[Năm 2023] Bộ 10 Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án

Tải xuống 35 8.1 K 21

Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 9 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT  

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”

Câu 3. “Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói”.

Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?

 

II. TẬP LÀM VĂN 

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 tập 1 – NXBGDVN 2016)

----------HẾT---------

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

 

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT 

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.

- Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”.

Câu 3.

- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức.

- Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.

Câu 4.

Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:

- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.               

- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.

-…

II. TẬP LÀM VĂN 

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

* Thân bài

Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

a. Vẻ đẹp phẩm chất

* Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

* Sau đó ông đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật.

- Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt:

+ Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.

+ Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

=> Ước mong thật bình dị, lời lẽ dịu dàng, ân cần -> chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm.

+ Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.”.

+ Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”.

=> Trái tim ấy giàu lòng yêu thương, biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân trọng biết bao!

+ Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.

=> Tâm trạng cô đơn, khắc khoải, nỗi nhớ thương da diết.

=> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

+ Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: ra sức cứu vãn, hàn gắn.

+ Khi sống dưới thủy cung: vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con.

- Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực

Trong ba năm chồng đi lính, một mình nàng nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng

Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo:

+ Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con.

+ Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình.

+ Lời của người mẹ trước lúc chết thể hiện sự yêu thương, trân trọng đối với con dâu: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".

Với con thơ, nàng hết sức yêu thương, chăm chút:

+ Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.

=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

b. Số phận oan nghiệt, bất hạnh:

- Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.

- Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:

+ Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời.

+ Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình thay chồng.

+ Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm nảy sinh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.

- Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, Vũ Nương phải tìm đến cái chết:

+ Nghe lời ngây thơ của con trẻ “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” Trương sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.

- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, bảo toàn danh dự của mình.

- Cái kết thúc tưởng là có hậu nhưng thực chất chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch của cuộc đời Vũ Nương: “Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa...lúc ẩn, lúc hiện...Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”

+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơ ước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khao một cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.

 + Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Sau giây phút đó, nàng vẫn phải trở về chốn thủy cung, gia đình li tán. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con nhưng cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau này không có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”.

=> Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.

=> Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ xưa, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.

Nhận xét về giá trị nhân đạo qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Vũ Nương:

- Tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến với những hủ tục, lễ giáo đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ.

- Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ và bày tỏ niềm xót thương, cảm thông đối với họ.

* Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Phần 1: Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.  Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên? 

II. Phần 2: Làm văn  

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Câu 2. Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).

 

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ  2

 

I. Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2.

- Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự.

- Vì cả hai nhân vật đều dùng cách thức tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3.

- Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp. 

- Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và dấu gạch ngang đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 4.

- Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người, sự quan tâm, chia sẻ có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5.

Các bài học rút ra từ văn bản:

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

II. Phần 2: Làm văn  

Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa tình yêu thương.

2. Giải thích       

Tình yêu thương có thể hiểu là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình trong cuộc sống.

=> Tình yêu thương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi chúng ta.

3. Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện tình yêu thương: trong gia đình quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; ngoài xã hội: sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận bất hạnh, những người gặp khó khăn.

- Ý nghĩa tình yêu thương.

+ Mang đến niềm tin, sức mạnh cho những người gặp khó khăn.

+ Là ánh sáng soi đường cho những con người lầm đường, lạc lối.

+ Là cơ sở xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

+…

- Dẫn chứng minh họa.

- Bên cạnh đó phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân.

4. Tổng kết vấn đề

Câu 2:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Khái quát nội dung tám câu thơ cuối.

2. Phân tích, cảm nhận

-  Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

→ Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” → sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” → cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn → gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

=> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa → gần, màu sắc: nhạt →  đậm, âm thanh: tĩnh →  động.

* Gợi:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

3. Tổng kết vấn đề

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU 

Đọc kĩ văn bản sau:

Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”.

Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay trái, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo ở tay phải.

Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.

Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong văn bản và trình bày ngắn gọn dấu hiệu để xác định lời dẫn trực tiếp đó.

Câu 3. Thông hiểu

Giải thích từ: thất vọng

Câu 4. Thông hiểu

Tại sao người mẹ cảm thấy thất vọng khi em bé cắn hai quả táo? Em hãy hình dung gương mặt người mẹ sẽ ra sao khi nghe lời con gái nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ”.

Câu 5. Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét về hành động và tình cảm của em bé đối với mẹ

II. LÀM VĂN

Thuyết minh về một vật dụng trong gia đình.

----------HẾT---------

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) (ảnh 2)

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

 

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2.

- Lời dẫn trực tiếp:

+ Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?

+ Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!

- Dấu hiệu: đặt sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép.

Câu 3.

- Thất vọng là: cảm giác không vui, không hài lòng khi điều mong đợi không được như ý.

Câu 4.

- Mẹ thất vọng vì mẹ nghĩ bé là một người tham lam, không hiếu thảo.

- Hình dung hình ảnh người mẹ: ngạc nhiên, hạnh phúc, xấu hổ.

Câu 5.

- Em bé không đưa cho mẹ ngay vì sợ một trong hai quả sẽ có quả không ngon, nếu lỡ đưa mẹ quả không ngon em sẽ thương mẹ và buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt nhất.

- Nhận xét:

+ Hành động thể hiện em bé là người ân cần, chu đáo

+ Tình cảm: yêu thương mẹ hết lòng

II. LÀM VĂN

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về quạt điện

2. Thân bài

Nguồn gốc:

- Quạt xuất hiện từ rất lâu. Ban đầu là quạt thủ công gồm quạt nan, quạt giấy. Vua chúa ngày xưa cũng dùng quạt nan nhưng được gắn thêm lông chim công cho đẹp và sang trọng. Loại quạt này hiện nay ít xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn có giá trị về lịch sử.

- Cha đẻ của quạt điện là 1 người Mĩ có tên là Philip Diehl. Quạt điện ra đời vào năm 1882. Quạt ban đầu có cánh quạt làm bằng vải sau đó người ta cải tiến bằng nhôm, nhựa để tăng độ bền đẹp.

Chủng loại: Họ hàng nhà quạt rất đông gồm quạt cây, quạt treo tường, quạt bàn, quạt hộp, quạt thông gió, quạt hơi nước. Chúng được gọi là quạt điện vì tồn tại chủ yếu nhờ năng lượng điện.

Cấu tạo:

- Cấu tạo của quạt điện gồm các phần cơ bản: Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, nút điều chỉnh, tốc độ hướng, đèn, nút hẹn giờ và môtơ.

- Môtơ là phần quan trọng nhất trong quạt, bao gồm quạt dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stato), rôto là những tấm thép mỏng ghép lại có phần nhôm đúc bằng đồng, thép để gắn cánh quạt và đuôi quạt. Ngoài ra còn có tụ điện, vỏ nhôm để gắn kết rôto và stato, có bạc than, có ổ chứa dầu để giảm bớt ma sát.

Công dụng, sử dụng, bảo quản:

- Công dụng:

+ Quạt chủ yếu được dùng để làm mát. Khi nó quay tạo ra gió giảm sức nóng của cơ thể khiến con người cảm thấy dễ chịu.

+ Quạt được dùng để thông gió, hút mùi. Một số quạt được gò bằng nhôm, inox đặt phía trên hộp gien để hút mùi.

- Sử dụng: Khi cắm phích điện vào ổ, 1 dòng điện sẽ chạy vào rôto làm cho nó quay vào cánh quạt. Lồng quạt phía ngoài có chức năng bảo vệ cánh quạt và giữ an toàn cho người sử dụng. Khi quạt đang quay không được thò ngón tay hoặc chọc que vào quạt sẽ gây nguy hiểm.

- Bảo quản:

+ Muốn quạt sử dụng được lâu, bền thì phải thường xuyên lau chùi, cho dầu mỡ.

+ Khi sử dụng quạt, không bật quạt quá lâu tránh để quạt nóng dẫn đến cháy. Cần phải sử dụng nút hẹn giờ vì bật quạt suốt đêm sẽ dẫn đến bệnh hô hấp và cảm lạnh.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”

(Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 đ)

a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3. (1.0 đ)

a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?

b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

 

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1. (1.0 đ)

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

Câu 2 (1.0 đ)

a. Không tuân thủ phương châm lịch sự.

b. Tuân thủ phương châm về chất.

Câu 3 (1.0 đ)

a. Từ đồng nghĩa với từ qua đờimất.

b. Từ bế dùng với nghĩa gốc.

Câu 4 (1.0 đ)

- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.

- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.

Câu 5 (1.0 đ)

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục.

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý.

- Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai.

* Giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em.

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng; phần kết bài: khái quát về đối tượng (vai trò, tình cảm gắn bó của đối tượng trong đời sống).

b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Con vật nuôi em thích.

c. Triển khai bài văn thuyết minh: Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý:

c1. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi em thích.

c2.Thân bài:

- Nguồn gốc, chủng loại...

- Đặc điểm hình dáng, cân nặng...

- Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tính thích nghi môi trường, cách chăm sóc...

- Vai trò của con vật trong đời sống vật chất….

- Vai trò của con vật trong đời sống văn hóa tinh thần….

* Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh để làm nổi bật các đặc điểm của con vật đồng thời làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.

c3. Kết bài: Vai trò, tình cảm gắn bó của con vật trong đời sống….

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I.

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Câu 1. Em hãy chép thuộc 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ vừa chép.

Câu 3. Hãy dùng câu văn trên làm câu chủ đề để triển khai thành một đoạn văn diễn dịch khoảng 12-15 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Cũng trong Truyện Kiều Nguyễn Du có câu:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?

Phần II: 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“…Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày…”

(Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (5-7 dòng)

Câu 2. Giải nghĩa từ “tiên nhân” trong câu “Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?”

Câu 3. Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt tác phẩm từ đoạn kể về Phan Lang cho đến hết truyện.

----------HẾT---------  

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) (ảnh 3)

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Phần I.

Câu 1.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Câu 2.

- Từ láy được sử dụng trong doạn trích: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Câu 3.

Giới thiệu chung:

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tám câu thơ hay nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

-  Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

→ Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” →  ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” →  sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” → cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn →  gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

+ Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

+ Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

=> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa → gần, màu sắc: nhạt → đậm, âm thanh: tĩnh → động.

+ Gợi:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

Tổng kết vấn đề

Nhà thơ đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo. Và như thế, bức tranh phong cảnh đã trở thành bức tranh tâm cảnh.

Phần II

Câu 1.

- Văn bản trích từ tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, thuộc thể loại Truyền kì mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương thuộc truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm này. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương. Tác phẩm kể về người con gái Vũ Nương đẹp người, đẹp nết nhưng có số phận đầy éo le, bất hạnh.

Câu 2.

 “Tiên nhân”: người đời trước mình, chỉ cha ông, tổ tiên. Từ “tiên nhân” ở câu sau lại có ý chỉ Trương Sinh.

Câu 3.

Lời nói của Vũ Nương với Phan Lang là lời dẫn trực tiếp.

Câu 4.

Tóm tắt:

 Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng Vũ Nương, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Sáng dậy người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền bè bị đắm, chết đuối đầy sông trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo và được Linh Phi cứu sống. Trong buổi tiệc Linh Phi thiết đãi, Phan Lang gặp lại Vũ Nương. Sau cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó, Vũ Nương nhờ Phan Lang gửi cho chồng mình chiếc hoa vàng và lập đàn giải oan. Vũ Nương hiện trở về chỉ nói vài lời với Trương Sinh rồi bóng nàng loang loáng mờ dần và mất hút.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua” 

1. Câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng. Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép.

3. Hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm nào giống nhau?

Câu 2: 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1)

1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp?

2. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp.

Câu 3: 

Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật người lính lái xe trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Viết bài văn kể lại cuộc trò chuyện thú vị đó (có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận)

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 6

 

Câu 1:

1.Câu thơ trên trích từ tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu

2.

Chép tiếp 6 câu thơ tiếp theo cho hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 7 dòng:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

- Khái quát nội dung của đoạn thơ vừa chép: Những cơ sở hình thành tình đồng chí.

3.

Những điểm giống nhau về hình ảnh người lính trong bài thơ này và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:

- Vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tinh thần lạc quan, tin tưởng.

- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó.

- Tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 2:

1.

- Lời dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Lời dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2.

- Lời dẫn: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầy, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chin quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng …

- Lời dẫn trực tiếp

Câu 3: 

Yêu cầu hình thức:

- HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm, vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhà thơ.

2. Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

- Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

- Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi tr

- Chia tay người lính lái xe.

- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện:

- Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.

- Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.

- Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.ẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ → Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:I- Phần 1: Đọc- hiểu (3,0 điểm)

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. 
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5. (1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?

II. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 7

 

I - Phần 1: Đọc - hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2: Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5:

Các bài học rút ra từ văn bản:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

II. Phần 2: Làm văn

Câu 1. 

Xem thêm tài liệu chi tiết tại:

Dàn ý tham khảo: Dàn ý nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương

Dàn ý tham khảo: Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

Câu 2. 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Giới thiệu đoạn thơ cuối (8 câu cuối)

- Cảm nhận chung của em về 8 câu thơ.

