Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án

Tải xuống 18 1.6 K 2

Tài liệu Bộ đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 5 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Sinh học 7 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Sinh học lớp 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 2

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những động vật sống trong môi trường đới lạnh?

A. Gấu trắng, lạc đà, cú tuyết, cá voi.

B. Chuột nhảy, hươu sao, tuần lộc, chó sói.

C. Rắn hoang mạc, ễnh ương, chuột chù, bọ xít.

D. Gấu trắng, cáo Bắc Cực, cú tuyết, cá voi.

Câu 2. Hoạt động ngủ đông của động vật sống trong môi trường đới lạnh có ý nghĩa thích nghi như thế nào?

A. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.

B. Giúp lẩn tránh kẻ thù.

C. Tránh mất nước cho cơ thể.

D. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.

Câu 3. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của bộ Thú tuyết?

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

A. Hình 1       B. Hình 2      C. Hình 3      D. Hình 4

Câu 4. Hãy điền số liệu thích hợp vào chỗ trống đẻ hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Việt Nam hiện nay, động vật nào có số lượng cá thể giảm ….. trong 10 năm gần đây thì được xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR).

A. 90%       B. 80%       C. 60%      D.50%

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở những động vật sống trong môi trường hoang mạc đới nóng?

1. Tích mỡ dưới da.        2. Màu lông nhạt, giống màu cát.

3. Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày      4. Bộ lông dày.

5. Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ       6. Hoạt động vào ban đêm

7. Lông màu trắng 8. Di chuyển bằng cách quăng thân.

A. 2, 3, 6, 8        B. 1,2, 4, 5      C. 4, 5, 7, 8       D. 3, 5, 6, 7

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy giải thích hiện tượng “nước mắt cá sấu” trong hình dưới đây:

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

Câu 2. Em hãy điền thông tin so sánh đời sống của thỏ hoang với thằn lằn bóng đuôi dài.

STT

Đặc điểm đời sống (Phần thông tin cho trước)

Thằn lằn(Phần thông tin cho trước)

Thỏ hoang (Phần thông tin phải điền)

1

Nơi sống và tập tính

Ưa sống ở những nơi khô ráo, thảm thực vật không quá rậm rạp. Sống trong những hang đất tự nhiên

 

2

Thời gian hoạt động

Bắt mồi vào ban ngày

 

3

Thức ăn và tập tính ăn

Ăn mồi chủ yếu là sâu bọ, bằng cách nuốt chửng

 

4

Sinh sản

Thụ tinh trong Đẻ trứng

 

Câu 3. Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” sữa của con sơ sinh.

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án (ảnh 1)

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D       Câu 2: D      Câu 3: C      Câu 4: B      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Cá sấu là loại bò sát sống trong nước và trên cạn, để chống lại sự mất nước, chúng tích chữ muối trong cơ thể. Để loại trừ lượng muối dư thừa, ngoài cơ quan bài tiết trong cơ thể, cá sấu còn có các tuyến măn ở gần mắt hoặc trên lưỡi. Khi cơ thể cần loại bớt muối, cá sấu sẽ tiết ra lượng nước thải bằng các tuyến này, ra sẽ thấy cá sấu chảy nước mắt.

STT

Đặc điểm đời sống (Phần thông tin cho trước)

Thằn lằn (Phần thông tin cho trước)

Thỏ hoang (Phần thông tin phải điền)

1

Nơi sống và tập tính

Ưa sống ở những nơi khô ráo, thảm thực vật không quá rậm rạp. Sống trong những hang đất tự nhiên.

Ưa sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang.

2

Thời gian hoạt động

Bắt mồi vào ban ngày

Đi kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều và ban đêm

3

Thức ăn và tập tính ăn

Ăn mồi chủ yếu là sâu bọ, bằng cách nuốt chửng Ăn cỏ, lá….bằng cách ngặm nhấm.

 

4

Sinh sản

Thụ tinh trong Đẻ trứng

Thụ tinh trong

Đẻ con

Câu 2.

Câu 3.

- Nhóm thú đẻ trứng: con sơ sinh hấp thụ sữa trên lông thú mẹ, uống nước hòa tan sữa mẹ.

- Nhóm thú đẻ con: con sơ sinh ngậm chặt lấy vú, bú thụ động

 

 

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 2

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 2)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây nói về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt.

B. Thường sống ở nơi khô cạn.

C. Hô hấp chủ yếu bằng da

D. Thường ăn sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc…

Câu 2. Động vật nào dưới đây có thận sau?

A. Ếch đồng       B. Cá chép

C. Thằn lằn bóng đuôi dài      D. Cóc nhà

Câu 3. Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây có ở thằn lằn bóng đuôi dài ?

(1) Thụ tinh ngoài

(2) Trứng ít noãn hoàng

(3) Thường phơi nắng

(4) Bắt mồi chủ yếu vào ban đêm

(5) Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

(6) Phát triển qua biến thái

Phương án đúng là

A. 4        B. 3        C. 5      D. 2

Câu 4. Loại chim nào trong hình dưới đây thường sống ở sa mạc, thảo nguyên?

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

A. Hình 1       B. Hình 2        C. Hình 3       D. Hình 4

Câu 5. Động vật nào dưới đây có hiện tượng thai sinh?

A. Thỏ hoang        B. Thằn lằn bóng đuôi dài

C. Ếch đồng      D. Bồ câu

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng để được câu trả lời đúng.

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

Bảng. Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch

Câu 2. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước.

Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: B      Câu 2: C      Câu 3: D       Câu 4: C      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

Câu 2.

Những đặc điểm cấu tao ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

-Mắt là lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).

- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.

- Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

- Hô hấp bằng da là chủ yếu.

Câu 3.

- Màng cánh rộng, thân nhỏ nên bay thoăn thoát, thay đổi hướng bay linh hoạt, chặn đường bay của sâu bọ và đớp chúng một cách dễ dàng.

- Chân yếu, có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.

- Răng nhọn sắc, phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.

 

 

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 2

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của bộ Gặm nhấm?

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

A. Hình 1        B. Hình 2        C. Hình 3        D. Hình 4

Câu 2. Nhóm sinh vật nào dưới đây bao gồm những động vật thuộc bộ Ăn thịt?

A. Mèo, hổ, báo, sói, gấu        B. Mèo, thỏ, dơi, báo, chuột chũi.

C. Hải li, hải cẩu, báo, thỏ, chuột đồng.       D. Hổ, sư tử, thỏ, chuột đồng, chó sói.

Câu 3. Khi nói về vai trò của thú đối với đời sống con người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Cung cấp nguồn dược liệu quý (mật gấu,…)

2. Cung cấp nguồn thực phẩm (trâu, bò, lợn,….)

3. Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, làm sức kéo…..

4. Là đối tượng nghiên cứu khoa học.

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

Câu 4. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, hệ tuần hoàn đã tiến hóa theo hướng nào sau đây?

A. Chưa phân hóa - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở - tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

B. Chưa phân hóa - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở - tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở.

C. Chưa phân hóa - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín - tim đã có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở - tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

D. Chưa phân hóa - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở - tim chưa có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín - tim có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn kín.

Câu 5. Vì sao đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng?

A. Vì trong hình thức đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

B. Vì trong hình thức đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.

C. Vì trong hình thức đẻ con, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thấp.

D. Vì trong hình thức đẻ con, có sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tình trùng của bố.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy so sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn và tích vào ô trống sao cho phù hợp nhất.

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu)

Kiểu bay lượn (Chim hải âu)

Cánh đập liên tục.

   

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

   

Cánh dang rộng mà không đập

   

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

   

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

   

Câu 2. Trình bày vai trò của thú đối với đời sống con người.

Câu 3. Nêu những đại diện có ba hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: B        Câu 2: A       Câu 3: D      Câu 4: D      Câu 5: A

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu)

Kiểu bay lượn (Chim hải âu)

Cánh đập liên tục.

x

 

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

 

x

Cánh dang rộng mà không đập

 

x

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

 

x

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

x

 

Câu 2.

- Nước ta có số loài thú phong phú.

- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột nhắt, chuột lang, khỉ,...

- Là nguồn thực phầm: trâu, bò, lợn,...

- Một số loài có vai trò sức kéo quan trọng cho nông nghiệp và lâm nghiệp: chuồn, cầy, mèo rừng.

- Thú bị săn bắt và buôn bán nên số lượng thú trong tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Cần đầy mạnh việc bảo vệ động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 3.

- Những đại diện có 3 hình thức di chuyển:

Vịt trời (đi, nhảy, bay)

Châu chấu ( đi, nhảy, bay)

- Những đại diện có 2 hình thức di chuyển:

Gà lôi (đi chạy, bay), Vượn (leo trèo, đi)

- Những đại diện có 1 hình thức di chuyển:

Hươu (đi chạy), Cá chép (bơi), Giun đất (bò), Dơi (bay), Kanguru (nhảy).

 

 

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 2

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

 

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Khi nói về đặc điểm cấu tạo của thỏ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.      B. Thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển      D. Không có bóng đái

Câu 2. Động vật nào dưới đây có con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?

A. Kanguru.       B. Thú mỏ vịt.       C. Lạc đà       D. Cá voi

Câu 3. Khi nói về đặc điểm của cá voi xanh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo.

B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.

C. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều ngang.

D. Có tuyến sữa nhưng vú chưa phát triển.

Câu 4. Nhóm động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ?

A. Chuột chũi và chuột chù      B. Chuột chù và chuột đồng

C. Chuột đồng và chuột chũi      D. Hải li và chuột nhảy.

Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

Chú thích

1 - ……………..

2 - ……………..

3 - ……………..

4 - ……………..

5 - ……………..

6 - ……………...

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Em hãy nối hai cột dưới đây sao cho đúng

Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn.

STT

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Trả lời

Ý nghĩa thích nghi

1

Da khô, có vảy sừng bao bọc

1-…..

A. Tham gia di chuyển trên cạn

2

Có cổ dài

2-…..

B. Động lực chính của sự di chuyển

3

Mắt có mí cử động, có nước mắt

3-…..

C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

4

Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu

4-…..

D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

5

Thân dài, đuôi rất dài

5-…..

E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

6

Bàn chân có năm ngón có vuốt

6-…..

G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.

Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D        Câu 2: A       Câu 3: A        Câu 4: A

Câu 5: Chú thích

1 –Mắt

2 – Vành tai

3 – Lông xúc giác

4 – Chi trước

5 – Chi sau

6 – Đuôi

7 – Bộ lông mao

Câu hỏi tự luận

Câu 1. 1 – G, 2 – E, 3 – D, 4 – C, 5 – B, 6 – A.

Câu 2.

- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.

- Lớp mỡ dưới da dày làm giảm tỉ trọng cơ thể.

- Vây đuôi nằm ngang, chi trước biến thành vây bơi dạng bơi chèo, chi sau tiêu giảm.

- Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

Câu 3.

- Thị giác kém, khứu giác và xúc giác phát triển tốt.

- Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe để đào hang.

- Thân thon tròn đầu hình nón thích nghi với lối sống đào hang trong đất.

 

 

 

Top 5 Đề thi Sinh học lớp 7 Giữa học kì 2 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra Giữa kì 2

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén so với những giác quan còn lại?

A. Thị giác       B. Thính giác       C. Xúc giác        D. Vị giác

Câu 2. Chi của kanguru thể hiện sự thích nghi với đời sống đồng cỏ là

A. hai chi có màng bơi

B. hai chi sau rất phát triển và di chuyển theo lối nhảy

C. di chuyển theo lối nhảy và phối hợp cả 4 chi.

D. hai chi trước rất khỏe và di chuyển theo lối nhảy.

Câu 3. Vì sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam ta có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống mà không cạnh tranh nhau? (chú ý câu hỏi có thể có nhiều phương án đúng)

A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định (trong đất, dưới nước, trên cây,…).

B. Vì mỗi loài rắn chuyên hóa với một nguồn sống nhất định.

C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định (thời điểm săn mồi, chu kì sinh sản…).

D. Vì các loài rắn hỗ trợ nhau trong quá trình săn mồi.

Câu 4. Loài cá nào trong hình sau đây thuộc lớp Thú và thân thiện với con người nhất?

Đề kiểm tra Sinh học lớp 7 có đáp án

A. Hình 1       B. Hình 2        C. Hình 3      D. Hình 4

Câu 5. Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang trong đất, tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất, có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang?

A. Chuột chù        B. Chuột đồng       C. Chuột chũi       D. Chuột nhắt

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Tại sao gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát?

Câu 2. So sánh đặc điểm của bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn

Câu 3. Tại sao nói sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: B      Câu 2: B      Câu 3: A, B, C       Câu 4: A      Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Thằn lằn và các sinh vật cùng loại được gọi là bò sát vì chân của các sinh vật này quá ngắn, bé không thể nâng cơ thể lên được, nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất, hay nói cách khác là chúng bò sát đất nên được gọi là “bò sát”.

Câu 2.

Giống nhau:

- Xương đầu: Có hộp sọ và có xương hàm.

- Cột sống: Có xương sườn và xương mỏ ác.

- Xương chi: Đai vai, chi trên; đai hông, chi dưới.

Khác nhau:

STT

Bộ xương thằn lằn

Bộ xương thỏ

1

Đốt sống cổ nhiều hơn 7 đốt

Đốt sống cổ có 7 đốt

2

Xương sườn có cả ở đốt thắt lưng (chưa có cơ hoành)

Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực (có cơ hoàng)

3

Các chi nằm ngang (bò sát)

Các chi thẳng góc, nâng cơ thể lên cao.

Câu 3.

Tại sao nói đẻ trứng kèm theo thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng kèm thụ tinh trong, bởi lẽ:

- Trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp.

- Thụ tinh ngoài thì sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện ở môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù…)

- Còn ở thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn (trong cơ thể mẹ) và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn.

 

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống