Tài liệu Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa học kì 1 năm học 2024 - 2025 gồm 15 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Vật Lí lớp 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Vật Lí lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:
MA TRẬN
Nội Dung |
Các Mức Độ Nhận Thức |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Chuyển động cơ học |
- Nêu được định nghĩa về chuyển động cơ học
|
|
|
- Trình bày và lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động
|
|
|
1,75đ |
Điểm – tỉ lệ |
0,75đ – 7,5% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
1đ – 10% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
1,75đ – 17,5% |
Vận tốc |
- Nêu được công thức tính vận tốc và đơn vị của nó
|
|
- Áp dụng được công thức tính vận tốc
|
- Vận dụng được công thức tính vận tốc để làm bài tập
|
|
- Sử dụng được các kiến thức đã học về vận tốc để giải quyết vấn đề |
3.5đ |
Điểm – tỉ lệ |
1,75đ – 17,5% |
0đ – 0% |
0,5đ – 5% |
0,25đ – 2,5% |
0đ – 0% |
1đ – 10% |
3.5đ – 35% |
Lực – Quán tính |
|
- Biết cách biểu diễn lực
|
|
- Biết cách mô tả các lực tác dụng lên vật
|
- Nhận biết được một số loại lực ma sát và ứng dụng của nó
|
- Vận dụng được kiến thức về quán tính để giải thích một số hiện tượng trong thực tế |
4,25đ |
Điểm – tỉ lệ |
0đ – 0% |
1,5đ – 15% |
0đ – 0% |
1,5đ – 15% |
0,25đ – 2,5% |
1đ – 10% |
4,25đ – 42,5% |
Áp suất |
- Nêu được công thức tính áp suất và đơn vị của nó
|
|
|
|
|
|
0,5đ |
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ – 5% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0,5đ – 5% |
Tổng |
3 đ |
1,5đ |
0,5 |
2,75đ |
0,25đ |
2đ |
10đ |
Tỉ lệ |
4,5đ – 45% |
3,25 – 32,5% |
2,25đ – 22,5% |
10đ – 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:
A. tăng ma sát trượt B. tăng ma sát lăn
C. tăng ma sát nghỉ D. tăng quán tính
Câu 2: Độ lớn của vận tốc cho biết:
A. Quỹ đạo của chuyển động
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
D. Dạng đường đi của chuyển động
Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 4: Hai lực đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều là:
A. Hai lực không cân bằng B. Hai lực cân bằng
C. Quán tính D. Khối lượng
Câu 5: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:
A. 76 N/m2 B. 760 N/m2
C. 103360 N/m2 D. 10336000 N/m2
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Câu 7: Đổ nước đầy một cốc bằng thủy tinh sau đó đậy kín bằng tờ bìa không thấm nước, lộn ngược lại thì nước không chảy ra. Hiện tượng này liên quan đến kiến thức vật lí nào?
A. Áp suất của chất lỏng. B. Áp suất của chất khí.
C. Áp suất khí quyển. D. Áp suất cơ học.
Câu 8: Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếc va li đặt trên giá để hàng. Chiếc va li
A. chuyển động so với thành tàu. B. chuyển động so với đầu máy.
C. chuyển động so với người lái tàu. D. chuyển động so với đường ray.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chuyển động cơ là gì? Vì sao nói chuyển động có tính chất tương đối? Hãy lấy một ví dụ minh họa.
Câu 2: (2 điểm) Một xe ô tô đi trên đoạn đường thứ nhất với vận tốc 30 km/h trong 0,2 h, trên đoạn đường thứ hai dài 4 km với thời gian 0,25 h.
a. Tính quãng đường xe đi được trên đoạn đường thứ nhất.
b. Tính vận tốc của xe trên đoạn đường thứ hai và vận tốc trung bình của xe trên cả hai đoạn đường.
Câu 3: (2 điểm) Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của rượu drượu = 8000 N/m3.
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 2: Công thức tính vận tốc là
A. B. C. D.
Câu 3: Trong các cách làm dưới dây, cách nào làm tăng ma sát?
A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
B. Rắc cát trên đường ray xe lửa
C. Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
D. Tra dầu vào xích xe đạp
Câu 4: Với cùng cường độ, cách biểu diễn hai lực cân bằng nào sau đây đúng?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. B. C. D.
Câu 6: Câu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của các lực cân bằng?
A. Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật.
B. Hai lực cân bằng làm thay đổi vận tốc của vật.
C. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động chậm dần.
D. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động nhanh dần.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a. Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 1 kg với tỉ lệ xích tùy ý.
b. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau:
Câu 2: (1 điểm) Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng lại từ vách đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi là bao nhiêu? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s.
Câu 3: (3 điểm) Một người đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc 12km/h. Biết vận tốc trung bình cả đoạn đường là 8km/h. Vận tốc người đó đi nửa đoạn đường sau là bao nhiêu?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát. B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. D. Khi viết phấn trên bảng.
Câu 2: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.
A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.
B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.
C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.
D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.
Câu 3:Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 1km, trong thời gian 30 phút. Vận tốc trung bình của người đó là
A. 5 km/h B. 15 km/h C. 2 km/h D. 2/3 km/h
Câu 4: Phương án nào sau đây không đúng với tình huống: Một con tàu đang lướt sóng trên biển.
A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.
B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.
C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.
D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.
Câu 5: Công thức tính vận tốc là
Câu 6: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Câu 7: Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? Hãy chọn câu đúng:
A. Bến xe
B. Một ô tô khác đang rời bến
C. Một ô tô khác đang đậu trong bến
D. Cột điện trước bến xe
Câu 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một người đi bộ với vận tốc 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.
Câu 2. (2 điểm) Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:
a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.
b) Khi cán bủa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
Câu 3. (2 điểm) Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2 . Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của 1 ô tô nặng 2000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2.
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Một ca nô đang trôi trên dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là Sai?
A. người lái ca nô đứng yên so với bờ sông B. người lái ca nô chuyển động so dòng nước. C.người lái ca nô đứng yên so với ca nô. D.người lái ca nô đứng yên so với dòng nước
Câu 2. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều ?
A Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định.
C. Xe lửa đang vào nhà ga
B. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian
D. Chiếc xe đang chạy xuống dốc
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.
C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.
D. Ma sát khi đánh diêm.
Câu 4. Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị của vận tốc:
A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m.
Câu 5. Lực là một đại lượng vectơ vì:
A. Lực có độ lớn, phương và chiều. B. Lực làm cho vật chuyển động.
C. Lực làm cho vật biến dạng. D. Lực làm cho vật thay đổi vật tốc.
Câu 6. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?Chọn câu trả lời đúng .
A. Vận tốc không thay đổi. B. Vận tốc tăng dần.
C. Vận tốc giảm dần. D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn
B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn
C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn
D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật
D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Vận tốc của một ô tô là 54 km/h; của một người đi xe đạp là 10 m/s; của một tàu hỏa là 60k/h. Điều đó cho biết gì?
Câu 2. (2 điểm)
a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?
b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N).
Câu 3.(2 điểm) Hai ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau. Vận tốc của xe thứ nhất là 60km/h, vận tốc của xe thứ hai là 72km/h . Ban đầu hai xe cách nhau 198km, sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Áp suất phụ thuộc vào
A. phương của lực. B. chiều của lực.
C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
Câu 2:Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé cùa hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?
A. Người phụ lái đứng yên. B. Ô tô đứng yên.
C. Cột đèn bên đường đứng yên. D. Mặt đường đứng yên.
Câu 3: Trong các trường hợp sau trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? Hãy chọn câu đúng nhất?
A. Khi có một lực tác dụng
B. Khi có hai lực tác dụng với độ lớn khác nhau
C. Khi có các lực tác dụng lên vật cân bằng
D. Khi có các lực tác dụng lên vật không cân bằng
Câu 4: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1,5h. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là
A. 39 km B. 45 km C. 2700 km D. 10 km
Câu 5: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì
A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 6: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây đúng
A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N.
B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N.
C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N.
D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N.
Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.
A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Câu 8: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A. phương, chiều. B. điểm đặt, phương, chiều.
C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340m/s.
Câu 2:(2 điểm) Hãy nêu hai ví dụ cho thấy một vật đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác.
Câu 3 (2 điểm) Một người đi xe đạp lên một cái dốc dài 200m với vận tốc 7,2km/h rồi nghỉ 15 phút sau đó đi tiếp đoạn đường xuống dốc dài 450m trong thời gian 5 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường ra km/h và m/s.
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Kết luận nào sau đây ĐÚNG:
A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 2: 72km/h tương ứng bao nhiêu m/s. Hãy chọn câu đúng:
A. 15m/s B. 25m/s C. 20m/s D. 30m/s
Câu 3: Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? Hãy chọn câu đúng:
A. Bến xe B. Một ô tô khác đang rời bến
C. Một ô tô khác đang đậu trong bến D. Cột điện trước bến xe
Câu 4: Trong phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là sai?
A. 760mmHg = 103360 N/m2
B. 750mmHg = 10336 N/m2
C. 100640 N/m2 = 74cmHg
D. 700 mmHg = 95200 N/m2
Câu 5: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát
A. Lực xuất hiện khi kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
B. Lực làm vật nhỏ chuyển động từ trên cao xuống
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị dãn
D. Lực tác dụng làm ô tô chuyển động
Câu 6: Phương án nào sau đây không đúng với tình huống: Một con tàu đang lướt sóng trên biển.
A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.
B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.
C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.
D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?
b/ Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N).
Câu 2: (3 điểm) Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
a. Trọng lực của một vật có cường độ là 1000 N ( tỉ xích tùy chọn).
b. Lực kéo của một sà lan theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, có độ lớn 2000N tỉ xích 1cm ứng với 500N.
Câu 3: (2 điểm) Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A
Câu 2: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
A. p1 = p2 = p3 B. p1 > p2 > p3
C. p3 > p2 > p1 D. p2 > p3 > p1
Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 4: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn
D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 5: Chọn câu đúng:
A. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào phương của lực
B. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào chiều của lực
C. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào điểm đặt của lực
D. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 6: Ý nghĩa của vòng bi là:
A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
C. thay ma sát lăn bằng ma sát trượt D. thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình 40km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 45km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
Câu 2: (2 điểm) Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 3: (2 điểm) Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy = 3,144.
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Đơn vị của áp lực là
A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2
Câu 2: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng:
A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
C. Hai người chuyển động so với mặt đường.
D. Hai người đứng yên so với bánh xe.
Câu 3: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình:
A. B.
C. D.
Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của đầu cánh quạt máy bay khi quạt đang chạy ổn định.
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
C. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
D. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Câu 5: Khi nói Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vật chọn làm mốc là:
A. Trái Đất B. Mặt Trăng
C. Một vật trên Mặt Trăng D. Một vật trên Trái Đất
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn:
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
B. Ma sát khi đánh diêm
C. Ma sát tay cầm quả bóng
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong ½ thời gian đầu là 30km/h và trong ½ thời gian sau là 15m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường?
Câu 2: (2 điểm) Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của hai xe?
Câu 3: (3 điểm) Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết:
A. Quỹ đạo của chuyển động
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
D. Dạng đường đi của chuyển động
Câu 2: Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Câu 3: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
Câu 4: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 5: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?
A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 6: Đơn vị đo áp suất là:
A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N
Câu 7: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 8: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 15000N. Độ lớn của lực ma sát khi đó là:
A. 15000N B. Lớn hơn 15000N
C. Nhỏ hơn 15000N D. Không thể tính được
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một chiếc tàu đi xuôi dòng từ bến A đến hết bến B hết 2 giờ. Nếu tàu này đi ngược dòng từ bến B đến bến A thì hết 3 giờ. Tính khoảng cách từ bến A đến bến B, biết vận tốc của tàu khi đi xuôi dòng hơn vận tốc của tàu khi đi ngược dòng là 6km/h?
Câu 2: (2 điểm) Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 18km. Nếu đi ngược chiều thì sau 12 phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 1 giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của hai xe?
Câu 3: (2 điểm) Một người đi bộ trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 10km/h, trong thời gian t1 = 30 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 8km/h, trong thời gian t2 = 15 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là bao nhiêu?
----------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
A. Xe máy đang đi trên đường
B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
C. Chiếc thuyền chạy trên sông
D. Chiếc đu quay đang quay
Câu 2: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. ma sát B. trọng lực
C. quán tính D. đàn hồi
Câu 3: Hai lực cân bẳng là:
A. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
B. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
C. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
D. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Câu 4: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
A. Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.
C. Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 5: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động chậm đi thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc
B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc
C. Có phương vuông góc với với vận tốc
D. Có phương bất kỳ so với vận tốc
Câu 6: Dùng cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:
Lực là nguyên nhân làm … vận tốc của chuyển động.
A. Tăng
B. Không đổi
C. Giảm
D. Thay đổi
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg.
Câu 2: (2 điểm) Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy giải thích.
Câu 3: (3 điểm) Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là bao nhiêu?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:
A. phương của lực B. chiều của lực
C. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 2: Một ô tô chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1000N. Độ lớn của lực ma sát là:
A. 1000N B. Lớn hơn 1000N
C. Nhỏ hơn 1000N D. Chưa thể tính được
Câu 3: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 4: Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Do người có khối lượng lớn B. Do quán tính
C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau D. Một lí do khác
Câu 5: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
B. Đơn vị của áp suất là N/m2
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực
Câu 6: Phương án nào sau đây không đúng với tình huống: Một con tàu đang lướt sóng trên biển.
A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.
B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.
C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.
D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình 40km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ô tô đi với vận tốc 45km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
Câu 2: (2 điểm) Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Câu 3: (2 điểm) Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 18km. Nếu đi ngược chiều thì sau 12 phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 1 giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của hai xe đó?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau
B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau
D. Ngôi nhà chuyển động đối với các ô tô
Câu 2: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A. phương, chiều. B. điểm đặt, phương, chiều.
C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
Câu 3: Lực tác dụng lên vật làm cho vận tốc của vật…..
A. bằng 0 B. tăng C. giảm D. thay đổi
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.
A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy
Câu 5: Kết luận nào sau đây đúng
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực chỉ có thể làm vật biến dạng.
D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 6: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng.
A. Vận tốc không thay đổi
B. Vận tốc tăng dần
C. Vận tốc giảm dần
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau đây
a) 76cmHg = … mmHg = … = …. N/m2
b) 7500 mmHg = … cmHg
Câu 2: (2 điểm) Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1 phút 40 giây; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100 giây. Tính vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường?
Câu 3: (2 điểm) Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong ½ thời gian đầu là 30km/h và trong ½ thời gian sau là 15m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường?
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo
B. Giật đầu B một cách từ từ
C. Giật thật nhẹ đầu B
D. Vừa giật vừa quay sợi chỉ
Câu 2: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. thay đổi khối lượng B. thay đổi vận tốc
C. không thay đổi trạng thái D. không thay đổi hình dạng
Câu 3: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào?
A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.
B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.
Câu 4: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí: …. là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
A. Véctơ B. Thay đổi C. Vận tốc D. Lực
Câu 5: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 6: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
A. Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.
C. Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 7: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 8: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 9: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D. Ô tô chuyển động so với cây cối bên đường
Câu 10: Một ô tô chở khách chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là sai?
A. Ô tô đứng yên so với hành khách trên xe
B. Ô tô chuyển động so với mặt đường
C. Hành khách đứng yên so với ô tô
D. Hành khách đang chuyển động so với người lái xe
Câu 11: Hai chiếc tàu hoả chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Phát biểu nào đúng:
A. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với tàu thứ hai.
B. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất đứng yên so với tàu thứ hai.
C. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với tàu thứ nhất.
D. Người ngồi trên chiếc tàu thứ nhất chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai.
Câu 12: Chọn đáp án đúng: Vận tốc phụ thuộc vào
A. quãng đường chuyển động. B. thời gian chuyển động.
C. cả A và B đúng. D. cả A và B sai
Câu 13: Vận tốc của ô tô là 36km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng
A. Ô tô chuyển động được 36km
B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ
C. Trong 1 giờ ô tô đi được 36km
D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ
Câu 14: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
A. 240m B. 2400m C. 14,4km D. 4km
Câu 15: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18m/s, của tàu hoả là 14m/s. Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:
A. Ô tô - tàu hỏa - xe máy B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy
C. Xe máy - ô tô - tàu hỏa D. Xe máy - tàu hỏa - ô tô
Câu 16: Lúc 5h sáng Chang chạy thể dục từ nhà ra đến cầu Chương Dương rồi từ cầu Chương Dương chạy về nhà. Biết từ nhà ra cầu Chương Dương dài 2,5km. Chang chạy với vận tốc 5km/h và khi ra đến cầu Chang quay đầu chạy ngược về nhà luôn. Hỏi Chang về tới nhà lúc mấy giờ?
A. 5 giờ 30 phút B. 6 giờ C. 1 giờ D. 0,5 giờ
Câu 17: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Khối lượng vật bao nhiêu?
A. m > 2kg B. m = 20kg
C. m = 2kg D. m < 2kg
Câu 18: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. thay đổi khối lượng B. thay đổi vận tốc
C. không thay đổi trạng thái D. không thay đổi hình dạng
Câu 19: Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?
A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn
B. Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe
C. Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn
D. Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục
Câu 20: Máy bay đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30p. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. 39km B. 45km C. 2700km D. 10km
Câu 21: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:
A. Lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.
B. Lực có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 20N.
C. Lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.
D. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.
Câu 22: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
A. F3 > F2 > F1 B. F2 > F3 > F1
C. F1 > F2 > F3 D. Một cách sắp xếp khác
Câu 23: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống
B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Câu 24: Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:
A. Hai lực không cân bằng B. Hai lực cân bằng
C. Quán tính D. Khối lượng
Câu 25: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ
C. ma sát lăn D. lực quán tính
--------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:
A. 20000N B. Lớn hơn 20000N
C. Nhỏ hơn 20000N D. Không thể tính được
Câu 2: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Ô tô đang chuyển động
B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông
C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động
D. Chuyển động của một vật rơi xuống
Câu 3: Hai lực cân bẳng là:
A. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
B. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
C. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
D. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Câu 4: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 5: Bốn bình 1, 2, 3, 4 cùng đựng lượng nước như dưới. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất?
A. Bình 1 B. Bình 2 C. Bình 3 D. Bình 4
Câu 6: Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?
A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn
B. Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe
C. Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn
D. Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục
Câu 7: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào sai?
A. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
C. Công thức tính vận tốc là: .
D. Đơn vị của vận tốc là km/h.
Câu 8: Áp suất phụ thuộc vào
A. phương của lực. B. chiều của lực.
C. điểm đặt của lực. D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
Câu 9: Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Câu 11: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng:
A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
C. Hai người chuyển động so với mặt đường.
D. Hai người đứng yên so với bánh xe.
Câu 12: Độ lớn của vận tốc cho biết:
A. Quỹ đạo của chuyển động
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc
D. Dạng đường đi của chuyển động
Câu 13: Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2
Câu 14: Dạng chuyển động của quả lắc trong đồng hồ quả lắc:
A. Chuyển động thẳng
B. Chuyển động cong
C. Chuyển động tròn
D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng
Câu 15: Hình vẽ bên. Câu mô tả nào sau đây đúng
A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N.
B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N.
C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N.
D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N.
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.
A. Phanh xe để xe dừng lại. B. Khi đi trên nền đất trơn.
C. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy.
Câu 17: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác
B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 18: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều?
A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc
B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành
C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga
Câu 19: Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 1km, trong thời gian 30 phút. Vận tốc trung bình của người đó là
A. 5 km/h B. 15 km/h C. 2 km/h D. 2/3 km/h
Câu 20: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A. phương, chiều. B. điểm đặt, phương, chiều.
C. điểm đặt, phương, độ lớn. D. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
A. Xe máy đang đi trên đường
B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
C. Chiếc thuyền chạy trên sông
D. Chiếc đu quay đang quay
Câu 22: Cốc nước được đặt đứng yên trên mặt bàn. Các lực tác dụng vào cốc cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.
C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.
D. Ma sát khi đánh diêm.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là SAI ?
A. Một vật được xem là chuyển động khi vị trí của nó thay đổi theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc.
B. Người ta thường hay chọn vật mốc là Trái Đất hay những vật gắn liền với Trái Đất.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác.
D. Một vật, có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc
---------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay?
A. Lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát nghỉ.
C. Lực ma sát lăn.
D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
Câu 2: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát?
A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
C. Tra dầu mỡ bôi trơn.
D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
Câu 3: Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc
B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động
C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động
D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 4: Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 15000N. Độ lớn của lực ma sát khi đó là:
A. 15000N
B. Lớn hơn 15000N
C. Nhỏ hơn 15000N
D. Không thể tính được
Câu 5: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép
C. Lực ép có phương tạo với mặt vị ép một góc bất kì
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép
Câu 6: Muốn tăng áp suất thì:
A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
Câu 7: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 8: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18m/s, của tàu hoả là 14m/s. Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:
A. Ô tô - tàu hỏa - xe máy
B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy
C. Xe máy - ô tô - tàu hỏa
D. Xe máy - tàu hỏa - ô tô
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy giải thích.
Câu 2: (2 điểm) Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 18km. Nếu đi ngược chiều thì sau 12 phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 1 giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
Câu 3: (2 điểm) Biểu diễn các véc tơ lực sau đây:
a. Trọng lực của một vật có cường độ là 1000 N ( tỉ xích tùy chọn).
b. Lực kéo của một sà lan theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, có độ lớn 2000N tỉ xích 1cm ứng với 500N.
---------HẾT-----------