II. Thân bài

- Cặp lục bát 1: Cảm nhận về hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

- Cặp lục bát 2: Cảm nhận về hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

- Cặp lục bát 3: Cảm nhận hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

- Cặp lục bát 4: Cảm nhận về hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

III. Kết bài

– Chi với 8 câu thơ nhưng Nguyễn Du đã vẽ lên được một bức tranh với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng lại là cảm giác của sự thê lương ai oán.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm )

Câu 1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều" (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm).

Câu 2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?

a, Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.

c, Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 8

 

I. ĐỌC - HIỂU:( 5 điểm)

Câu 1

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."

Câu 2: Nghệ thuật: Ước lệ

Câu 3

- Chân (c): Nghĩa gốc.

- Chân (b): Nghĩa chuyển - phương thức hoán dụ

- Chân (a): Nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ

II. TẬP LÀM VĂN:( 5 điểm) 

Nội dung cần đạt được:

- Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân

- Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật).

- Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm ).

- Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy.

Hướng dẫn làm bài: 

* Mở đoạn: Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân

* Thân đoạn:

- Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).

* Kết đoạn: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1 (3 điểm): 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé

Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé

Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa

Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa

Ta yêu quá như lần đầu mới biết

Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết

Như tre, dừa như làng xóm quê hương

Như những con người biết mấy yêu thương.

(Nhớ cơn mưa quê hương, Lê Anh Xuân, NXB Văn học 2003).

a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?

b. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

c. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ cuối và nêu tác dụng.

d. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thuở bé

Câu 2: (2 điểm).

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 3 (5 điểm).

Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 9

 

Câu 1

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm.

b. Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

c. 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ, so sánh.

d. Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thuở ấu thơ.

Câu 2: (2 điểm).

Dàn ý suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.

Mở đoạn: Trong mỗi con người chúng ta, quê hương đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Thân đoạn

a. Giải thích:

– Quê hương: Quê hương chính là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với những kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó.

b. Quê hương đóng vai trò như thế nào trong mỗi con người chúng ta?

+ Biểu hiện của việc yêu mến quê hương trước hết là sự gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước nhũng vẻ đẹp cùa thiên nhiên đất nước.

+ Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người.

+ Quê hương chính là nơi ta cảm thấy yên bình và tuyệt vời nhất trong lòng mình. Là nơi để ta nương tựa mỗi khi ta mệt mỏi.

Kết đoạn

Cảm nhận của em về quê hương.

Câu 3 (5 điểm).

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Giới thiệu về "Truyện Kiều": là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về Nguyễn Du:

- Cuộc đời:

+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.

+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.

+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.

+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc "mười năm gió bụi "ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

- Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:

+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác "Truyện Kiều "và "Văn tế thập loại chúng sinh ".

+ Nội dung:

- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

+ Nghệ thuật:

- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

b) Giới thiệu về "Truyện Kiều"

- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

- Nguồn gốc: "Truyện Kiều" được sáng tác dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã "hoán cốt đoạt thai" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho "Truyện Kiều" những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.

- Thể loại: truyện Nôm bác học.

- Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

- Giá trị tư tưởng:

+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.

+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.

+ Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền.

+ Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với "con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời", trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

+ Nghệ thuật tự sự mới mẻ.

+ Thể loại.

+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, ...

+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du.

3. Kết bài

Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

…………………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án (10 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN I (6 điểm). Trong văn bản Bếp lửa của Bằng Việt, có đoạn:

"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ tên tác giả của bài thơ đó.

Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.

Câu 3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết, đó là phương châm nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm chất đáng quý nào ở bà?

Câu 4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ Bếp lửa đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà. Bằng một đoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn, sử dụng hợp lý một câu ghép và một thán từ (chú thích rõ).

PHẦN II (4 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình."

Câu 3. Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

----------HẾT---------

ĐÁP ÁN ĐỀ 10

 

Phần I:

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa ra đời năm 1963, khi tác giả đang là du học sinh học ngành Luật ở nước ngoài.

Bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Hoặc "Quê hương" (Tế Hanh)

Câu 2. Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 3. Bà đã vi phạm phương châm về chất. Việc vi phạm phương châm này giúp ta cảm nhận được bà là người giàu đức hy sinh cao cả, bà không muốn người ở tiền tuyến yên tâm công tác, không phải lo lắng cho hậu phương. Bà mạnh mẽ, kiên cường, là hậu phương vững chắc trong những năm tháng gian lao, bà sáng lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng.

Câu 4:

* Về hình thức: Đoạn văn khoảng 12 câu viết đúng hình thức Tổng – phân – hợp, trong đoạn sử dụng hợp lý và chú thích đúng câu ghép, thán từ.

* Về nội dung: HS đảm bảo làm sáng tỏ được nội dung: tác giả đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà.

- Cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà nhiều vất vả, thăng trầm nhưng bà luôn chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc.

+ Trong những năm tháng khó khăn của nạn đói 1945, bà vẫn âm thầm với khói bếp để nuôi dưỡng cháu

+ Trong những năm tháng tuổi thơ, khi bố mẹ xa nhà, bà đã thay thế vai trò của người cha, người mẹ, người thầy để nuôi dưỡng cháu về cả vật chất và tinh thần.

+ Trong những năm tháng bị giặc tàn phá, một mình bà già nua chống chọi với tất cả, là chỗ dựa cho cháu và người ở tiền tuyến.

- Bà cũng là hình ảnh điển hình của người phụ nữ Việt Nam, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên.

+ Khi dặn cháu có viết thư cho bố thì chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên.

+ Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu nỗi đau và những cơ cực túng thiếu bà đã ghim lại trong lòng mình để làm hậu phương vững chắc nơi tiền tuyến.

- Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa luôn cháy sáng bất diệt.

+ Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa ấm áp của thực tại, nhưng hơn hết bà cũng nhóm lên ngọn lửa của yêu thương hồng lên để sưởi ấm cháu trong những phút yếu lòng, luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.

+ Như vậy, trái tim của bà chính là ngọn lửa của niềm tin, của chiến thắng của những tình cảm yêu thương và những kỉ niệm ấu thơ làm hành trang nâng đỡ cháu trong suốt chặng đường dài sau này.

+ Để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn luôn nhớ bà, cảm phục, biết ơn bà và khôn nguôi nhắc nhở “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

* Về nghệ thuật: để biểu lộ được những suy ngẫm sâu sắc, tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các yếu tố biểu cảm với miêu tả tự sự và bình luận, ngôn ngữ mộc mạc, giọng thơ thủ thỉ tâm tình, giàu cảm xúc, hình ảnh người bà và bếp lửa song song đồng hiện.

Phần II:

Câu 1. 

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

- Biện pháp tu từ sử dụng chủ yếu trong văn bản trên: nhân hóa

Câu 2: Trợ từ “Chính” có tác dụng nhấn mạnh vai trò của cơn điên cuồng đã giúp cây sồi già chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

Câu 3:

Hình thức: Đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi.

Nội dung: làm sáng tỏ vấn đề: Suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Dưới đây là dàn ý tham khảo:

*Giải thích vấn đề: khó khăn, thử thách là những tình huống xảy ra trong cuộc sống đòi hỏi con người phải cố gắng, có nghị lực để vượt qua.

*Bàn luận vấn đề: Hiện nay, khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam có biểu hiện như nào?

- Con người Việt Nam hiện nay kiên cường, lạc quan, biết chủ động vượt qua gian khó, quyết tâm theo đuổi mục đích, lý tưởng để chiến thắng bản thân. Nước ta còn làm được những việc phi thường, khiến mọi người và các nước khác nể phục.

- Dẫn chứng: Có thể lấy dẫn chứng trong đại dịch Covid, dân tộc ta đã đoàn kết vượt khó khăn, hoặc dẫn chứng những cá nhân là tấm gương vượt khó:

+ “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo được lan tỏa rộng rãi.

+ Hành trình 10 năm cõng bạn đến trường của bạn Minh Hiếu (cõng bạn Tất Minh).

(Một thực tiễn khác mà em có thể lấy làm dẫn chứng trong đề tài nghị luận này chính là lũ lụt ở miền Trung của nước ta trong năm nay.)

- Phản đềBên cạnh đó, vẫn có những người Việt sợ khó khăn, thử thách, họ không có khả năng vượt qua và thường đổ lỗi cho hoàn cảnh

- Ý nghĩa của việc vượt qua được khó khăn, hậu quả của việc không có khả năng vượt qua

+ Những người có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách luôn đạt được thành công, được mọi người yêu mến, là tấm gương sáng lan tỏa nghị lực sống tới mọi người xung quanh...

+ Những người không có khả năng vượt qua khó khăn, thử thách sẽ dễ bỏ cuộc sẽ không tìm được niềm vui thực sự, ý nghĩa của cuộc đời.

*Rút ra bài học, liên hệ bản thân: Làm thế nào để có thể vượt qua khó khăn, thử thách? Luôn trau dồi tri thức, biết lường trước những khó khăn, gặp khó khăn không nản chí,..

Tài liệu có 35 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống