Tài liệu Bộ đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 5 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Sinh học 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Sinh học lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Động vật nào dưới đây là đại diện của Ngành Thân mềm?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 2. Hầu hết giun tròn kí sinh ở
A. người, động vật và cả thực vật.
B. nấm.
C. tảo.
D. thực vật.
Câu 3. Tôm thường kiếm ăn vào lúc
A. sáng sớm. B. giữa trưa.
C. chập tối. D. đêm khuya.
Câu 4. Hải quỳ khác san hô ở đặc điểm
A. cơ thể hình trụ
B. kiểu sống bám.
C. không sống tập đoàn.
D. nhiều tua miệng.
Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.
Bảng 1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp
STT |
Tên đại diện |
Môi trường sống |
Các phần cơ thể |
Râu |
Chân ngực (số đôi) |
Cánh |
||||
Nước |
Nơi ẩm |
Ở cạn |
Có |
Không có |
Không có |
Có |
||||
1 |
Giáp xác(Tôm sông) |
2 |
5 đôi |
|||||||
2 |
Hình nhện(Nhện) |
2 |
4 đôi |
|||||||
3 |
Sâu bọ Châu chấu) |
3 |
3 đôi |
Câu 2. Em và những người thân trong gia đình em thường lấy giun mỗi năm mấy lần? Tại sao y học cổ truyền khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 – 2 lần trong 1 năm?
Câu 3. Tại sao trong thụ tinh ngoài số lượng lớn trứng cá chép đẻ ra lại lớn?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: C
Câu 5:
Chú thích
1. Roi;
2. Điểm mắt;
3. Không bào co bóp;
4. Màng cơ thể;
5. Hạt diệp lục;
6. Hạt dự trữ;
7. Nhân.
Cấu tạo cơ thể trùng roi
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
STT |
Tên đại diện |
Môi trường sống |
Các phần cơ thể |
Râu |
Chân ngực (số đôi) |
Cánh |
||||
Nước |
Nơi ẩm |
Ở cạn |
Có |
Không có |
Không có |
Có |
||||
1 |
Giáp xác(Tôm sông) |
x |
2 |
x |
5 đôi |
x |
||||
2 |
Hình nhện(Nhện) |
x |
x |
2 |
x |
4 đôi |
x |
|||
3 |
Sâu bọ Châu chấu) |
x |
3 |
x |
3 đôi |
x |
Câu 2.
- Do trình độ vệ sinh xã hội ở nước ta còn thấp, nên dù phòng tránh tích cực cũng không tránh khỏi mắc bệnh giun đũa.
- Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun và tác hại do giun gây ra là như nhau. Giun sống trong ruột, tiết ra chất độc, chiếm lấy thức ăn, hút chất dinh dưỡng, vitamin, prôtein, chất sắt…, gây nên tình trạng choáng váng, mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng… Đối với loại giun đũa có thể gây nên tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột và có thể dẫn đến giun chui ống mật. Giun móc có thể gây thiếu máu, suy tim, mề đay… Hoặc giun tóc thường gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt vitamin, thiếu máu…
- Phụ nữ mang thai mà nhiễm giun nặng có thể bị thiếu máu, thiếu chất, dẫn đến nguy cơ sẩy thai.
- Trẻ em nhiễm giun nặng thường gầy ốm, suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm phát triển trí tuệ. Thông thường, trẻ 24 tháng tuổi trở lên là nên cho uống thuốc tẩy giun.
- Do đó, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần phải tẩy giun định kì để bảo vệ sức khỏe.
- Nên tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/ lần vào cùng một thời điểm để đạt hiệu quả cap nhất.
- Sử dụng thuốc tẩy giun chỉ là việc tiêu diệt giun chứ không có tác dụng phòng tránh nhiễm giun.
- Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, cần hết sức chú ý giáo dục cho trẻ thực hiện chế độ vệ sinh tốt.
- Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt ( vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián…) và có ý thức vệ sinh ăn uống.
Vì thế, y học khuyên mỗi năm nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần. Tốt nhất là nên tẩy giun định kì 6 tháng/ lần. Trước khi sử dụng bất cứ 1 loại thuốc trị giun nào cần có chỉ định của bác sĩ.
Câu 3.
- Trong sự thụ tinh, số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng ít nên xác suất thụ tinh không cao.
- Sự thụ tinh xảy ra ở môi trường trong nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù.
- Điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng như nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp,…
- Trứng sau khi nở thành cá con có thể bị các sinh vật khác ăn thịt nên tỉ lệ con trưởng thành thấp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường trên không?
A. ngỗng, vịt trời, gà, bướm.
B. mực, sứa, vịt trời, công.
C. quạ, đại bàng, chuồn chuồn, chim én.
D. hến, tôm hùm, chim cánh cụt, ngỗng.
Câu 2. Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. quang hợp.
B. bài tiết.
C. trao đổi khí.
D. nhận biết ánh sáng.
Câu 3. Động vật trong hình nào dưới đây không được xếp vào ngành Động vật không xương sống?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 4. Điều không thuộc đặc điểm chung của sâu bọ là
A. cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu.
B. ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
C. biến thái không hoàn toàn.
D. hô hấp bằng ống khí,
Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?
A. động mạch chủ lưng và các mao mạch mang.
B. động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
C. các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.
D. động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Đây là hình ảnh “ Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới”
Nhìn vào bảng trên và điền vào bảng sau đây:
Môi trường |
5 động vật trong hình |
Trên cạn có |
|
Dưới nước có |
|
Trên không có |
Câu 2. Các em rất tự hào khi biết rằng nước ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quý và hiếm. Vậy chúng ta làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Câu 3. Em hãy nêu ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: D
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Môi trường |
5 động vật trong hình |
Trên cạn có |
Hươu, Vượn, Báo gấm, Sư tử, Thỏ. |
Dưới nước có |
Mực, Cá chình, Bạch tuộc, Cá nhà táng, Ốc cánh. |
Trên không có |
Ngỗng trời, Quạ, Kền kền, Bướm, Ong. |
Câu 2.
- Để thể giới động vật mãi đa dạng phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao, môi trường đất,…
- Khai thác hợp lí các loài động vật đề phục vụ cho con người.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.
- Tuyên truyền cho mọi người dân cùng bảo vệ động vật.
- Trông cây xanh để tạo nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật.
- Không ăn thị và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.
- Trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình Sinh học 7 để có được kiến thức cơ bản bản về thế giới động vật.
Câu 3.
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với con người như:
- Cung cấp nguyên liệu cho con người như: da, lông, thực phẩm,…
* Ví dụ:
+ Lợn, gà, cá, … cung cấp thực phẩm.
+ Vịt, chồn, cừu,… cung cấp lông.
+ Cá sấu, lạc đà, … cung cấp da.
- Dùng làm vật thì nghiệm trong nghiên cứu khoa học, học tập, thí nghiệm thuốc.
* Ví dụ:
+ Giun, cá, ếch, chuột, cho, … dùng cho học tập và nghiên cứu khoa học
+ Chuột bach, khỉ, … dùng để thử nghiệm thuốc.
- Chúng còn hỗ trợ cho con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
* Ví dụ: Khỉ, cá heo, …
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống ở môi trường nước?
A. cá chép, vịt, báo, chó.
B. tôm, mực, ngao, bạch tuộc.
C. sứa, ruồi, ốc, hến.
D. trai, ngao, hươu, hổ.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây cho thấy tập tính của ốc sên là đào hốc sâu rồi chui xuống đẻ trứng vào đó. Ốc sên con ra đời sau vài tuần. Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng là
A. bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
B. để trứng nở nhanh hơn.
C. để trứng nở toàn ốc sên cái.
D. để tăng nhiệt độ ấp trứng.
Câu 3. Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản
A. phân đôi. B. vô tính. C. hữu tính. D. tiếp hợp.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm phân biệt giữa thực vật với động vật?
A. không có khả năng tự di chuyển.
B. không có khả năng phản ứng.
C. đa số không có khả năng tự dưỡng.
D. không có hệ thần kinh và giác quan.
Câu 5. Hãy chú thích vào ô trông thay cho các số trong hình dưới đây
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.
Bảng 1. Đa dạng về tập tính
STT |
Các tập tính chính |
Tôm |
Tôm ở nhờ |
Nhện |
Ve sầu |
Kiến |
Ong mật |
1 |
Tự vệ, tấn công |
||||||
2 |
Dự trữ thức ăn |
||||||
3 |
Dệt lưới bẫy mồi |
||||||
4 |
Cộng sinh đề tồn tại |
||||||
5 |
Sống thành xã hội |
||||||
6 |
Chăn nuôi động vật khác |
||||||
7 |
Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu |
||||||
8 |
Chăm sóc thế hệ sau |
Câu 2. Điều kiện sống khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá không? Cho ví dụ?
Câu 3. Gia đình em có thường xuyên đi ăn ngoài hàng quán trên đường phố không? Theo em thì thức ăn được chế biến ngoài hàng quán có đảm bảo vệ sinh không?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B
Câu 5: Chú thích
Không bào co bóp Nhân nhỏ
Nhân lớn Miệng
Không bào tiêu hóa Hầu
Không bào co bóp Lỗ thoát
Quan sát trùng giày
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
STT |
Các tập tính chính |
Tôm |
Tôm ở nhờ |
Nhện |
Ve sầu |
Kiến |
Ong mật |
|
1 |
Tự vệ, tấn công |
X |
X |
X |
X |
X |
||
2 |
Dự trữ thức ăn |
X |
X |
X |
||||
3 |
Dệt lưới bẫy mồi |
X |
||||||
4 |
Cộng sinh để tồn tại |
|||||||
5 |
Sống thành xã hội |
X |
X |
|||||
6 |
Chăn nuôi động vật khác |
X |
||||||
7 |
Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu |
X |
||||||
8 |
Chăm sóc thế hệ sau |
X |
X |
X |
Câu 2.
Điều kiện sống khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của cơ thể và tập tính của cá, cụ thể là:
- Điều kiện sống ở tầng nước mặt, thiếu nơi ẩn náu như cá chám, cá trích có mình thon dài, miệng dài, nhọn, bơi rất nhanh, ăn vụn thức ăn nổi trên mặt nước.
- Điều kiện sống ở tầng nước giữa và tầng đáy có nhiều nơi ẩn náu như cá vền, cá chép chúng có thân tương đối ngắn, bơi chậm, thức ăn ở tầng giữa.
- Điều kiện sống ở hốc bùn đất, ở đáy, như lươn, trạch, chúng có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến , khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém.
- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng ngàn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mắt rất lớn để tiếp thu ánh sáng, hoặc mắt không phát triển, râu và tua rất dài, một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu.
Câu 3.
- Tùy từng điều kiện và thói quen của mỗi gia đình với việc ăn uống ngoài hàng quán.
- Thức ăn ngoài hàng quán trên đường phố thường không đảm bảo vệ sinh vì:
+ Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
+ Việc sản xuất và bày bán thiếu hạ tầng cơ sở và vệ sinh môi trường (cung cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, công trình vệ sinh…).
+ Hoạt động này cũng khó kiểm soát do sự đa dạng, cơ động tạm thời, mùa vụ…
+ Mối nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng (ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm), ảnh hưởng tới cảnh quan và văn minh đô thị.
+ Rau sống được chế biến với số lượng nhiều nên rửa k sach, người ăn dễ mắc bệnh giun đũa.
- Tiến tới cần phải trồng “rau sạch” thì lúc đấy sử dụng rau sống mới an toàn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trên cạn?
A, hổ, sứa, mực, cáo.
B. đại bàng, muỗi, hến, ngựa.
C. linh dương, khỉ, diều hâu, cá.
D. gà, chó, nai, thỏ.
Câu 2. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây
Chú thích
1 - …………….
2 - …………….
3 - …………….
4 - …………….
Câu 3. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau
Chú thích
1 - ………………
2 - ………………
Câu 4. Cá chép hô hấp bằng
A. mang. B. phổi.
C. hệ thống ống khí. D. da.
Câu 5. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng bao nhiêu loài cá?
A. 850. B. 25415. C. 2753. D. 24565.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Em hãy kể tên 10 loài động vật ở xung quanh nơi em đang sống và chỉ rõ nơi cư trú của chúng?
Câu 2. Trong dân gian có một vài tin đồn về khả năng “tái sinh vô hạn” của đỉa. Tức là nếu cắ t đỉa ra làm nhiều phần thì mỗi phần sẽ phát triển thành 1 cơ thể mới. Với góc nhìn khoa học, theo em ta có thể giết chểt hoàn toàn 1 con đỉa không? Giết bằng cách nào?
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Câu 4. Có nên ăn trai sông ở vùng nước ô nhiễm không? Vì sao?
Câu 5. Mài mặt ngoài của trai ngửi thấy có mùi khét? Vì sao?
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: D
Câu 2:
Chú thích
1- Giác bám
2- Miệng
3- Nhánh ruột
4- Cơ quan sinh dục lưỡng tính (phân nhánh)
Cấu tạo sán lá gan
Câu 3:
Chú thích
1- Con cái
2- Con đực
Câu 4: A Câu 5: C
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
STT |
Tên động vật |
Nơi cư trú |
1 |
Chuột |
Cống, hang chuột,.. |
2 |
Cá |
Ao, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng |
3 |
Mèo |
Rừng, chuồng mèo |
4 |
Chó |
Rừng, chuồng chó |
5 |
Ốc |
Ao, hồ, sông, suối, biển, đồng ruộng, mương, máng |
6 |
Muỗi |
Nơi tối, bụi cây, vũng nước đọng |
7 |
Ong |
Tổ ong |
8 |
Chim |
Làm tổ trên cây |
9 |
Ếch |
Ao, đầm, sông, suối,… |
10 |
Gà |
Rừng, chuồng gà |
Câu 2.
Với góc nhìn khoa học, ta hoàn toàn có thể giết chết đỉa bằng một trong các cách sau:
- Cắt theo chiều dọc (hình thức phá vỡ thể xoang).
- Bằng môi trường cồn.
- Môi trường có nồng độ muối/ axit/ bazơ cao.
- Nhiệt (đỉa sẽ chết hoàn toàn nếu bị đốt cháy, nhiệt do phản ứng nước với vôi,…), dân gian Việt Nam có câu: “Như đỉa phải vôi”.
Câu 3.
- Đặc điểm chung của lớp Sâu bọ:
+ Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Trong các đặc điểm trên, đặc điểm nổi bật giúp phân biệt Sâu bọ với các Chân khớp khác là: phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Câu 4.
- Chúng ta không nên ăn trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm. Vì trai sống ở những vùng nước bị ô nhiễm, khi trai lọc nước (để tìm thức ăn) nhiều chất độc hại sẽ nhiễm vào cơ thể trai, do đó người ăn phải trai này sẽ bị ngộ độc.
Câu 5.
Mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét là vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 5)
Câu hỏi trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Trùng sốt rét nhiêt đới hay sốt rét ác tính có chu kì sinh sản là
A. 48 giờ. B. 72 giờ. C. 24 giờ. D. 6 giờ.
Câu 2. Trai sông di chuyển bằng
A. cách bơi nhờ cử động của hai mảnh vỏ.
B. cách xoay cơ thể trên bùn.
C. chân lưỡi rìu thò ra ngoài sau khi mở vỏ và chân.
D. phối hợp cử động của hai mảnh vỏ và chân.
Câu 3. Hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây
Chú thích
1 - ……………….
2 - ……………….
3 - ……………….
4 - ……………….
5 - ……………….
Câu 4. Tuyến bài tiết của tôm nằm ở
A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.
B. đỉnh của tấm lái.
C. gốc của đôi càng.
D. gốc của đôi râu thứ hai.
Câu 5. Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ
A. gây bệnh đường ruột cho mối.
B. ăn hết chất dinh dưỡng của mối.
C. tiết enzim giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ.
D. tạo mùi cho phân mối.
Câu hỏi tự luận
(7 điểm)
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
Câu 2. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung .
Câu 3. Trình bày vai trò của cá. Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hàng ngày?
Câu 4. Em hãy kể 5 loài động vật có xương sống và 5 loài động vật không xương sống ở địa phương em.
Đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: C Câu 2: D
Câu 3: Chú thích
1 – Đầu vỏ
2 – Đỉnh vỏ
3 – Bản lề vỏ
4 – Đuôi vỏ
5 – Vòng tăn trưởng vỏ
Câu 4: D Câu 5: C
Câu hỏi tự luận
Câu 1.
Giun đũa Sán lá gan
- Dài 25 cm.
- Cơ thể thon dài, hai hầu thon lại, hình ống, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn.
- Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt.
- Có ruột sau và hậu môn.
- Ruột thẳng.
- Trứng có vỏ cuticun bọc ở ngoài.
- Chỉ có cơ dọc.
- Cơ thể phân tính.
- Giun đũa không có sự thay đổi vật chủ ( chỉ có một vật chủ) - Dài 2 – 5 cm.
- Hình lá dẹp.
- Màu đỏ máu.
- Chưa có ruột sau và hậu môn.
- Ruột phân nhánh.
- Trứng không có vỏ cuticun bọc ở ngoài.
- Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.
- Cơ thể lưỡng tính.
- Thay đổi vật chủ.
Câu 2.
Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung:
- Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.
- Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 3.
* Vai trò của cá:
- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitamin A và vitamin D. Cá còn được dùng để chế biến thành nước mắm.
- Cá làm dược liệu: chất tiết từ buồng trứng và nội quan của cá nóc được dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván.
- Cá phục vụ cho ngành nông nghiệp: xương cá, bã nắm dùng để làm phân.
- Cá phục vụ cho ngành công nghiệp: da cá nhám dùng để đóng giày, làm cặp.
- Cá con ăn một số động vật có hại cho con người như cá ăn bọ gậy, cá ăn sâu bọ hại lúa.
* Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hằng ngày vì cá rất tốt cho sức khỏe con người cụ thể là:
- Cá là loại thực phẩm ít chất béo và giàu axit omega – 3.
- Giàu prôtêin, vitamin và khoáng chất.
- Dầu cá tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
- Ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch.
- Giảm viêm nhiễm và chứng đau khớp.
- Giúp làm giảm nồng độ cholesterol.
- Ngăn chặn chứng Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác.
- Là loại thực phẩm ăn kiêng lí tưởng cho người béo.
- Giảm nguy cơ ung thư.
- Ăn cá giúp da khỏe mạnh.
- Là thực phẩm dễ chế biến.
Câu 4.
- 5 động vật có xương sống là: trâu, bò, lợn, gà, cá.
- 5 động vật không xương sống là: ruồi, muỗi, giun đất, đỉa, tôm.