tác dụng lên hòn bi ngăn cản chuyển động của hòn bi là lực

A. ma sát trượt.        B. ma sát lăn. 

C. ma sát nghỉ.          D. hút của Trái Đất.

Câu 10. Trong giờ thể dục, bạn An chạy 60 m hết 10 giây. Vận tốc của An là

A. 60m/s                               B. 6m/s 

C. 10 m/s                              D. 1 m/s

Câu 11. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.

B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.

D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.

Câu 12. Một người đi xe đạp trong 45 phút, với vận tốc 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là:

A. 3 km.                               B. 4 km.

C. 6 km/h.                            D. 9 km.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:

a. Ô tô đang chuyển động.

b. Ô tô đang đứng yên.

c. Hành khách đang chuyển động.

d. Hành khách đang đứng yên.

Câu 2. (1 điểm)

a. Nêu cách biểu diễn lực?

b. Biểu diễn lực kéo 500N tác dụng lên một vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích 1cm tương ứng  với 100N.

Câu 3. (2 điểm) Một người đi xe đạp trên đoạn đường thứ nhất với tốc độ 12 km/h hết 30 phút; đoạn đường thứ hai với đi với tốc độ 15 km/h hết 20 phút, đoạn đường thứ 3 đi 6 km hết 40 phút. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả quãng đường đi.

Lời giải chi tiết

1.C

2.D

3.A

4.D

5.C

6.B

7.C

8.D

9.B

10.B

11.D

12.D

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp:

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc

Cách giải:

Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

Chọn C.

Câu 2.

Cách giải:

Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang phải do quán tính

Chọn D.

Câu 3.

Phương pháp:

Công thức tính vận tốc trung bình: v = S:t

Cách giải:

Thời gian chuyển động: t = 11 – 8 = 3 giờ

Quãng đường S = 150000m = 150km

Vận tốc trung bình của ô tô: v = S : t = 150:3 = 50km/h

Chọn A.

Câu 4.

Phương pháp:

Lực là đại lượng vecto, biểu diễn bởi một mũi tên, có gốc là điểm đặt, phương, chiều và độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực

Cách giải:

Biểu diễn một lực cần biết rõ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.

Chọn D.

Câu 5.

Phương pháp:

Công thức tính vận tốc là v=St

Cách giải:

Công thức tính vận tốc là v=St

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vecto.

- Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

 + Gốc là điểm đặt của lực

 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

Cách giải:

Lực là đại lượng vecto vì lực có độ lớn, phương và chiều.

Chọn B.

Câu 7.

Phương pháp:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi.

Cách giải:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi. Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động đều.

Chọn C.

Câu 8.

Phương pháp:

Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều.

Cách giải:

Khi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Chọn D.

Câu 9.

Phương pháp:

Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

Cách giải:

Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.

Lực giữa viên bi và mặt sàn khi viên bi lăn trên sàn là ma sát lăn.

Chọn B.

Câu 10.

Phương pháp:

Vận tốc: v=St

Cách giải:

Ta có: v=St=6010=6(m/s)

Chọn B.

Câu 11.

Phương pháp:

Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.

Cách giải:

Mọi vật khi chịu tác dụng của lực thì không thể đột ngột thay đổi vận tốc vì mọi vật đều có quán tính.

Xe đạp đang chạy mà thôi không đạp nữa thì còn đi thêm 1 đoạn do quán tính.

Chọn D.

Câu 12.

Phương pháp:

Công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian: S = v.t

Cách giải:

Đổi 45 phút = 0,75 h

Quãng đường người đó đi được: S=v.t=12.0,75=9km

Chọn D.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

Cách giải:

a. Ô tô đang chuyển động so với cây cối bên đường

b. Ô tô đang đứng yên so với hành khách.

c. Hành khách đang chuyển động so với đường

d. Hành khách đang đứng yên so với ô tô.

Câu 2.

Phương pháp:

Nhớ lại các đặc đểm của lực và cách biểu diễn một lực bằng vec tơ

Cách giải:

a. + Gốc: là điểm đặt của lực

    + Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.

    + Độ dài: biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

b. Biểu diễn đúng hình.

 

Câu 3.

Phương pháp:

Quãng đường: S = v.t

Vận tốc trung bình: vtb=S1+S2+S3t1+t2+t3

Cách giải:

Quãng đường thứ nhất là: S1=v1.t1=12.0,5=6km

Quãng đường thứ hai là: S2=v2.t2=15.13=5km

Quãng đường thứ 3 là: S3 = 6 km

Vận tốc trung bình là: 

vtb=S1+S2+S3t1+t2+t3=6+5+60,5+1/3+2/3=11,33(km/h).

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 6)

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoặc mệnh đề mà em chọn (3,0 điểm)

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước

B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông

C. Người lái đò chuyển động so với dòng nước

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền

Câu 2: Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 36km

B. Ô tô chuyển động trong một giờ

C. Trong mỗi giờ, ô tô đi được 36km

D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ

Câu 3: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn

D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động

Câu 4: Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm được lực ma sát

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 5: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần

B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi

C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại

D. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa

Câu 6: 72km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng

A. 15m/s                      B. 20m/s

C. 25m/s                      D. 30m/s

Câu 7: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

A. Ô tô chuyên động so với mặt đường

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường

Câu 8: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật

Câu 9: Lực là đại lượng vectơ vì

A. Lực làm vật biến dạng

B. Lực có độ lớn, phương và chiều

C. Lực làm vật thay đổi tốc độ

D. Lực làm cho vật chuyển động

Câu 10: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai?

