Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 9 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1.
a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm)
b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5 điểm)
c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm)
Câu 2.
Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1.
a. (1.0 điểm)
Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian Vợ chàng Trương, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục
b. (1.5 điểm)
Cách kể chuyện:
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:
- Bé Đản ngây thơ
- Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
- Vũ Nương yêu thương chồng con.
Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
c. (2.0 điểm)
Yếu tố kì ảo:
- Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh, rồi thả rùa mai xanh.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương.
- Câu chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung.
- Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang, lung linh huyền ảo với một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, rồi sau đó bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất trong chốc lát.
Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:
- Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương.
- Điều quan trọng hơn, là những yếu tố kì ảo đó đã tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
Câu 2. (0.5 điểm)
- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được những ý sau-
- Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian.
+ Bức tranh chiều xuân.
+ Hình ảnh chị em Thúy Kiều ra về sau ngày du xuân.
+ Tâm trạng của hai chị em được thể hiện qua cảnh vật.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1. (2.0 điểm) Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
Câu 2. (1.0 điểm)
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ xuân ấy.
a. Làn thu thuỷ nét xuân sơn
b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Câu 3. (2.0 điểm)
Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 4. (5.0 điểm)
Từ câu chủ đề sau: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
b. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Câu 2. (1.0 điểm)
a. Nghĩa gốc.
b. Nghĩa chuyển.
Câu 3. (2.0 điểm)
Vũ Thị Thiết gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi.
Câu 4. (5.0 điểm)
Về hình thức
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân - hợp, có liên kết mạch lạc.
- Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối.
- Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có chú thích ở dưới mới được.
Về nội dung
- Phân tích vẻ đẹp – tài sắc của Thúy Kiều.
Đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau:
- Vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của bậc tuyệt thế giai nhân
+ Tính cách sắc sảo mặn mà
+ Dự báo số phận long đong đau khổ.
- Tài năng:
+ Thông minh vốn sẵn tính trời
+ Thơ, ca, nhạc, họa đều giỏi
+ Sáng tác bản nhạc Bạc mệnh: người con gái thông minh, có cuộc sống nội tâm phong phú, trái tim đa sầu đa cảm.
=> Chân dung Thúy Kiều là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị nên số phận của nàng sẽ gặp nhiều trái ngang đau khổ.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (câu 1 – câu 4)
Câu 1. (0.5 điểm) Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kỳ lạ từ trước đến nay.
Câu 2. (0.5 điểm) Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?
A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là những truyện kể có đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 3. (0.5 điểm) Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp.
B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
D. Người nói được đặc điểm của các tình huống giao tiếp.
Câu 4. (0.5 điểm) Để không vi phạm phương châm hội thoại ta phải làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết.
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
Điên vào chỗ trống (câu 5 – câu 6)
Câu 5. (0.5 điểm) Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò-………
Câu 6. (0.5 điểm) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn ta cần………
II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm) Bản Tuyên bố với thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có bố cục 3 phần hãy phân tích tính hợp lý của bố cục này?
Câu 2. (5.0 điểm) Thuyết minh về cây tre Việt Nam.
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm)
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, dễ hiểu
Câu 6: Ta cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy.
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm)
Học sinh trả lời được các ý sau:
Bố cục ba phần của bản tuyên bố mang tính hợp lý, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ:
- Phần sự thách thức nói lên sự thiệt thòi bất hạnh mà trẻ em phải chịu đựng.
- Phần cơ hội đề cập đến những thuận lợi trong việc chăm sóc trẻ em.
- Phần nhiệm vụ nêu lên trách nhiệm, nghĩa vụ biện pháp chăm sóc trẻ em.
Câu 2. (5.0 điểm)
- Yêu cầu về hình thức
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, sắp xếp hệ thống mạch lạc, chính xác có sức thuyết phục
+ Đoạn văn, câu văn trôi chảy, gọn, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
- Yêu cầu về nội dung
Bài viết phải nêu được các ý chính sau:
Mở bài
+ Cây tre rất gần gũi với người dân Việt Nam
+ Nó cũng có nhiều công dụng thiết thực (Sử dụng từ miêu tả)
Thân bài
+ Tre như xuất hiện cùng với bản làng trên khắp nước Việt nam (Sử dụng kể một chi tiết về quê để giới thiệu)
+ Tre không kén chọn đất đai, thời tiết (giải thích, liệt kê), thường sống thành hàng luỹ (kết hợp miêu tả)
+ Đặc điểm và công dụng của cây trưởng thành: thân, rể, cành, lá (phân tích, liệt kê, kết hợp với miêu tả màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hoá...)
+ Đặc điểm và công dụng của cây non: Từ mầm thành măng (phân tích, liệt kê, kết hợp với miêu tả màu sắc, hình dáng, liên tưởng, so sánh hoặc nhân hoá...)
Kết bài
+ Sự thân thiết của tre đến mức trong nhiều tác phẩm văn thơ, nó là biểu tượng của dân tộc Việt nam.
+ Đời sống nhân dân ta ngày càng hiện đại, chúng ta vẫn không thể xa rời tre.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Cho đoạn văn sau:
Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì?
Câu 2. (2.0 điểm) Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?
Câu 3. (1.0 điểm) Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
Câu 4. (7.0 điểm) Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày.
Câu 1. (1.0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0.25 điểm)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0.25 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Dữ (0.25 điểm)
- Viết bằng chữ Hán (0.25 điểm)
Câu 2. (1.0 điểm)
- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0.5 điểm)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0.5 điểm)
Câu 3. (1.0 điểm)
- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0.5 điểm)
- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0.5 điểm)
Câu 4. (7.0 điểm)
- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá quy định 2 câu.
- Nội dung có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau-
+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết).
+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…
+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1. (1.0 điểm)
Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
Đêm hôm qua cầu gãy.
Câu 2. (2.0 điểm)
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi-
- Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời.
(Vũ Bội Tuyền)
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
(Huy Cận)
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
a. Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?
b. Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?
c. Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?
Câu 3. (2.0 điểm)
Trong Truyện Kiều có câu:
Vân xem trang trọng khác vời
a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo?
b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn thơ vừa chép?
Câu 4. (5 điểm)
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.
Câu 1. (1.0 điểm)
- Câu trên vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ. (0.5 điểm)
- Chữa lại: Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn. (0.5 điểm)
Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.
Câu 2- (2.0 điểm)
1. Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: (0.5 điểm)
Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời
2. Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: (0.5 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa: so sánh
3. Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: (1.0 điểm)
Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Câu 3. (2.0 điểm)
a. Chép đúng 3 câu tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: (0.5 điểm)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
b. Nhận xét về bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật (1.5 điểm)
Về cơ bản học sinh cần nêu được-
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả một cách toàn vẹn, cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, nụ cười, mái tóc, làn da, giọng nói...
- Nguyễn Du sử dụng biện pháp ẩn dụ với những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Sắc đẹp của Thúy Vân được sánh ngang với nét kiều diễm của hoa nguyệt, ngọc ngà, mây tuyết... toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.
- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu - vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn, nhà thơ đã ngầm dự báo một cuộc đời, một số phận êm đềm, bình yên của nàng.
Câu 4. (5.0 điểm)
Yêu cầu chung:
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết.
- Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
- Bố cục rõ ràng.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện (cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì).
Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Nêu được sự việc mở đầu.
- Nêu được sự việc phát triển – cao trào.
- Nêu được sự việc kết thúc.
Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình, của người thân trong câu chuyện.
Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân.
- Đó là kỷ niệm nào
- Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.
Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân.
Kết bài
- Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính-
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
2. Nhà vua nói đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự. (1.0 điểm)
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. (2.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
Cho câu thơ sau-
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
1. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
2. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn? Cách nói Làn thu thủy nét xuân sơn dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
3. Từ câu chủ đề sau: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. (0.5 điểm)
-Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). (0.5 điểm)
Câu 2. (1.0 điểm)
- Lời nói của nhà vua đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. (0.5 điểm)
- Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự: (0.5 điểm)
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư)
Câu 3. Viết đoạn văn (2.0 điểm)
Về hình thức (0.5 điểm):
- Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.
- Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi.
Về nội dung (1.5 điểm):
Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo diễn đạt được các ý sau
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
- Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
Câu 1. Chép chính xác: (0.5 điểm)
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Câu 2. (2.0 điểm)
- Giải thích
+ Thu thủy: nước mùa thu (0.25 điểm)
+ Xuân sơn: núi mùa xuân (0.25 điểm)
+ Làn thu thủy nét xuân sơn: mắt đẹp, trong sang như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân. (0.5 điểm)
- Cách nói Làn thu thủy nét xuân sơn dùng nghệ thuật ẩn dụ. (0.5 điểm)
+ Thông qua vẻ đẹp trong sáng của làn nước mùa thu, nét thanh thoát của núi mùa xuân để làm nổi bật vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều – chiều sâu tâm hồn. (0.5 điểm)
Câu 3. (3.5 điểm)
Về hình thức
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân - hợp, có liên kết mạch lạc.
- Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối.
- Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có chú thích ở dưới mới được.
Về nội dung
- Phân tích vẻ đẹp – tài sắc của Thúy Kiều.
Đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau:
- Vẻ đẹp:
+ Vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của bậc tuyệt thế giai nhân
+ Tính cách sắc sảo mặn mà
+ Dự báo số phận long đong đau khổ.
- Tài năng:
+ Thông minh vốn sẵn tính trời
+ Thơ, ca, nhạc, họa đều giỏi
+ Sáng tác bản nhạc Bạc mệnh: người con gái thông minh, có cuộc sống nội tâm phong phú, trái tim đa sầu đa cảm.
=> Chân dung Thúy Kiều là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị nên số phận của nàng sẽ gặp nhiều trái ngang đau khổ.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. (5.0 Điểm):
Cho câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
1. Câu thơ trên được trích từtác phẩm nào? Của ai? Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
2. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả nhớ thương đó có hợp lý không?Tại sao?
3. Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau. Bằng một đoạn văn diễn dịch từ 10 đến 12 câu phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
PHẦN II. (5.0 Điểm):
Một đêm phòng không vắng vẻ chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa cơn nói rằng:
- Cha Đàn lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
-Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ. Nhưng việc trót đã qua rồi.
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
1 Xác định lời dẫn trực tiếp.
2. Hãy cho biết suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng bằng một bài văn nghị luận ngắn.
PHẦN I. (5.0 Điểm):
Cho câu thơ Tưởng người dướinguyệt chén đồng
1. (1.0 điểm)
- Câu thơ trên được trích từtác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều).
- Tác giả: Nguyễn Du
- Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
2. (1.0 điểm)
- Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của Thúy Kiều với người yêu (Kim Trọng) và cha mẹ của mình.
- Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng trước rồi nhớ đến cha mẹ sau. Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh của Thúy Kiều. Bởi vì đối với cha mẹ Kiều đã phần nào trả được món nợ ân tình khi bán mình chuộc cha nhưng còn đối với Kim Trọng thì nàng còn nợ một món nợ tình duyên mà chưa trả được.
3. (3.0 điểm)
Về hình thức
- Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch có liên kết mạch lạc.
- Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối.
- Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép: phân tích đúng ngữ pháp, hợp nội dung, có chú thích ở dưới mới được.
Về nội dung
Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau:
+ Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. Một lần khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can.
+ Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.
=> Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu thương giàu đức hi sinh. Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.
PHẦN II. (5.0 Điểm):
1. Xác định lời dẫn trực tiếp. (2.0 điểm)
- Cha Đàn lại đến kia kìa!
-Đây này!
2. (3.0 điểm)
Về hình thức
- Trình bày đúng đoạn văn nghị luận văn học.
- Có đủ số câu theo yêu cầu, có đánh số thứ tự từ câu đầu đến câu cuối.
Về nội dung
Nội dung có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau-
Cách kể chuyện-
- Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
- Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.
Góp phần thể hiện tính cách nhân vật-
- Bé Đản ngây thơ
- Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.
- Vũ Nương yêu thương chồng con.
Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1. (2.0 điểm)
Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
a. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
b. Nói như đấm vào tai.
Câu 2. (1.0 điểm)
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ "xuân" ấy.
a.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
b.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Câu 3. (2.0 điểm)
Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 4. (5.0 điểm)
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Phương châm quan hệ:cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
b. Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Câu 2. (1.0 điểm)
a. Nghĩa gốc: mùa xuân
b. Nghĩa chuyển: tuổi xuân
Câu 3. (2.0 điểm)
Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật chính tên là Vương Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu, có em gái là Thúy Vân và em trai là Vương Quan. Trong tiết Thanh Minh tháng ba, Thúy Kiều du xuân gặp Kim Trọng. Họ thề nguyền và đính ước với nhau. Trong khi Kim Trọng phải trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân.
Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu.
Sau 15 năm lưu lạc, gia đình được đoàn tụ, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn.
Câu 4. (5.0 điểm)
Yêu cầu chung-
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết.
- Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
- Bố cục rõ ràng.
Yêu cầu cụ thể-
Mở bài-
- Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện (cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì).
Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Nêu được sự việc mở đầu.
- Nêu được sự việc phát triển – cao trào.
- Nêu được sự việc kết thúc.
Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình, của người thân trong câu chuyện.
Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân.
- Đó là kỷ niệm nào
- Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.
Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân.
Kết bài
- Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I. (5.0 điểm):
Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì?
Câu 2. (2.0 điểm) Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?
Câu 3. (1.0 điểm) Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
PHẦN II. (5.0 điểm):
Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có câu:
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
Câu 1. (3.0 điểm)
Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều?
Câu 2. (2.0 điểm)
Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển tích đó như thế nào?
PHẦN I. (5.0 Điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0.25 điểm)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0.25 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Dữ (0.25 điểm)
- Viết bằng chữ Hán (0.25 điểm)
Câu 2. (1.0 điểm)
- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0.5 điểm)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0.5 điểm)
Câu 3 (1.0 điểm)
- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0.5 điểm)
- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0.5 điểm)
Câu 4 (7.0 điểm)
- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá quy định 2 câu.
- Nội dung có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau-
+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết).
+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…
+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
PHẦN II. (5.0 Điểm):
Câu 1. (3.0 điểm)
- Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với cha, mẹ.
- Chép chính xác:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
- Qua đó cho thấy Kiều là người hiếu thảo, vị tha.
Câu 2. (2.0 điểm)
- Các điển tích: Sân Lai, gốc tử
- Ý nghĩa:
+ Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều. (Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ).
+ Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ đã già rồi.
……………………………………………………………………
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.
Câu 1- Yêu cầu “Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa” thuộc về phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng; B. Phương châm về chất;
C. Phương châm quan hệ'; D. Phương châm cách thức.
Câu 2- Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?
A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ;
B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao;
C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học;
D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Câu 3: Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?
A. Truyện Lục Vân Tiên;
B. Truyện Kiều;
C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh;
D. Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 4: Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây?
A. Truyện thơ; B. Tiểu thuyết chương hồi;
C. Truyện ngắn; D. Tiểu thuyết lịch sử.
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Ngữ văn 9 – tập 1)
Câu 2. (6.0 điểm). Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
1 - A
2 - B
3 - B
4 - B
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm)
Đảm bảo các ý sau:
- Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người.
- Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người.
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau là bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm: Thúy Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này.
Câu 2. (6.0 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh xác định đúng thể loại tự sự, kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ 3 phần MB, TB, KB.
- Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, không sai lỗi chính tả.
Yêu cầu về nội dung:
Mở bài
- Giới thiệu tình huống cuộc gặp gỡ.
Thân bài
- Chuyện về một giấc mơ - đó là những việc trong tưởng tượng. Trong đó có thể có những điều kì diệu, cách xa về không gian, vượt qua thời gian thực để trở về quá khứ hay hướng tới tương lai....
- Tuy nhiên câu chuyện trong mơ đó có thể được kể theo diễn biến các sự việc xảy ra và ý nghĩa của những sự việc đó đối với bản thân:
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu, lúc nào?
+ Người thân lâu ngày mới gặp là ai, có thể nhận ra người đó với những đặc điểm nào?
+ Những thay đổi của bản thân và của người em gặp...
Kết bài
- Quay trở về thời gian thực.
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về người thân.