Tài liệu Bộ đề thi Tin học lớp 8 Giữa học kì 1 có ma trận có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Tin học lớp 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Tin học lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TIN HỌC 8
Cấp độ
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình |
Nhận biết được ngôn ngữ lập trình là gì, các từ khoá của ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của 1 chương trình |
Nhận biết được ngôn ngữ lập trình là gì, các từ khoá của ngôn ngữ lập trình, cấu trúc chung của 1 chương trình |
Nhận biết được cấu trúc và lỗi sai trong chương trình. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 0.75 7.5% |
3 0.75 7.5% |
1 2 20% |
7 3.5 35% |
||||||
2. Chương trình máy tính và dữ liệu |
Nhận biết được một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình, cách giao tiếp với máy tính |
Nhận biết chương trình, biết viết các biểu thức trong pascal |
Nhận biết các biểu thức trong pascal |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0.5 5% |
3 0.75 7.5% |
2 0.5 5% |
7 1.75 17.5% |
||||||
3. Sử dụng biến và hằng trong chương trình |
Nhận biết được biến và hằng là gì? Cách khai báo và sử dụng biến và hằng |
Khai báo, viết cấu trúc của hằng, biến |
Vận dụng được cấu trúc hằng, biến vào một chương trình cụ thể. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 0.75 7.5% |
1 2 20% |
1 2 20% |
5 4.75 47.5% |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
9 4 40% |
6 1.5 15% |
3 2.5 25% |
1 2 20% |
19 10 100% |
|||||
---------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tin học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng tương ứng với các câu hỏi.
Câu 1. Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:
A. 8a; B. tamgiac;
C. program; D. bai tap;
Câu 2. Cấu trúc chung của một chương trình gồm:
A. Phần khai báo và phần thân
B. Phần mở bài, thân bài, kết luận
C. Phần khai báo, phần thân, phần kết thúc
D. Phần thân và phần kết thúc.
Câu 3. Máy tính có thể hiểu được trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ sau đây?
A. Ngôn ngữ tự nhiên của con người
B. Ngôn ngữ máy
C. Tất cả các ngôn ngữ trên
D. Ngôn ngữ lập trình
Câu 4 . Để khai báo biến trong chương trình, em sử dụng từ khóa:
A. Const
B. Program
C. Var
D. Begin
Câu 5. Giả sử A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số nguyên, cách gán nào sau đây là đúng?
A. A:=10;
B. A=’10’;
C. A:=123.23;
D. A:=’Tin học’;
Câu 6. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var tb:= 3;
B. Type 4hs: integer;
C. const x: real;
D. Const R = 30;
Câu 7. Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:
A. 8a B. tamgiac
C. program D. bai tap
Câu 8. Để chạy chương trình ta sử dụng tổ hợp nào:
A. Ctrl – F9 B. Alt – F9
C. F9 D. Ctrl – Shitf – F9
Câu 9. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var tb: real;
B. Type 4hs: integer;
C. const x: real;
D. Var R = 30;
Câu 10. Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ?
A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)
B. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)
D. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 11. Writeln (‘Ban hay nhap nam sinh’);
Readln (NS);
Ý nghĩa của hai câu lệnh trên là:
A. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh”.
B. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS.
C. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh” và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS
D. Không thực hiện gì cả.
Câu 12: Để mở rộng giao diện pascal ta dùng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl_F9 B. Ctl_Shif_F9
C. Alt_Enter D. Ctrl_ Shift_Enter.
Câu 13. Chọn câu chính xác nhất cho câu trả lời sau:
A. var = 200;
B. Var x,y,z: real;
C. const : integer;
D. Var n, 3hs: integer;
Câu 14: Ta thực hiện các lệnh gán sau : x:=1; y:=9; z:=x+y;
Kết quả thu được của biến z là:
A. 1
B. 9
C. 10
D. Một kết quả khác
Câu 15: Tìm các lỗi sai ở chương trình sau:
Program Chao;
Begin
Uses crt;
Writeln(‘Chào các bạn’);
Readln;
End.
A. Phần khai báo Uses crt; được đặt ở phần thân.
B. ‘Chào các bạn’ viết bằng tiếng việt.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 16: Tính giá trị của biểu thức sau: 35 div 4 + 16 mod 3 – 2*3 + 100 div 2
A. 28 B. 82
C. 0 D. 53
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm )
a, Hãy liệt kê các từ khóa đã học trong ngôn ngữ Pascal .
b, Chương trình là gì? Chương trình trong Pascal gồm mấy phần, đó là những phần nào?
Câu 2 (2 điểm)
1. (1.0 đ) Viết các khai báo sau:
a, Tiền thuê bao điện thoại hàng tháng là 120000 đồng
b, Lan đạp xe quanh sân trường hình vuông có cạnh là a(m)với thời gian là t (giây). Tìm vận tốc bạn Lan đã đi
Câu 3: (1.0 đ) Tìm và sửa lỗi cho đoạn chương trình sau trong Pascal:
Program tim_loi
Var a,b: interger;
Begin
a:=5;
b= 10
Write(‘Tong cua a va b la:, a+b);
Readln
End.
Câu 4 (2.0 điểm):
Viết chương trình nhập vào 2 số từ bàn phím, viết chương trình tính Trung bình cộng của 2 số và in kết quả ra màn hình.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm, mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
A |
D |
B |
B |
B |
B |
C |
C |
A |
C |
C |
D |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (2đ) |
Trả lời đúng a, Program, uses, var, const, begin, end. b, Chương trình là tập hợp các câu lệnh theo một quy tắc nào đó dùng để giải các bài toán. Chương trình trong Pascal gồm 2 phần đó là: Phần khai báo và phần thân. |
1.0 0.5
0.25 0.25 |
Câu 2 (2đ) |
2.1. a. Const tienthuebao = 120000; b. Var a, p : Integer; t, v: Real; ( P là chu vi; v là vận tốc) 2.2 Program tim_loi; var a,b:integer; Begin a:=5; b:=10; write(‘Tong cua a va b la:’,a+b); readln End. |
0,5 0,5
0,5
0,5
|
Câu 3 (2đ) |
Viết được chương trình Program Trung_binh_cong; Var a,b: Integer; TBC: Real; Begin Write('Nhap so a:');Readln(a); Write('Nhap so b:');Readln(b); TBC:=(a+b)/2; Writeln('Trung binh cong hai so la:' ,TBC: 9 : 2); Readln End. |
0.25 0.25
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 |
---------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tin học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng tương ứng với các câu hỏi.
Câu 1: Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính bao nhiêu lệnh?
A. 1
B. 2
C. Một hoặc nhiều lệnh
D. Nhiều câu lệnh
Câu 2: Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ qui tắc nào sao đây?
A. Tên khác nhau tương ứng đại lượng khác nhau
B. Tên không trùng với từ khóa
C. Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa dấu cách
D. Các ý A, B, C
Câu 3: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ pascal
A. tam_giac; B. 8a;
C. Tam giac; D. End;
Câu 4: Trong các phép toán thì phép toán nào chỉ có kiểu dữ liệu số nguyên?
A. Div, +, -, *,/ B. +, -, *,/
C. Mod, +, -, *,/ D. Div, mod
Câu 5: Kết quả của 10 mod 3 bằng bao nhiêu?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 6: Biểu thức toán ax2+bx+c bằng các kí hiệu trong Pascal
a*x2+bx+c B. a*x2+b*x+c
C. a*(x*x)+b*x+c D. a(x*x)+bx+c
Câu 7: Giả sử S được khai báo với dữ liệu xâu kí tự . Cách khai báo nào sau đây hợp lệ
A.Var S:char; B.Var S:integer;
C.Var S:string; D.Var S:Real;
Câu 8: Theo em, họ tên học sinh được khai báo với dữ liệu nào sau đây hợp lệ:
A. Var hoten:char;
B. Var hoten:string;
C. Var hoten:real;
D. Var hoten:integer;
Câu 9:1035,7 thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. Real B. integer
C. char D. string
Câu 10: Xác định bài toán trong pascal là làm công việc gì?
A. Viết giả thiết, kết luận.
B. Tìm INPUT và OUTPUT.
C. Tìm lời giải của bài toán
D. Viết thuật toán của bài toán.
Câu 11: Chức năng chính của chương trình dịch:
A. Phát hiện lỗi cú pháp của chương trình
B. Soạn thảo chương trình
C. Dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy
D. Lưu chương trình nguồn
Câu 12: Tên nào không hợp lệ?
A. Tamgiac2 B. 2TamGiac
C. Tam_giac2 D. Tam_giac_2
Câu 13: Đại lượng nào có thể thay đổi giá trị trong quá trình thực hiện?
A. Biến B. Hằng
C. Lệnh D. Hàm
Câu 14: Với x là kiểu số nguyên, phép gán nào sau đây đúng?
A. x:=5/2 B. x:=x*(3/2)
C. x:=x*0.1 D. x:=x*5
Câu 15: Trong Pascal, người ta có thể viết các từ khóa:
A. bằng chữ thường
B. bằng chữ hoa
C. viết hoa kí tự đầu tiên
D. không phân biệt chữ hoa hay chữ thường
Câu 16: Chọn kết quả cho phép toán: ‘17 div 2’
A. 8 B. 1
C. 3 D. 6
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1.(2điểm): Quan sát chương trình được viết sẵn bên dưới. Em hãy điền vào chỗ trống.(2 điểm):
Phần khai báo gồm các dòng:...................................................................................
Phần thân chương trình từ dòng……………..đến dòng...........................................
Các từ khóa trong chương trình là: ........................................................................
Tên do người lập trình đặt là:..............................
Câu 2. (2 điểm): Viết các biểu thức sau đây thành biểu thức trong Pascal:
a)
b) (2x+3)(x4-1)
Câu 3. (2 điểm): Viết chương trình Pascal (có sử dụng biến nhớ) tính chu vi của hình bình hành. Biết Chu vihình bình hành = cạnh đáy x chiều cao
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Mỗi câu chọn đúng 0.5đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
ĐA |
C |
D |
A |
D |
A |
C |
C |
B |
A |
B |
C |
B |
A |
D |
D |
A |
II. TỰ LUẬN: (6đ)
CÂU |
ĐÁP ÁN |
THANG ĐIỂM |
Câu 1 (2điểm) |
- Phần khai báo gồm các dòng: 1, 2, 3 - Phần thân chương trình từ dòng 4 đến dòng 15 - Các từ khóa trong chương trình là: program, uses, var, begin, while, do, end - Tên do người lập trình đặt là: Tinh_tong_n_so_hang |
0.5 0.5 0.5
0.5 |
Câu 2 (2điểm) |
Viết các biểu thức thành biểu thức trong → (2*n)/(n*(n+1)*(n+2)) b. (2x+3)(x-1) → (2*x+3)*(x-1) |
1.0
1.0 |
Câu 3 (2điểm) |
Program chuvi; Var a,b:real; Begin Write(‘Chieu cao hinh binh hanh la: ‘); Readln(a) ; Write(‘Canh day hinh binh hanh la: ‘); Readln(b) ; Write(‘Chu vi hinh binh hanh la: ‘,a*b); Readln; End. |
0.5 0.5
0.5
0.5
|
---------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tin học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng tương ứng với các câu hỏi.
Câu 1: Để mở rộng giao diện pascal ta dùng tổ hợp phím này
A. Ctrl_F9 B. Ctl_Shif_F9
C. Alt_Enter D. Ctrl_ Shift_Enter.
Câu 2: Để chạy chương trình ta sử dụng tổ hợp nào:
A. Ctrl – F9 B. Alt – F9
C. F9 D. Ctrl – Shitf – F9
Câu 3: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng?
A. Var tb: real; B. Type 4hs: integer;
C. const x: real; D. Var R = 30;
Câu 4: Kết quả của phép chia 9 Mod 8 là
A. 3 B. 0
C. 2 D. 1
Câu 5: Cho biết dữ liệu nào sau đây được xem là dữ liệu dạng xâu kí tự:
A. 123.4 B. '1234'
C. 123+1E D. 1234
Câu 6: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:
A. 8a B. tamgiac
C. program D. bai tap
Câu 7: Chọn câu chính xác nhất cho câu trả lời sau:
A. var = 200;
B. Var x,y,z: real;
C. const : integer;
D. Var n, 3hs: integer;
Câu 8: Ta thực hiện các lệnh gán sau : x:=1; y:=9; z:=x+y;
Kết quả thu được của biến z là:
A. 1
B. 9
C. 10
D. Một kết quả khác
Câu 9: Program là từ khoá dùng để:
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo biến
C. Kết thúc chương trình
D. Viết ra màn hình các thông báo
Câu 10: Câu lệnh write('Toi la Turbo Pascal');
A. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal, không đưa con trỏ xuống dòng
B. Dùng để yêu cầu nhập giá trị cho biến Toi la Turbo Pascal
C. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal và đưa con trỏ xuống dòng
D. Câu lệnh trên sai cú pháp
Câu 11: Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào:
A. Readln(tên biến);
B. Writeln(tên biến);
C. Const( tên biến);
D. Var( tên biến);
Câu 12: Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào?
A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)
B. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)
D. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 13: Writeln (‘Ban hay nhap nam sinh’);
Readln (NS);
Ý nghĩa của hai câu lệnh trên là:
A. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh”.
B. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS.
C. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh” và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS
D. Không thực hiện gì cả.
Câu 14: Lệnh gán X := X+1 có ý nghĩa như thế nào?
A. Gán giá trị 1 cho biến X
B. Không gán giá trị nào cho biến X
C. Tăng giá trị biến X lên 1 đơn vị, kết quả gán lại cho biến X
D. Gán giá trị X cho biến X
Câu 15: Từ khóa VAR dùng để làm gì?
A. Khai báo Tên chương trình.
B. Khai báo Biến
C. Khai báo Hằng
D. Khai báo thư viện
Câu 16: Để dịch chương trình Pascal sang ngôn ngữ máy ta nhấn tổ hợp phím:
A. Ctrl + X B. Alt + F9
C. Alt + X D. Ctrl + F9
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa hằng và biến? Cho ví dụ về khai báo hằng và khai báo biến?
Câu 2: ( 2 điểm)
a, Cho biết các kiểu dữ liệu có trong Free Pascal, lấy mỗi loại một ví dụ.
b, Tính giá trị của các biểu thức sau:
+) 15 mod 3 – 5 div 2 +7=
+) 20- 8 div 5 +7mod 4 =
Câu 3: (2 điểm) Câu 8: Em hãy khai báo biến và hằng cho phù hợp với các yêu cầu dưới đây
a. Nhập vào bán kính. Xuất ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn, qui ước số Pi=3.14.
b.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm; mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
C |
B |
B |
B |
B |
B |
A |
C |
A |
A |
A |
B |
C |
C |
B |
B |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (2đ) |
- Giống nhau: Hằng và biến là đại lượng dùng dể đặt tên và lưu trữ dữ liệu. - Khác nhau: Giá trị của biến thay đổi, còn giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Vd: var m,n: integer; Const pi= 3,14; |
1
0.5 0.5 |
Câu 2 (2đ) |
a. Các kiểu dữ liệu có trong Free Pascal là: - Kiểu Số: + Số nguyên: 5, 7.... kí hiệu: Integer + Số thực: 3.2; 5.7...... kí hiệu: Real - Kiểu kí tự: “a”; .... kí hiệu : Char - Kiểu xâu kí tự: Hanoi; “123”... kí hiệu: string b, Tính giá trị của các biểu thức sau: (Mối ý đúng 0,5 đ) +) 15 mod 3 – 5 div 2 +7= 0 – 2 + 7=5 +) 20- 8 div 5 +7mod 4 =20 – 1 + 3= 22 |
0.25 0.25 0.25 0.25
0.5 0.5 |
Câu 3 (2đ) |
a. var bk,chuvi, dientich:real; Const pi=3.14; b. var tradung, traunam, traugia:integer; |
0.5 0.5 1 |
---------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tin học lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng tương ứng với các câu hỏi.
Câu 1: Integer là kiểu dữ liệu?
A. Số nguyên B. Số thực
C. Chuỗi D. Chữ
Câu 2: Kiểu dữ liệu String có phạm vi giá trị là
A. Một ký tự trong bảng chữ cái
B. Xâu ký tự tối đa 522 ký tự
C. Xâu ký tự tối đa 525 ký tự
D. Xâu ký tự tối đa 255 ký tự
Câu 3: Mod là phép toán gì?
A. Chia lấy phần nguyên
B. Chia lấy phần dư
C. Cộng
D. Trừ
Câu 4: Cách chuyển biểu thức ax2 +bx+c nào sau đây là đúng
A. a*x2 +b*x+c
B. a*x*x+b*x+c*x
C. a*x*x +b.x +c*x
D. a*x*x + b*x+c
Câu 5: Trong một chương trình, có tất cả bao nhiêu từ khóa để khai báo biến?
A. 4 B. 2
C. 3 D. 1
Câu 6: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng
A. Const x:real; B. Var 4hs: Integer
C. Var Tb : real; D. Var R=30;
Câu 7: Cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ pascal là
A. var : <kiểu dữ liệu>;
B. var <kiểu dữ liệu>;
C. var <kiểu dữ liệu> : ;
D. const <tên biến> = <giá trị>;
Câu 8: Cú pháp lệnh gán trong Pascal
A. <biến>= <biểu thức> ; C. <biến> := <biểu thức> ;
B. <biểu thức>= <biến> ; D. <biểu thức> := <biến> ;
Câu 9: Program là từ khoá dùng để:
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo biến
C. Kết thúc chương trình
D. Viết ra màn hình các thông báo
Câu 10: Câu lệnh write('Toi la Turbo Pascal');
A. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal, không đưa con trỏ xuống dòng
B. Dùng để yêu cầu nhập giá trị cho biến Toi la Turbo Pascal
C. In ra màn hình dòng chữ Toi la Turbo Pascal và đưa con trỏ xuống dòng
D. Câu lệnh trên sai cú pháp
Câu 11: Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào:
A. Readln(tên biến); B. Writeln(tên biến);
C. Const( tên biến); D. Var( tên biến);
Câu 12: Kết quả của phép chia 9 Mod 8 là
A. 3 B. 0
C. 2 D. 1
Câu 13: Cho biết dữ liệu nào sau đây được xem là dữ liệu dạng xâu kí tự:
A. 123.4 B. '1234'
C. 123+1E D. 1234
Câu 14: Lệnh gán X := X+1 có ý nghĩa như thế nào?
A. Gán giá trị 1 cho biến X
B. Không gán giá trị nào cho biến X
C. Tăng giá trị biến X lên 1 đơn vị, kết quả gán lại cho biến X
D. Gán giá trị X cho biến X
Câu 15: Từ khóa VAR dùng để làm gì?
A. Khai báo Tên ch
B. Khai báo Biến
C. Khai báo Hằng
D. Khai báo thư viện
Câu 16: Để dịch chương trình Pascal sang ngôn ngữ máy ta nhấn tổ hợp phím:
A. Ctrl + X B. Alt + F9
C. Alt + X D. Ctrl + F9
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Cho các từ khóa sau đây: Ngôn ngữ máy, dãy bit, ngôn ngữ lập trình, chương trình, trình biên dịch, ngôn ngữ tự nhiên. Em hãy điền vào chỗ trống các từ khóa sao cho đúng ý nghĩa và phù hợp
a. ………………………………………. được dùng trong giao tiếp hằng ngày.
b. Chương trình phải được viết bằng một ngôn ngữ nhất định được gọi là…………………
c. ……….……..…….……là ngôn ngữ duy nhất máy tính có thể hiểu được trực tiếp.
d. Để máy tính có thể xử lý thì thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển thành dạng ………………………...............
e. …………………………..làm nhiệm vụ chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
Câu 2: ( 2 điểm) Viết các biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức pascal:
a) (2x3-5)2
b)
c) X3 - 2X2 + 5X
d)
Câu 3: (2 điểm) Chương trình sau đây có hợp lệ không? Nếu không hãy chỉnh sửa lại cho hoàn chỉnh.
Program Tinh Tong;
Uses crt
Var a, b:=integer;
S:=real;
Begin
Writeln (‘Nhap số nguyen duong a: ‘) Readln (a);
Writeln (‘Nhap số nguyen duong b: ‘) Readln (b);
S:= a - b
Writeln (‘Hieu hai so nguyen duong a va b la: ‘,S:2:2)
Readln
End.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
D |
B |
D |
D |
C |
A |
C |
A |
A |
A |
B |
B |
C |
B |
B |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (2đ) |
a. Ngôn ngữ tự nhiên b. ngôn ngữ lập trình c. Ngôn ngữ máy d. dãy bit e. Trình biên dịch |
0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 |
Câu 2 (2đ) |
a. (2*x*x*x-5)* (2*x*x*x-5) b. (2*a*a+2*c*c – a)/4 c. x*x*x - 2*x*x + 5*x d. x*x/4 + 2*x*y + 4 *y*y |
0.5 0.5 0.5 0.5 |
Câu 3 (2đ) |
- Chương trình viết chưa đúng (ở những vị trí bôi đen) - Sửa lại như sau: Program TinhTong; Uses crt; Var a, b: integer; S: integer; Begin Writeln (‘Nhap so nguyen duong a: ‘); Readln (a); Writeln (‘Nhap so nguyen duong b: ‘); Readln (b); S:= a + b; Writeln (‘Tong hai so nguyen duong a va b la: ‘,S:2:2) Readln End. |
0.5
0.5
0.5
0.5
|