A. 12m/s=43,2km/h

B. 48km/h=23,33m/s

C. 150cm/s=5,4km/h

D. 62km/h=17,2m/s

Câu 11: Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, thứ tự sắp xếp vận tốc tăng dần là

A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy

B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy

C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả

D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả

Câu 12: Chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn

B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn

C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau)

D. Không có cơ sở để so sánh

II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa (1 điểm)

Câu 1: Ô tô đột ngột rẽ vòng sang ________thì hành khách bị ngã sang trái do người đó có ______________.

Câu 2: Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với ___________________và đứng yên so với ______________________.

Câu 3: Khi thả vật rơi, do sức ________________________vận tốc của vật ___________________.

Câu 4: Khi quả bóng lăn vào bãi cát , do_______________của cát nên vận tốc của bóng __________.

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Quán tính là gì? Nêu ví dụ về chuyển động có quán tính?

Câu 2: (1,0 điểm) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết khối lượng vật là 150kg, tỉ xích 500N ứng với 1cm.

Câu 3: (2,0 điểm) Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h  m/s?

Câu 4: (1,0 điểm) Một xe máy đi từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự với vận tốc trung bình 50km/h. Biết nửa quãng đường đầu từ Cao Lãnh đến Thanh Bình đi với vận tốc 65km/h. Tính vận tốc của xe ở nửa quãng đường còn lại tức từ Thanh Bình đến Hồng Ngự.

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. A

2. C

3. B

4. C

5. B

6. B

7. C

8. D

9. B

10. B

11. C

12. A

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết tính tương đối của chuyển động

Cách giải:

Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước:

Người lái đò đừng yên so với thuyền và dòng nước → A đúng, C, D sai

Người lái đò và thuyền chuyển động so với bờ sông → B sai

Chọn A.

Câu 2.

Phương pháp:

Độ lớn của vận tốc cho biết độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

Cách giải:

Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết trong mỗi giờ, ô tô đi được 36km

Chọn C.

Câu 3.

Cách giải:

Độ lớn của vận tốc biểu thị  tốc độ chuyển động nhanh hay chậm

Chọn B.

Câu 4.

Cách giải:

Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc

Chọn C.

Câu 5.

Cách giải:

Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi

Chọn B.

Câu 6.

Phương pháp:

Đổi: 1m/s=3,6km/h

Cách giải:

Đổi: 72km/h=723,6m/s=20m/s

Chọn B.

Câu 7.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết tính tương đối của chuyển động

Cách giải:

Ô tô đang chạy trên đường:

Ô tô chuyển động so với mặt đường và cái cây bên đường → A, D đúng

Ô tô đứng yên so với người lái xe → B đúng, C sai

Chọn C.

Câu 8.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát

Cách giải:

Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật → A sai, D đúng

Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → B sai

Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy → C sai\

Chọn D.

Câu 9.

Phương pháp:

Lực là đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

Gốc là điểm đạt của lực

Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

Cách giải:

Lực là đại lượng vecto vì lực có độ lớn, phương và chiều

Chọn B.

Câu 10.

Phương pháp:

Đổi:

1m/s=3,6km/h;1km/h=0,278m/s

Cách giải:

Đổi các đơn vị:

12m/s=43,2km/h A đúng

48km/h=13,33m/s B sai

150cm/s=1,5m/s=5,4km/h C đúng

62km/h=17,2m/s D đúng

Chọn B.

Câu 11.

Phương pháp:

Đổi vận tốc: 1m/s=3,6km/h;1km/h=0,278m/s

Cách giải:

Vận tốc của ô tô là: 36km/h

Vận tốc của xe máy là: 18000m/h=18km/h

Vận tốc của tàu hỏa là: 14m/s=50,4km/h

Thứ tự vận tốc tăng dần là: xe máy – ô tô – tàu hỏa

Chọn C.

Câu 12.

Phương pháp:

Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị rồi so sánh

Đổi: 1m/s=3,6km/h

Cách giải:

Vận tốc chuyển động của phân tử hiđrô ở 00C là: 1700m/s=6120km/h

Ta thấy 6120km/h<18800km/h chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn

Chọn A.

II. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa

Câu 1.

Cách giải:

Ô tô đột ngột rẽ vòng sang phải  thì hành khách bị ngã sang trái do người có quán tính.

Câu 2.

Cách giải:

Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với đoàn vận động viên và đứng yên so với lễ đài.

Câu 3.

Cách giải:

Khi thả vật rơi, so sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng dần.

Câu 4.

Cách giải:

Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng giảm dần.

B. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng và quán tính

Cách giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính

Ví dụ về chuyển động có quán tính: bút tắc mực, ta vẩy mạnh, do quán tính, khi ngừng vẩy, mực vẫn tiếp tục chuyển động xuống ngòi bút, bút lại có thể viết tiếp được

Câu 2.

Phương pháp:

Trọng lượng của vật: P=10m

Sử dụng lý thuyết biểu diễn vecto lực

Cách giải:

Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật:

P=10m=10.150=1500(N)

Trọng lực có:

Điểm đặt tại tâm của vật

Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống

Độ lớn của lực bằng 1500N

Biểu diễn lực:

 

Câu 3.

Phương pháp:

Vận tốc: v=St

Cách giải:

Thời gian ô tô chuyển động là: t=10h8h=2(h)

Vận tốc của ô tô là: v=St=1082=54(km/h)=15(m/s)

Câu 4.

Phương pháp:

Vận tốc trung bình: v=S1+S2t1+t2

Cách giải:

Gọi quãng đường từ Cao Lãnh đến Hồng Ngự là S

Nửa quãng đường đầu xe đi với thời gian là:

t1=S1v1=S2v1=S2v1

Thời gian xe đi nửa quãng dường sau là:

t2=S2v2=S2v2=S2v2

Tổng thời gian xe chuyển động là:

t=t1+t2=S2v1+S2v2=S.(12v1+12v2)=S.v1+v22v1v2

Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:

v=St=SS.v1+v22v1v2=2v1v2v1+v2

Thay số:

50=2.65v265+v23250+50v2=130v280v2=3250v2=325080=40,625(km/h)

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 7)

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (3,0 điểm)

Câu 1: Một hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nào?

A. Nghiêng người sang phải

B. Nghiêng người sang trái

C. Ngồi yên

D. Ngã về phía trước

Câu 2: Đơn vị của vận tốc là

A. km.h                            B. m/s

C. h/km                            D. s/m

Câu 3: Đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ

A. Khối lượng                      B. Thể tích

C. Lực                                  D. Độ dài

Câu 4: Công thức tính vận tốc trung bình là

A. vtb=s.t            B. vtb=st

C. vtb=ts              D. vtb=F.s

Câu 5: Chuyển động nào sau là chuyển động đều

A. Ô tô bắt đầu rời bến

B. Hòn đá được ném lên cao

C. Chuyển động tròn của kim đồng hồ

D. Chuyển động thẳng của vật rơi tự do

Câu 6: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều. Các cặp lực cân bằng tác dụng lên ô tô là

A. Lực kéo và lực nâng của đường

B. Trọng lực và lực kéo

C. Trọng lực và lực ma sát

D. Trọng lực và lực nâng của đường

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Hai lực cân bằng là gì? Giải thích tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên và đang chuyển động, lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: (4 điểm) Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 8,1km hết 0,5 giờ.

a. Người nào đi nhanh hơn?

b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 30 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. B

3. C

4. B

5. C

6. D

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về quán tính

Cách giải:

Do có quán tính, hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy, xe đột ngột rẽ phải, hành khách sẽ ở trạng thái nghiêng người sang trái

Chọn B.

Câu 2.

Cách giải:

Đơn vị của vận tốc là m/s

Chọn B.

Câu 3.

Phương pháp:

Lực là đại lượng vecto

Cách giải:

Đại lượng là đại lượng vecto là lực

Chọn C.

Câu 4.

Cách giải:

Công thức tính vận tốc trung bình là: vtb=st

Chọn B.

Câu 5.

Phương pháp:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian

Cách giải:

Chuyển động là chuyển động đều là chuyển động tròn của kim đồng hồ

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng

Cách giải:

Ô tô đang chuyển động thẳng đều, các lực tác dụng lên ô tô là các lực cân bằng

Các cặp lực cân bằng là:

Trọng lực của xe và lực nâng của đường

Lực kéo và lực ma sát

Chọn D.

II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về hai lực cân bằng và chuyển động theo quán tính

Cách giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính

Ví dụ: Đặt một cố nước lên tờ giấy mỏng, giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc. Do có quán tính, cốc không chuyển động ngay mà vẫn đứng yên

Câu 2.

Phương pháp:

Vận tốc chuyển động: v=St

So sánh vận tốc của hai người

Quãng đường: S=vt

Hai người đi cùng chiều, khoảng cách giữa hai người: L=|S1S2|

Cách giải:

Đổi: 8,1km=8100m

0,5h=1800s

a. Vận tốc của người thứ nhất và người thứ 2 lần lượt là:

v1=S1t1=30060=5(m/s)v2=S2t2=81001800=4,5(m/s)

Nhận xét: 4,5m/s<5m/s người thứ nhất đi nhanh hơn

b. Đổi: 30phut=1800s

Quãng đường hai người đi được sau 30 phút lần lượt là:

S1=v1t=5.1800=9000(m)=9(km)S2=v2t=4,5.1800=8100(m)=8,1(km)

Khoảng cách giữa hai người sau 30 phút là:

L=S1S2=98,1=0,9(km)

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 8)

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: 

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?

A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật

B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật

D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật

Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1=54km/h;v2=10m/s;v3=0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc.

A. v1<v2<v3

B. v2<v1<v3

C. v3<v2<v1

D. v2<v3<v1

Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực?

A. Lực làm cho vật chuyển động

B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc

C. Lực làm cho vật biến dạng

D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai

Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát?

A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

C. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc

Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc?

A. km/ph                          B. m/h

C. ph/m                            D. km/h

Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: 

A. sẽ chuyển động nhanh hơn

B. sẽ tiếp tục đứng yên

C. sẽ chuyển động chậm dần

D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: 

A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất

B. Giảm áp lực của chân trên nền đất

C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất

D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất.

Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương,

A. cùng chiều, cùng độ lớn

B. ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

C. ngược chiều, cùng độ lớn

D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Biểu diễn các lực sau: 

a. Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N)

b. Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có độ lớn 300N; lực kéo Fk có phương nghiêng 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 200N.

Câu 2: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 600m hết 2 phút; quãng đường hai dài 6km hết 0,5 giờ.

a. Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường.

b. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Lời giải chi tiết

1.B

2.B

3.D

4.A

5.C

6.D

7.C

8.B

 I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Cách giải:

Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác

Chọn B.

Câu 2.

Phương pháp:

Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị rồi so sánh

Đổi vận tốc: 1m/s=3,6km/h;1km/h=0,278m/s

1km=1000m1km/s=1000m/s

Cách giải:

Đổi các vận tốc về m/s, ta có:

v1=54km/h=15m/sv2=10m/sv3=0,02km/s=20m/s

Sắp xếp các vận tốc theo thứ tự tăng dần, ta có: v2<v1<v3

Chọn B.

Câu 3.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về các tác dụng của lực

Cách giải:

Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát

Cách giải:

Phương án có thể giảm được ma sát là tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

Chọn A.

Câu 5.

Cách giải:

Các đơn vị vận tốc là: m/s;m/ph;m/h;km/s;km/ph;km/h...

Đơn vị không phỉa là đơn vị vận tốc là ph/m

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính

Cách giải:

Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Chọn D.

Câu 7.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát

Cách giải:

Khi đi trên mặt sàn trơn, lực ma sát trượt nhỏ là chân bị trơn trượt, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để tăng ma sát trượt giữa chân với nền đất

Chọn C.

Câu 8.

Phương pháp:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Cách giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật

Chọn B.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Trọng lượng của vật: P=10m

 Sử dụng lý thuyết biểu diễn vecto lực

Cách giải:

a. Trọng lực tác dụng lên vật chính là trọng lượng của vật:

P=10m=10.2=20(N)

Trọng lực có:

Điểm đặt tại tâm của vật

Phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống

Độ lớn của lực bằng 20N

Biểu diễn lực:

 

b. Biểu diễn các lực:

 

Câu 2.

Phương pháp:

Vận tốc: v=St

Vận tốc trung bình: vtb=S1+S2t1+t2

Cách giải:

Đổi: 2phut=120s

a. Vận tốc của người đó trên quãng đường đầu tiên là:

v1=S1t1=600120=5(m/s)=18(km/h)

Vận tốc của người đó trên quãng đường thứ hai là:

v2=S2t2=60,5=12(km/h)

b. Đổi: 600m=0,6km

2phut=130h

Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là:

vtb=S1+S2t1+t2=0,6+6130+0,5=12,375(km/h).

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 9)

I.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm

Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô

A. tiếp tục đi thẳng

B. rẽ sang phải

C. rẽ sang trái 

D. đang dừng lại

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động

Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố

A. phương và chiều của lực

B. điểm đặt của lực

C. độ lớn của lực

D. cả ba đáp án trên

Câu 4. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài S=3,6km, trong thời gian t=40 phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. 19,44m/s                 B. 15m/s

C. 1,5m/s                     D. 2323m/s

Câu 5. Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động

A. đều                      B. không đều

C. chậm dần            D. nhanh dần

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng. Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng phanh (thắng) xe để

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng trọng lực

Câu 7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều

A. cánh quạt quay ổn định

B. chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h

C. tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước

D. chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất

Câu 8. Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại

A. ma sát giữa đế giày và nền nhà

B. ma sát giữa thức ăn và đôi đũa

C. ma sát giữa bánh xe và trục quay

D. ma sát giữa dây là ròng rọc

II.  TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?

Câu 2. (2 điểm) Một người đi xe mô tô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t1=10 phút, trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2=20 phút. Tính quãng đường ABC.

Câu 3. (1 điểm) Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A  B. Vận tốc trong nửa thời gian đầu là 30km/h và trong nửa thời gian sau là 15m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường.

Lời giải chi tiết

1.C

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

7.C

8.C

I.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về quán tính

Cách giải:

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô rẽ sang phải.

Chọn C.

Câu 2.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết ma sát

Cách giải:

Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi, không phải là lực ma sát

Chọn C.

Câu 3.

Phương pháp:

Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

Gốc là điểm đặt của lực

Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

Cách giải:

Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố: điểm đặt của lực, phương và chiều cảu lực, độ lớn của lực

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp:

Vận tốc trung bình: v=St

Cách giải:

Đổi: 40phut=23h

Vận tốc trung bình của người đó là:

v=St=3,623=5,4(km/h)=1,5(m/s)

Chọn C.

Câu 5.

Cách giải:

Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động không đều.

Chọn B.

Câu 6.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát.

Cách giải:

Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng phanh (thắng) xe để tăng ma sát trượt.

Chọn A.

Câu 7.

Phương pháp:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Cách giải:

Chuyển động của cánh quạt quay ổn định; chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h; chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất là chuyển động đều.

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều.

Chọn C.

Câu 8.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát

Cách giải:

Ma sát giữa đế giày và nền nhà giúp giữ cho người đi không bị trượt: ma sát có lợi →A sai

Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa giúp giữ thức ăn không bị rơi: ma sát có lợi → B sai

Ma sát giữa bánh xe và trục quay làm mòn bánh xe và làm chậm chuyển động quay: ma sát có hại → C đúng

Ma sát giữa dây là ròng rọc giúp ròng rọc được giữ lại mà không bị trượt: ma sát có lợi → D sai

Chọn C.

II.  TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

Cách giải:

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: xe ô tô đang đi trên đường, ô tô chuyển động so với cây cối bên đường, nhưng đứng yên so với tài xế trên xe

Câu 2.

Phương pháp:

Quãng đường: S=vt

Cách giải:

Đổi: 10phut=16h

20phut=13h

Tổng thời gian người đó đi trên quãng đường ABC là:

t=t1+t2=16+13=0,5(h)

Quãng đường ABC dài là:

S=v.t=20.0,5=10(km)

Câu 3.

Phương pháp:

Quãng đường: S=vt

Vận tốc trung bình: vtb=S1+S2t1+t2

Cách giải:

Gọi thời gian xe máy chuyển động trên toàn bộ quãng đường là t

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian đầu là:

S1=v1t2=12v1t

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian cuối là:

S2=v2.t2=12v2t

Quãng đường xe máy đi được là:

S=S1+S2=12v1t+12v2t=v1+v22t

Vận tốc trung bình của xe máy trên cả đoạn đường là:

vtb=S1+S2t=v1+v22tt=v1+v22

Thay số: v1=30km/h;v2=15m/s=54km/h, ta có:

vtb=30+542=42(km/h).

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 10)

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa.
B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.
C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi.
D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng:

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào ?

A. đơn vị chiều dài
B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
D. các yếu tố khác.

Câu 4. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. 3 km.
B. 5,4 km.
C. 10,8 km.
D. 21,6 km.

Câu 5: Chuyển động của một vật càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động càng dài.
B. Thời gian chuyển động càng ngắn.
C. Vận tốc chuyển động càng lớn.
D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ.

Câu 6: Lực là nguyên nhân làm:

A. Tăng vận tốc của chuyển động.
B. Giảm vận tốc của chuyển động.
C. Không đổi vận tốc của chuyển động.
D. Thay đổi vận tốc của chuyển động.

Câu 7: Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.
B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng
D. Chỉ A, B sai.

Câu 8. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. 
B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. 
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 9: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật:

A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Bị biến dạng.

Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc  36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:

A. 2/3 h
B. 1,5 h
C. 75 phút
D. 120 phút

II. TỰ LUẬN (5đ)

Câu 11(1đ): Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ

Câu 12 (1đ): Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

Câu 13 (1đ): Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng.

Câu 14 (2 đ): Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . Tính áp suất của các chân ghế tiếp xúc lên mặt đất.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

B

C

D

D

B

C

B

II. TỰ LUẬN(5 điểm)

Câu 11:( 1đ) Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.

VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 12 ( 1đ):

Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h

Vận tốc của ôtô là:

\mathrm{v}=\frac{\mathrm{s}}{\mathrm{t}}=\frac{100}{2}=50 \mathrm{~km} / \mathrm{h}

Đổi ra m/s là: \mathrm{v}=50 \mathrm{~km} / \mathrm{h}=\frac{50 \mathrm{~km}}{1 \mathrm{~h}}=\frac{50000 \mathrm{~m}}{3600 \mathrm{~s}}=13,89 \mathrm{~m} / \mathrm{s}

Câu 13 ( 1đ): Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.

Câu 14 (2đ):

Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg,

S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2

p = ? N/m2

Bài giải

- Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là:

P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F ( vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên đóng vai trò là áp lực)

- Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m2 )

Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2)

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 11)

Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?

A.Người lái đò đứng yên so với dòng nước

B.Người lái đò đứng yên so với bờ sông

C.Người lái đò chuyển động so với dòng nước

D.Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 2. Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 36km.

B. Ô tô chuyển động trong một giờ

C. Trong mỗi giờ ô tô đi được 36km.

D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ.

Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.

D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 4. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?

A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động.

B. Căn cứ vào thời gian chuyển động.

C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động

D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 5: Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát

A.Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

B.Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C.Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc

D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6: Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A.Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

B.Khi vật chuyển động nhanh dần lên, chứng tỏ lực ma sát biến mất

C.Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia

D.Khi vật chuyển động chậm dần, chứng tỏ lực ma sát tăng dần

Câu 7: Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần

B.Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động đều sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi

C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại

D.Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa

Câu 8: 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng.

A. 15m/s B. 20,16m/s C. 25m/s D.30m/s

Câu 9: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường

Câu 10: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. đột ngột giảm vận tốc.

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải.

Câu 11: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây là đúng

Vật lý 8

A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N

B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N

C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N

D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N

Câu 12: Lực là đại lượng vectơ vì:

A.Lực làm vật biến dạng.

B. Lực có độ lớn , phương và chiều.

C. Lực làm vật thay đổi tốc độ.

D. Lực làm cho vật chuyển động.

Câu 13: Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau đây phép đổi nào là sai?

A. 12,096 m/s = 43,2km/h

B. 48 km/h = 23,33m/s

C. 1,512m/s = 5,4km/h

D. 62 km/h = 17,36m/s

Câu 14: Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000 m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy.

B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy

C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả.

D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả.

Câu 15: Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0°C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn.

B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn.

C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau)

D. Không có cơ sở để so sánh.

Câu 16: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật đang chuyển động thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

A.Vận tốc không thay đổi.

B.Vận tốc tăng dần

C.Vận tốc giảm dần.

D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần.

Câu 17: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A.Ô tô đang chuyển động

B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông

C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động

D. Chuyển động của một vật rơi xuống

Câu 18: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng:

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều..

Câu 19: Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?

Vật lý 8

Câu 20: Đơn vị của vận tốc là:

A. km.h B. m/s C. m.s D. s/m

Câu 21: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều?

A. Chuyển động của một ô tô đi từ Vĩnh Long đến Thành phố Hồ Chí Minh

B. Chuyển động của tàu hỏa lúc vào ga.

C. Chuyển động của quả banh đang lăn trên sân.

D. Chuyển động của đầu cánh quạt đang quay ổn định.

Câu 22: Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật.

C. Cả hai cách như nhau

D. Không so sánh được.

Câu 23. Một Canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván chuyển động so với vật nào sao đây?

A. Ván lướt.

B. Khán giả.

C. Ca nô.

D. Tài xế canô.

Câu 24. Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là?

A. 40 m/s

B. 8 m/s

C. 4,88 m/s

D. 120 m/s

Câu 25: Khi xe ô tô đang chạy và phanh gấp, hành khách trên xe ngã về phía:

A.Trước

B. Sau

C.Trái

D.Phải

Câu 26: Trường hợp nào không chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

A.Quyển sách nằm yên trên mặt bàng nằm ngang

B.Hòn đá nằm nghiêng trên dốc núi

C.Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng

D.Một vật nặng được treo bởi sợi dây

Câu 27: Đoàn tàu rời ga nếu lấy nhà ga làm mốc thì ta nói: Đoàn tàu

A.Đang chuyển động so với nhà ga

B.Đang đứng yên so với nhà ga

C.Đang chuyển động so với hành khách trên tàu

D.Đang chuyển động so với đoàn tàu

Câu 28: Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang.Các lực tác dụng vào vật cân bằng là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát của vật

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn

Câu 29: Hai chiếc tàu hỏa chạy trên đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi trên đoàn tàu thứ nhất sẽ:

A.Chuyển động so với tàu thứ hai

B.Đứng yên so với đoàn tàu thứ hai

C.Chuyển động so với tàu thứ nhất

D.Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai

Câu 30: Nói người đi xe máy từ Hà Nội-Hải Phòng với vận tốc 50km/h điều cho ta biết gì?

A.Vận tốc của người đó

B.Vận tốc trung bình của xe máy

C.Vận tốc chuyển động đều của xe máy

D.1 giờ người đó đi được 50km

Câu 31: Một người đi xe máy trong 30 phút với vận tốc trung bình là 30km/h. Quãng đường người đó đi được là:

A.2km B.15km C.30km D.60km

Câu 32: Một người đi xe đạp trong nửa quãng đường đầu với vận tốc v1=12km/h và nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 =20km/h. Trung bình cộng vận tốc của người đó trên cả quãng đường là:

A. 15 km/h B. 16km/h C. 14km/h D.11km/h

Câu 33: Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

A. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc

B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó

C. Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định

D. Chuyển động của kim phút đồng hồ

Câu 34: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên tàu là không đúng?

A. Cột đèn chuyển động so với đoàn tàu

B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu

C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu

D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.

Câu 35: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

A. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

D. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

Câu 36: Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?

A. Tính chất giữ nguyên vật tốc của vật gọi là quán tính

B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được

C. Vật có khối lượng lớn thì quán tính nhỏ và ngược lại

D. Vật có khối lượng lớn thì quán tính lớn và ngược lại

Câu 37: Khi bút máy tắc mực, ta thường cầm bút máy vẩy mạnh cho mực văng ra. Kiến thức vật lí nào đã được áp dụng? Hãy chọn câu đúng

A.Sự cân bằng lực

B.Quán tính

C.Tính linh động của chất lỏng

D. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật

Câu 38: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn

B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn

C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt

D.Để tiết kiệm vật liệu

Câu 39: Trong các phương án sau đây, phương án nào không giảm được ma sát?

A. tra dầu mỡ, bôi trơn mặt tiếp xúc

B. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

C. tăng độ ráp của mặt tiếp xúc

D. thay ma sát trợt bằng ma sát lăn.

Câu 40: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 1000N. Độ lớn của lực ma sát bằng:

A.1000 N

B.500 N

C.2000 N

D.100 N

Đáp án Đề thi giữa kì 1 Vật lí 8

1.A

2.C

3.B

4.D

5.C

6.C

7.B

8.B

9.C

10.D

11.D

12.B

13.B

14.B

15.A

16.D

17.C

18.D

19.B

20.B

21.D

22.A

23.B

24.B

25.A

26.C

27.A

28.C

29.B

30.D

31.B

32.B

33.A

34.B

35.A

36.C

37.B

38.C

39.C

40.A

 
Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 12)

A. Phần trắc nghiệm: 6 điểm.

Khoanh vào đáp án đúng..

1. Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc?

A. Khi vật đó không chuyển động.

B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.

C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.

D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

2. Thế nào là chuyển động không đều?

A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.

C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.

D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

3. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.

C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.

D. Ma sát khi đánh diêm.

4. Một ca nô đang trôi trên dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là Sai?

A. người lái ca nô đứng yên so với bờ sông B. người lái ca nô chuyển động so dòng nước. C.người lái ca nô đứng yên so với ca nô. D.người lái ca nô đứng yên so với dòng nước

5. Quĩ đạo chuyển động của một vật là:A. đường mà vật vạch ra trong quá trình chuyển động. B. là đường thẳng

C. là đường cong D. là đường tròn

6. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?

A Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định. C.Xe lửa đang vào nhà ga

B. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian D. Chiếc xe đang chạy xuống dốc

7. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Một vật được xem là chuyển động khi vị trí của nó thay đổi theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc

B. Người ta thường hay chọn vật mốc là Trái Đất hay những vật gắn liền với Trái Đất.

C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác

D. Một vật, có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.

8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc

D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc

9. Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động

B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động

C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h

D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường

10. Chuyển động không đều là:

A. chuyển động với vận tốc không đổi

B. chuyển động với độ lớn vận tốc không đổi

C. chuyển động với vận tốc thay đổi

D. chuyển động với độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian

11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn

B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn

C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn

D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn

12. 0000Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:

A. Chuyển động thẳng.

B. Chuyển động tròn.

C. Chuyển động cong.

D. Chuyển động phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.

B. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?

b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N)

Câu 2 (2 điểm)

Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 200m với vận tốc 7,2km/h rồi nghỉ 15 phút sau đó đi tiếp đoạn đường xuống dốc dài 450 trong thời gian 5 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường ra km/h và m/s.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Vật lý 8

I. Trắc nghiệm (6điểm).

1-D;  2-A;   3-B; 4-B; 5-A; 6-A; 7-C; 8-D; 9-D; 10-D; 11-C; 12D.

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

II. Tự luận (4 điểm).

a. Câu 1: Thì vật đó tiếp tục chuyển động thẳng đều

b. HS vẽ đúng cho 1đ.

Câu

Nội dung

Thang điểm

2)

Đổi 15 phút = 900s; 5 phÚt =300s; 7,2km/h = 2m/s

Thời gian lên dốc là: t1=S1/V1=200/2=100s

Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là:

Vtb=(S1+S2)/(t1+t2+t3)=(200+450)/(100+300+900)=0,5m/s=1,8km/h

 

1.0

 

1,0

 
Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 13)

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1 (0,5 điểm): Đơn vị của vận tốc là :

A. km.h

B. m/s

C. m.s

D. s/m

Câu 2 (0,5 điểm): Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là :

A. 2 km.

B. 6 km

C. 12 km

D. 24 km.

Câu 3 (0,5 điểm): Đơn vị của áp suất là:

A. Niutơn(N)

B. mét trên giây(m/s)

C.Niutơn trên mét vuông (N/m2)

D. kilôgam (kg)

Câu 4 (0,5 điểm): Lên càng cao áp suất khí quyển càng:

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Có thể tăng hoặc giảm.

II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1 : (2 điểm) Búp bê đang đứng trên xe lăn, đột ngột đẩy xe lăn về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Câu 2 : (3 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Câu 3: (3 điểm) Một tàu ngầm đang chuyển động dưới đáy biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.020.000 (N/m2) một lúc sau áp kế chỉ 860.000 N/m2.

a. Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao?

b. Tính độ sâu của tàu ở hai trường hợp trên. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3

Đáp án đề thi Vật lý 8 giữa học kì 1

Câu

Đáp án

Điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1,2,3,4

Tương ứng B, D, C, B

2 điểm

Phần tự luận

Câu 5

– Búp bê sẽ ngã về phía sau.

 

– Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên phần đầu của búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau

1 điểm

 

1 điểm

Câu 6

Tóm tắt:

 

S1= 3km S2 = 1,95 km v1 = 2 m/s = 7,2 km/h

t2 = 0,5h Tính vtb= ? Giải

Thời gian người đó đi quãng đường đầu là

t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h)

Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường

 

0,5 điểm

 

1 điểm

1,5 điểm

Câu 7

a.Tàu nổi lên vì áp suất lúc sau nhỏ hơn áp suất lúc đầu

 

b.Tóm tắt:

P1=2020000 N/m2 P2 = 860000 N/m2 d = 10300 N/m3

h1= ? h2 = ?

Giải:

Áp dung công thức:

h1= P1 : d = 2020000 : 10300 = 196,11m

h2 = P2 : d = 860000 : 10300 = 83,49 m

1 điểm

 

1 điểm

1 điểm

Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 14)

I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động cơ học là

A. sự dịch chuyển của vật.

B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.

C. sự thay đổi tốc độ của vật.

D. sự không thay đổi khoảng cách của vật.

Câu 2: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động không đều là

A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.

C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.

D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc là:

A. m/s

B. s/m

C. m.s

D. km.h

Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

A. đột ngột giảm vận tốc.

B. đột ngột tăng vận tốc.

C. đột ngột rẽ sang trái.

D. đột ngột rẽ sang phải.

Câu 5: Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi.

D. vật giữ nguyên tốc độ.

Câu 6: Lực là đại lượng véctơ vì

A. lực làm cho vật chuyển động B. lực làm cho vật bị biến dạng

C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. lực có độ lớn, phương và chiều

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 7: (2 điểm)

Vận tốc trung bình là gì? Cách xác định vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

Câu 8: (3 điểm)

Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?

a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.

b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách vẫn đứng yên.

c) Một quả bóng lăn trên mặt đất

Câu 9: (2 điểm)

Một người đi bộ xuống một cái dôc dài 120m hết 40s. Rồi lại đi tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 150m hết 1 phút thì dừng lại nghỉ chân. Tính vận tốc trung bình:

a) Trên mỗi quãng đường?

b) Trên cả quảng đường ?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 8

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A A D D D
Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 - 2025 có đáp án (20 đề) - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề thi số 15)

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau:

Câu 1: Một vật là đang đứng yên khi vị trí của vật với vật mốc:

A. càng xa.

B. càng gần.

C. thay đổi.

D. không đổi.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là kết luận không đúng:

A. Lực là nguyên nhân để duy trì được chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân để khiến vật thay đổi hướng của chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân để khiến vật thay đổi được vận tốc.

D. Một vật có thể bị biến dạng là do có lực đã tác động vào nó.

Câu 3: Đơn vị của vận tốc thì phụ thuộc vào ?

A. đơn vị của yếu tố chiều dài

B. đơn vị của yếu tố thời gian

C. đơn vị của yếu tố chiều dài và đơn vị của yếu tố thời gian.

D. những yếu tố khác.

Câu 4: Cho một người đi xe máy từ điểm A đến điểm B. Trên đoạn đường đầu, người đó đi hết mười lăm phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong khoảng thời gian là ba mươi phút với vận tốc là 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu đó dài bao nhiêu? Biết rằng vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường từ điểm A đến điểm B là 36 km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu trả lời dưới đây?

A. 3 km.

B. 5,4 km.

C. 10,8 km.

D. 21,6 km.

Câu 5: Chuyển động của một vật được coi là càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động của vật đó càng dài.

B. Thời gian chuyển động của vật đó càng ngắn.

C. Vận tốc chuyển động của vật đó càng lớn.

D. Vận tốc chuyển động của vật đó càng nhỏ.

Câu 6: Lực là nguyên nhân đã làm cho:

A. Tăng vận tốc chuyển động của vật.

B. Giảm vận tốc chuyển động của vật.

C. Không đổi vận tốc chuyển động của vật.

D. Thay đổi vận tốc chuyển động của vật.

Câu 7: Dưới tác dụng của những lực cân bằng thì:

A. Một vật thì sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.

B. Một vật mà đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng yên.

C. Một vật mà đang chuyển động thẳng thì vẫn sẽ chuyển động thẳng

D. Chỉ A, B sai.

Câu 8: Cách làm nào sau đây sẽ có thể giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc. 

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

C. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc. 

D. Tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.

Câu 9: Nếu vật phải chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này sẽ không thể làm vật:

A. Đang chuyển động thì có thể chuyển động nhanh lên.

B. Đang chuyển động thì có thể chuyển động chậm lại.

C. Đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Sẽ bị biến dạng.

Câu 10: Một xe ô tô chở hành khách đang chuyển động đều trên đoạn đường dài 54km, với vận tốc là 36km/h. Thời gian để đi hết quãng đường đó của xe sẽ là:

A. 2/3 h

B. 1,5 h

C. 75 phút

D. 120 phút

II. TỰ LUẬN

Câu 11: Em hãy nêu khái niệm của chuyển động đều? Cho ví dụ minh họa

Câu 12: Một ôtô bắt đầu khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng là lúc 10 giờ. Cho biết đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô sẽ là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?

Câu 13: Tại sao chúng ta phải dùng những con lăn bằng gỗ hay là các đoạn ống thép kê dưới những cỗ máy to nặng để di chuyển dễ dàng.

Câu 14: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái bàn có bốn chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt đất là 8cm2 . Em hãy tính áp suất của các chân ghế khi tiếp xúc lên mặt đất.

Hướng dẫn giải bài:

I.TRẮC NGHIỆM(5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C B C D D B C B

II.TỰ LUẬN(5 điểm)

Câu 11: Chuyển động đều là kiểu chuyển động mà vận tốc của vật sẽ không thay đổi theo thời gian.

VD : Chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 12:

Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?

Khoảng thời gian mà ôtô đi từ Hà Nội tới được Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h

Vận tốc của ôtô là:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án (ảnh 1)

Đổi ra m/s là:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-vat-ly-8

Câu 13: Sử dụng con lăn bằng gỗ hoặc các ống thép kê dưới những cỗ máy to nặng khi đó thì ma sát lăn sẽ có độ lớn nhỏ, nên ta có thể dễ dàng di chuyển cỗ máy.

Câu 14:

Tóm tắt: m1 =60kg, m2 =4kg,

S = 4.8cm2 =32cm2 = 0,0032m2

p = ? N/m2

Bài giải

– Trọng lượng của gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn là:

P= 10m= 10 (60+4) = 640N = F (vì P vuông góc với mặt sàn nằm ngang nên giữ vai trò là áp lực)

– Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:

ADCT: p = F:S = 640 : 0,0032 = 200.000 (N/m2 )

Vậy Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: 200.000 (N/m2)

 

Tài liệu có 19 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống