Bộ 4 Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án

Tải xuống 63 2.8 K 8

Tài liệu Bộ đề thi Địa lí lớp 12 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2021 - 2022 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Địa lí 12 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.

Câu 2: Nội thuỷ là vùng nước:

A. tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.

B. Vùng nước tiếp liền lãnh hải, rộng 12 hải lí.

C. tính từ đường cơ sở trở ra, rộng 12 hải lí.

D. phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển.

Câu 3: Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được hoạt động tự do về hàng hải, hàng không theo công ước về Luật biển 1982 là:

A. Lãnh hải

C. Thềm lục địa

B. Tiếp giáp lãnh hải

D. Đặc quyền kinh tế

Câu 4: Đặc điểm Biển Đông giúp thiên nhiên nước ta:

A. Có sự phân hóa đa dạng.

B. Có sự khác nhau giữa các vùng.

C. Đa dạng về các loài sinh vật biển.

D. Có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Câu 5: Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố giáp biển?

A. 29.    B. 28.    C. 27.   D. 26.

Câu 6: Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là:

A. Sạt lở bờ biển.

B. Nạn cát bay.

C. Triều cường.

D. Bão.

Câu 7: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là:

A. Vịnh Bắc Bộ.

B. Vịnh Thái Lan.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 8: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để:

A. Khai thác nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển đảo.

B. Xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. Chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 9: Vũng Rô vịnh biển thuộc tỉnh (thành):

A. Đà Nẵng.

B. Khánh Hoà.

C. Phú Yên.

D. Bình Thuận.

Câu 10: Ảnh hưởng của Biển Đông làm cho hệ sinh thái nước ta có đặc điểm sau:

A. Rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo, hệ sinh thái trên đất phèn.

B. Rừng ngập mặn, lá rộng thường xanh, rừng trên các đảo.

C. Hệ sinh thái trên đất phèn, lá rộng thường xanh, rừng trên các đảo.

D. Rừng ngập mặn, lá rộng thường xanh, hệ sinh thái trên đất phèn.

Câu 11: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:

A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió.

C. Trong năm có hai mùa rõ rệt.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.

Câu 12: Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương hoạt động ở thời ian nào?

A. Đầu mùa hạ.

B. Cuối mùa hạ.

C. Đầu mùa đông.

D. Cuối mùa đông.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh.

B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.

C. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

Câu 14: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng:

A. Tây Nguyên.

B. Nam Bộ.

C. Bắc Bộ.

D. Cả nước.

Câu 15: Đất feralit ở nước ta thường có mùa đỏ vàng vì:

A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3, Al2O3.

B. Có sự tích tụ nhiều Ca2+, Mg2+, K+.

C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.

D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 16: Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành:

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Bắc.

Câu 17: Khí hậu ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa.

B. Mùa đông mát mẻ, ít mưa.

C. Mùa đông không lạnh, ít mưa.

D. Mừa đông ấm áp, ít mưa.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào gây ra mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của:

A. Gió mùa Tây Nam và Tín phong.

B. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Câu 19: Nước ta có lượng mưa lớn là do:

A. Tín phong bán cầu Bắc mang mưa tới.

B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

C. Các khối khí qua biển mang ẩm.

D. Địa hình cao đón gió gây mưa.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.

B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.

C. Biển Đông làm giảm độ lục địa ở phía Tây đất nước.

D. Biến Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 21: Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước:

A. Trung Quốc, Mianma, Lào.

B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.

C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Lào, Campucia, Thái Lan.

Câu 22: Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?

A. Các bãi triều thấp, phẳng..     B. Các bờ biển mài mòn

C. Các vũng, vịnh nước sâu.     D. Các đảo ven bờ.

Câu 23: Nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa do:

A. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

B. Nằm trong khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.

C. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á.

D. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và có vùng biển rộng lớn.

Câu 24: Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?

A. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và châu Á.

B. Cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

C. Có vùng biển rộng lớn, là cầu nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

D. Trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

Câu 25: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 4)

Nhận định nào đúng trong các nhận định sau:

A. Tháng 7 có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong năm.

B. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, 7.

C. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 9.

D. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ, lượng mưa thấp nhất trong năm.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI

Đơn vị: oC

Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là

A. 13,7oC    B. 12, 5oC    C. 3,2oC    D. 9,4oC

Câu 27: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.

Đơn vị: mm

Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1667 989 +678
Huế 2868 1000 +1868
Tp.Hồ Chí Minh 1931 1686 +245

Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 28: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 4)

Nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng?

A. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu – đông.

B. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.

C. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.

D. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu - đông.

Câu 29: Dựa vào át lát trang 6-7 cho biết, cao nguyên Sín Chải nằm ở vùng núi nào sau đây:

A. Vùng núi Tây Bắc

B. Vùng núi trường sơn Nam.

C. Vùng núi Đông Bắc

D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 9 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Lào:

A. 10    B. 11    C. 12    D. 13

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ đông sang tây theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Tây Trang, Lào Cai, Hữu Nghị, Móng Cái.

B. Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.

C. Tây Trang, Lào Cai, Lao Bảo, Bờ Y.

D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Nam Trung Bộ.

D. Đông Bắc Bộ

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Huế là:

A. Trên 24oC.

B. Từ 18 – 20oC.

C. Từ 20 – 24oC.

D. Dưới 18oC.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Huế là:

A. Từ 200 – 400mm.

B. Từ 400 – 800mm.

C. Từ 800 – 1200mm.

D. Trên 1200mm.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có biên giới với Trung Quốc và Lào:

A. Quảng Ninh.

B. Kon Tum.

C. Điện Biên.

D. Gia Lai.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Cam Pu Chia vừa giáp biển:

A. Quảng Ninh.

B. Kiên Giang.

C. KonTum.

D. Quảng Nam.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Sài Gòn:

A. Định An

B. Ba Lai

C. Trần Đề

D. Soi Rạp

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ Apatit là:

A. Lục Yên

B. Trại Cau

C. Cam Đường

D. Tùng Bá

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Bé thuộc hệ thống sông nào:

A. sông Đồng Nai

B. Sông Mê Công

C. sông Mã

D. sông Thái Bình

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.

Chọn: A.

Câu 2: Vùng nội thủy của một quốc gia là vùng nước tiếp giáp đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

Chọn: A.

Câu 3: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải, và hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được hoạt động tự do về hàng hải, hàng không theo công ước về Luật biển 1982 là:

Chọn: D.

Câu 4: Đặc điểm Biển Đông giúp thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Chọn: D.

Câu 5: Nước ta có 28 tỉnh thành phố giáp biển.

Chọn: B.

Câu 6: Bão là một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư không chỉ về của cải mà còn cả người cho các vùng ven biển ở nước ta.

Chọn: D.

Câu 7: Điều kiện địa hình bờ biển với nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển nước sâu, duyên hải Nam Trung Bộ đang và sẽ là vùng có nhiều cảng biển nhất ở nước ta.

Chọn: D.

Câu 8: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để: khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Chọn: D.

Câu 9: Vũng Rô là một vịnh nhỏ nhưng xinh đẹp thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả. Vịnh là ranh giới tự nhiên trên biển giữa Phú Yên với Khánh Hòa.

Chọn: C.

Câu 10: Ảnh hưởng của Biển Đông làm cho hệ sinh thái nước ta có đặc điểm sau: Rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo, hệ sinh thái trên đất phèn.

Chọn: A.

Câu 11: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới với lượng nhiệt nhận được hàng năm rất lớn, tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.

Chọn: D.

Câu 12: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập vào nước ta.

Chọn: A.

Câu 13: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.

Chọn: B.

Câu 14: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho cả nước.

Chọn: D.

Câu 15: Do tích tụ nhiều Fe2O3, Al2O3 nên đất feralit thường có màu đỏ vàng.

Chọn: A.

Câu 16: Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông nam.

Chọn: B.

Câu 17: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Chọn: A.

Câu 18: Gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ).

Chọn: B.

Câu 19: Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.

Chọn: C.

Câu 20: Nhờ có biển đông nên đã giảm tính khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.

Chọn: D.

Câu 21: Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Chọn: B.

Câu 22: Các vũng, vịnh nước sâu là điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển.

Chọn: C.

Câu 23: Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn, chính vị trí đó đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Chọn: A.

Câu 24: Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

Chọn: B.

Câu 25: Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:

Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.

Đáp án: C.

Câu 26: Tính biên độ nhiệt năm (tháng cao nhất –tháng thấp nhất).

Tháng cao nhất: tháng 7 = 28,9oC, tháng thấp nhất: tháng 1 = 16,4o C

→ Biên độ nhiệt = 28,9-16,4 = 12,5oC

Đáp án: B.

Câu 27: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).

Đáp án: A.

Câu 28: Sông Đà Rằng có 1 mùa ít nước → A, B loại. Sông Hồng, sông Mê Công lũ vào mùa hạ → C loại.

Đáp án: D.

Câu 29: cao nguyên Sín Chải (Lai Châu) nằm ở vùng núi Tây Bắc.

Đáp án: A.

Câu 30: Xác định kí hiệu bão. Tháng 9 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A.

Câu 31: Các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Lào là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Đáp án: A.

Câu 32: Đi từ đông sang tây theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai, Tây Trang (Điện Biên).

Đáp án: B.

Câu 33: Vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là vùng Bắc Trung Bộ và TâyBắc Bộ

Đáp án: A.

Câu 34: Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: Trên 24oC.

Đáp án: A.

Câu 35: Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Huế là 800 – 1200mm.

Đáp án: C.

Câu 36: Điện Biên có biên giới với Trung Quốc và Lào:

Đáp án: C.

Câu 37: Kiên Giang vừa có biên giới với Cam Pu Chia vừa giáp biển.

Đáp án: B.

Câu 38: Soi Rạp thuộc sông Sài Gòn.

Đáp án: D.

Câu 39: mỏ Apatit là mỏ Cam Đường (Lào Cai).

Đáp án: C.

Câu 40: Sông Bé thuộc hệ thống sông Đồng Nai.

Đáp án: A.

................................................................

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.

Câu 2: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:

A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy và thềm lục địa

C. Đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở và đặc quyền kinh tế

Câu 3: Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:

A. Thềm lục địa

B. Tiếp giáp lãnh hải

C. Vùng đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy

Câu 4: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Ảnh hưởng của gió Tín Phong.

D. Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 5: Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?

A. Rộng khoảng 0,5 triệu km2.

B. Rộng khoảng 1 triệu km2.

C. Rộng khoảng 1,5 triệu km2.

D. Rộng khoảng 2 triệu km2.

Câu 6: Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây?

A. Dầu khí, than đá, quặng sắt.

B. Dầu khí, cát, muối biển.

C. quặng vàng, cát, muối biển.

D. Thuỷ sản, muối biển.

Câu 7: Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:

A. Xâm thực.

B. Mài mòn.

C. Bồi tụ.

D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 8: Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là:

A. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

B. Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

C. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.

D. Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

Câu 9: Vân Phong là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:

A. Quảng Ninh.

B. Đà Nẵng.

C. Khánh Hoà.

D. Bình Thuận.

Câu 10: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.

C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 11: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:

A. Thuộc châu Á.

B. Nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương.

C. Nằm trong vùng nội chí tuyền.

D. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa.

Câu 12: Gió mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 12.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Câu 13: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 14: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Vùng núi Tây Bắc.

C. Vùng núi Đông Bắc.

D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 15: Kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay là:

A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. Rừng gió mùa thường xanh.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Câu 16: Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào?

A. Giữa mùa gió Đông Bắc.

B. Giữa mùa Gió Tây Nam.

C. Đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam.

D. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

Câu 17: Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là:

A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa và mùa hạ nóng, ít mưa.

B. Mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, ít mưa.

C. Mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

D. Mừa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều.

Câu 18: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là:

A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.

B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.

C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.

D. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.

Câu 19: Vì sao nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm?

A. Tín phong mang mưa tới.

B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.

D. Địa hình cao đón gió gây mưa.

Câu 20: Tại sao hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta?

A. Hướng núi.

B. Độ cao địa hình.

C. Hoàn lưu gió mùa.

D. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa.

Câu 21: Nước ta cùng có đường biên giới trên biển và trên đất liền với:

A. Trung Quốc, Lào.

B. Lào, Campuchia.

C. Trung Quốc, Thái Lan.

D. Trung Quốc, Campuchia.

Câu 22: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là:

A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.

B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 24: Vì sao địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp?

A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.

B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.

C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.

D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 25: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 1)

Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:

A. Tháng 7 có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong năm.

B. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 5.

C. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 9.

D. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 1)

Lượng mưa trung bình năm của nước ta là?

A. 150.1mm    C. 1800mm

B. 1500mm    D. 2000mm

Câu 27: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

         Đơn vị: mm

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 1)

         Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 28: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 1)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Trung Quốc:

A. 6    B. 7    C. 8    D. 5

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng núi nào sau đây:

A. Vùng núi Tây Bắc    B. Vùng núi trường sơn Nam.

C. Vùng núi Đông Bắc     D. Vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất là vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng Sông Hồng

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào khu vực nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là:

A. Trên 24oC.

B. Từ 18 – 20oC.

C. Từ 20 – 24oC.

D. Dưới 18oC.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là:

A. Từ 200 – 400mm.

B. Từ 400 – 800mm.

C. Từ 800 – 1200mm.

D. Trên 1200mm.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là:

A. Lạng Sơn.

B. Điện Biên.

C. Kiên Giang.

D. Quảng Ninh.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:

A. Quảng Ninh.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Quảng Bình.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:

A. Cổ Chiên

B. Định An

C. Trần Đề

D. Tranh Đề

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ dầu khí không phải là:

A. Hồng Ngọc

B. Rạng Đông

C. Bạch Hổ

D. Hòn Hải

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 810, cho biết sông Đà thuộc hệ thống sông nào:

A. Sông Đà

B. Sông Hồng

C. Sông Kì Cùng – Bằng Giang

D. sông Thái Bình

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.

Chọn: A.

Câu 2: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là: Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Chọn: A.

Câu 3: Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chọn: C.

Câu 4: Nhờ có biển Đông nên các khối khí đi qua biển ảnh hưởng nên thiên nhiên nước ta có mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức.

Chọn: D.

Câu 5: Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.

Chọn: B.

Câu 6: Tài nguyên khoáng sản của biển Đông: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan và trữ lượng muối biển lớn.

Chọn: B.

Câu 7: Bồi tụ là quá trình chủ yếu chi phối địa mạo ở các vùng vên biển nước ta. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửa Long.

Chọn: C.

Câu 8: Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

Chọn: B.

Câu 9: Vân Phong là vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.

Chọn: C.

Câu 10: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Chọn: A.

Câu 11: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới với lượng nhiệt nhận được hàng năm rất lớn.

Chọn: C.

Câu 12: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là thời gian hoạt động của gió mùa đông ở nước ta.

Chọn: C.

Câu 13: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

Chọn: C.

Câu 14: Vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và cuối cùng chịu những đợt ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc nên là nơi lạnh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nước ta.

Chọn: C.

Câu 15: Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh kiểu rừng đặc trưng của nước ta hiện nay.

Chọn: A.

Câu 16: Vào thời kì chuyển tiếp giữa gai mùa gió ở nước ta gió tín phong hoạt động mạnh nhất.

Chọn: D.

Câu 17: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Chọn: C.

Câu 18: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất là do Huế có lượng mưa khá lớn nhưng mùa mưa trùng với mùa lạnh nên ít bốc hơi.

Chọn: D.

Câu 19: Các khối khí khi thổi vào nước ta đã đi qua biển mang theo một lượng hơi ẩm rất lớn, khi vào đến đất liền kết hợp với các dãy núi tạo nên những trung tâm mưa lớn.

Chọn: C.

Câu 20: Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.

Chọn: D

Câu 21: Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

Chọn: D.

Câu 22: Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một tong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.

Chọn: A.

Câu 23: Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng là do vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…).

Chọn: A.

Câu 24: Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.

Chọn: B.

Câu 25: Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:

Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.

Đáp án: A.

Câu 26: Tính lượng mưa trung bình năm=Tổng lượng mưa 12 tháng.

Đáp án: C.

Câu 27: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).

Đáp án: A.

Câu 28: Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng (đỉnh lũ tháng 8).

Đáp án: C.

Câu 29: Việt Nam có các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Đáp án: B.

Câu 30: Cao nguyên Lâm Viên là một cao nguyên thuộc Tây Nguyên, Việt Nam với độ cao trung bình khoảng 1500 m so với mực nước biển. Phía nam cao nguyên có thành phố Đà Lạt. Phía đông và đông nam dốc xuống thung lũng sông Đa Nhim, tây nam hạ đột ngột xuống cao nguyên Di Linh. Diện tích khoảng 1080km²

Đáp án: B.

Câu 31: Vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nhiều nhất nước ta là Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A.

Câu 32: Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).

Đáp án: C.

Câu 33: Xác định kí hiệu bão. Tháng 10, 11 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Đáp án: C.

Câu 34: Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là: Trên 240C.

Đáp án: A.

Câu 35: Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của TP.Hồ Chí Minh là 200 – 400mm

Đáp án: A.

Câu 36: Tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Trung Quốc là: Quảng Ninh

Đáp án: D.

Câu 37: tỉnh Quảng Bình vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển.

Đáp án: D.

Câu 38: Định An, Trần Đề, Tranh Đề là các cửa sông thuộc sông Hậu

Đáp án: A.

Câu 39: Hòn Hải là tên 1 đảo ở nước ta.

Đáp án: D.

Câu 40: sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng.

Đáp án: B.

................................................................

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là một trong các biển nhỏ ở Đại Tây Dương.

B. Nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương.

C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.

Câu 2: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của

A. khí hậu hải dương.

B. khí hậu lục địa.

C. khí hậu lục địa nửa khô hạn.

D. khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 3: Theo công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:

A. Ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra

B. Đường cơ sở trở ra

C. Giới hạn ngoài của vùng lãnh hải trở ra

D. Vùng có độ sâu 200 mét trở vào

Câu 4: Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

A. Sạt lở bờ biển.

B. Nạn cát bay.

C. Triều cường.

D. Bão.

Câu 5: Đường bờ biển nước ta dài:

A. 3260km.

B. 3620km.

C. 2630km.

D. 2036km.

Câu 6: Hiện tượng sạt lở bờ biển phổ biến ở khu vực nào ven biển nước ta?

A. Bắc Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 7: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là:

A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.

B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.

C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.

D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 8: Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là:

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng ven biển duyên hải miền Trung.

Câu 9: Xuân Đài là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào ở nước ta:

A. Phú Yên.

B. Đà Nẵng.

C. Khánh Hoà.

D. Bình Thuận.

Câu 10: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là:

A. Tài nguyên du lịch biển.

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên hải sản.

D. Tài nguyên điện gió.

Câu 11: Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:

A. Thuộc khu vực châu Á.

B. Nằm ven biền Đông.

C. Nằm trong vùng nội chí tuyền.

D. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa.

Câu 12: Gió Tín Phong hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.

B. Thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Câu 13: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.

B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.

D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 14: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở:

A. Sông Bến Hải.

B. Dãy Bạch Mã.

C. Dãy Hoành Sơn.

D. Các cao nguyên Nam Trung.

Câu 15: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là:

A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Câu 16: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát:

A. Cao áp Xibia.

B. Cao áp Haoai.

C. Cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam.

D. Bắc Ấn Độ Dương.

Câu 17: Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước nước ta có:

A. khí hậu ôn hoà, dễ chịu.

B. sinh vật đa dạng.

C. khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.

D. đất đai rộng lớn và phì nhiêu.

Câu 18: Gió phơn Tây Nam thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ:

A. Gió Tín phong Nam Bán Cầu.

B. Gió mùa Đông Bắc bị biến tính.

C. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương.

D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải cao áp chí tuyến bán cầu Nam.

Câu 19: Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

A. Có độ cao lướn nhất nước.

B. Nằm xa biển nhất nước.

C. Chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc.

D. Nằm xa Xích đạo nhất cả nước.

Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển là đặc điểm nào của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

B. Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

C. Địa hình bị chia cắt mạnh.

D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 21: Đường bờ biển của nước ta kéo dài từ:

A. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau.

B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau.

C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang.

D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

Câu 22: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:

A. Nguồn khoáng sản dồi dào.

B. Tiềm năng thủy điện lớn.

C. Phong cảnh đẹp, mát mẻ.

D. Địa hình đồi núi thấp

Câu 23: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.

B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.

D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Câu 24: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 25: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 3)

Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:

A. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 5.

B. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 9.

C. Tháng 7 có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong năm.

D. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 3)

Biên độ nhiệt năm của nước ta năm 2015 là:

A. 9,3oC     C. 1,8oC

B. 7,6oC     D. 0,2oC

Câu 27: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

         Đơn vị: mm

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 3)

         Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ miền.

Câu 28: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 3)

Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng?

A. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.

B. Sông nhiều nước quanh năm, đặc biệt vào vào mùa hạ, sông Đà Rằng có lũ tiểu mãn vào tháng VI.

C. Có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên cả hai sông đều diễn ra vào mùa hạ.

D. Sông nhiều nước quanh năm, mùa lũ trên sông Hồng vào thu - đông, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào mùa hạ.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5 cho biết quần đảo Trường Sa thuộc:

A. Bà Rịa - Vũng Tàu.

B. Khánh Hoà.

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ngãi

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng núi nào sau đây:

A. Tây Bắc

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 12 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ tây sang đông theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Tây Trang, Lào Cai, Hữu Nghị, Móng Cái.

B. Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.

C. Tây Trang, Lào Cai, Lao Bảo, Bờ Y.

D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là vùng nào?

A. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ.

B. Nam Trung Bộ, Tây Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ.

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là:

A. trên 24oC.

B. Từ 18 – 20oC.

C. Từ 20 – 24oC.

D. Dưới 18oC.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Nội là:

A. Từ 200 – 400mm.

B. Từ 400 – 800mm.

C. Từ 800 – 1200mm.

D. Trên 1200mm.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có biên giới với Cam Pu Chia và Lào:

A. Quảng Ninh.

B. Kon Tum.

C. Điện Biên.

D. Gia Lai.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:

A. Quảng Ninh.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Hà Tĩnh.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:

A. Định An

B. Ba Lai

C. Trần Đề

D. Soi Rạp

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ sắt không phải là:

A. Lục Yên

B. Trại Cau

C. Thạch Khê

D. Tùng Bá

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Chu thuộc hệ thống sông nào:

A. Sông Cả

B. Sông Hồng

C. sông Mã

D. sông Thái Bình

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.

Chọn: C.

Câu 2: Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.

Chọn: A.

Câu 3: Theo công ước quốc tếvề Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ đường cơ sở.

Chọn: B.

Câu 4: Triều cường là loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta nhất.

Chọn: C.

Câu 5: Đường bờ biển nước ta có chiều dài khoảng 3260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Chọn: A.

Câu 6: Sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Nam Trung Bộ.

Chọn: C.

Câu 7: Biển Đông là nơi chịu tác động thường xuyên của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. Mỗi năm nước ta nhận hơn 8 cơn bão với tính chất của các cơn bão ngày càng khó dự đoán và gây thiệt hại ngày càng lớn.

Chọn: D.

Câu 8: Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Chọn: C.

Câu 9: Vịnh Xuân Đài (Phú Yên) có diện tích mặt nước 130,45 km², được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm dẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào... và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã....

Chọn: A.

Câu 10: Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản.

Chọn: C.

Câu 11: Do nước ta nằm trong chịu ảnh hưởng của gió mùa (khu vực gió mùa Đông Nam Á), chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió.

Chọn: D.

Câu 12: Thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió là thời điểm gió Tín Phong hoạt động.

Chọn: B.

Câu 13: Do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có lưu lượng (khoảng 839 tỉ m3/năm) và hàm lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn.

Chọn: D.

Câu 14: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (hướng tây đông, gần vuông góc với hướng gió) làm cho miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Chọn: B.

Câu 15: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay.

Chọn: A.

Câu 16: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam.

Chọn: C.

Câu 17: Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước nước ta có sinh vật đa dạng.

Chọn: B.

Câu 18: Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây, Gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương.

Chọn: C.

Câu 19: Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đón gió).

Chọn: C.

Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển là hiện tượng bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Chọn: A

Câu 21: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Chọn: D.

Câu 22: Miền núi nước ta có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái do có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.

Chọn: C.

Câu 23: Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.

Chọn: C.

Câu 24: Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng là bằng chứng rõ nhất thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta.

Chọn: C.

Câu 25: Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:

Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.

Đáp án: C.

Câu 26: Tính biên độ nhiệt năm của nước ta (tháng cao nhất –tháng thấp nhất).

Tháng cao nhất: tháng 5 = 28,5oC, tháng thấp nhất: tháng 1 = 19,2oC

→ Biên độ nhiệt = 28,5-19,2 = 9,3oC

Đáp án: A.

Câu 27: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).

Đáp án: C.

Câu 28: Dựa vào biểu đồ nhận thấy, Sông Hồng nhiều nước quanh năm. Sông Đà Rằng mùa khô ít nước. Cả 2 sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.

Đáp án: A.

Câu 29: quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Đáp án: B.

Câu 30: cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) nằm ở vùng núi Tây Bắc.

Đáp án: A.

Câu 31: Xác định kí hiệu bão. Tháng 8 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Bộ.

Đáp án: D.

Câu 32: Đi từ đông sang tây theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).

Đáp án: A.

Câu 33: Những vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ.

Đáp án: D.

Câu 34: Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: Từ 20 – 24oC.

Đáp án: C.

Câu 35: Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Nội là 200 – 400mm

Đáp án: A.

Câu 36: Kon Tum có biên giới với Cam Pu Chia và Lào.

Đáp án: B.

Câu 37: tỉnh Hà Tĩnh vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển Đông.

Đáp án: D.

Câu 38: Soi Rạp thuộc cửa sông Sài Gòn

Đáp án: D.

Câu 39: Lục Yên không phải là mỏ sắt.

Đáp án: A.

Câu 40: sông Chu thuộc hệ thống sông Mã.

Đáp án: C.

................................................................

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của biển Đông là:

A. Có tính chất nhiệt đới gió mùa

C. Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản

B. Vùng biển rộng tương đối kín

D. Nhiệt độ nước biển thấp

Câu 2: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía:

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.

B. Phía đông Phi - lip - pin và phía tây của Việt Nam.

C. Phía đông Việt Nam và tây Phi - lip - pin.

D. Phía bắc của Xin - ga - po và phía nam Ma - lai - xi - a.

Câu 3: Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là:

A. Lãnh hải

C. tiếp giáp lãnh hải

B. Thềm lục địa

D. Nội thủy

Câu 4: Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là:

A. Sạt lở bờ biển.

B. Nạn cát bay.

C. Triều cường.

D. Bão.

Câu 5: Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?

A. 0,5 triệu km2.

B. 1 triệu km2.

C. 1,5 triệu km2.

D. 2 triệu km2.

Câu 6: Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển?

A. Rừng ngập mặn.

B. Rừng kín thường xanh.

C. Rừng cận xích đạo gió mùa.

D. Rừng thưa nhiệt đới khô.

Câu 7: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là:

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 8: Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?

A. Làm cho khí hậu mang tính hải dương điều hòa.

B. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.

D. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa điều hoà.

Câu 9: Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành):

A. Quảng Ninh.

B. Đà Nẵng.

C. Khánh Hoà.

D. Bình Thuận.

Câu 10: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông không được thể hiện rõ ở:

A. Nhiệt độ nước biển.

B. Dòng hải lưu.

C. Thành phần loài sinh vầt biển.

D. Các đảo nhỏ ven bờ.

Câu 11: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở:

A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.

B. Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió.

C. Trong năm có hai mùa rõ rệt.

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.

Câu 12: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10.

B. Từ tháng 6 đến tháng 12.

C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

D. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Câu 13: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:

A. Nam Bộ.

B. Tây Nguyên và Nam Bộ.

C. Phía Nam đèo Hải Vân.

D. Trên cả nước.

Câu 14: Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất là:

A. Điểm cực Bắc.

B. Điểm cực Nam.

C. Điểm cực Đông.

D. Điểm cực Tây.

Câu 15: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì:

A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.

B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.

C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.

D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 16: Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là:

A. Vùng núi Tây Bắc.

B. Phía đông của Trường Sơn Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 17: Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành các mùa là:

A. Mùa khô và mùa mưa.

B. Mùa đông và mùa hạ.

C. Xuân hạ thu đông rõ rệt.

D. Mùa đông và mùa khô.

Câu 18: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:

A. Ấm áp, khô ráo.

B. Lạnh, khô.

C. Ấm áp, ẩm ướt.

D. Lạnh, ẩm.

Câu 19: Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

A. Địa hình có độ cao lớn nhất nước ta.

B. Vị trí nằm xa biển nhất nước ta.

C. Tác động của gió mùa Đông Bắc.

D. Nằm xa Xích đạo nhất cả nước.

Câu 20: Các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta được hình thành do?

A. Hướng núi kết hợp với độ cao địa hình.

B. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa.

C. Độ cao địa hình và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Hoàn lưu gió mùa và vị trí gần biển.

Câu 21: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ:

A. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau.

B. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau.

C. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang.

D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

Câu 22: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề

A. khai thác thủy, hải sản.

B. nuôi trồng thủy sản.

C. làm muối.

D. chế biến thủy sản.

Câu 23: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 24: Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua Địa Lí phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 25: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 2)

Dựa vào biểu đồ, nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:

A. Nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 20oC.

B. Biên độ nhiệt hằng năm khoảng 10oC.

C. Chủ yếu mưa vào thời kì hè – thu.

D. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 2)

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:

A. 23,6oC     C. 23,9oC

B. 24,6oC     D. 24,9oC

Câu 27: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

         Đơn vị: mm

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 2)

         Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ miền.

Câu 28: Cho biểu đồ:

Đề kiểm tra Giữa kì 1 Địa Lí 12 có đáp án (Đề 2)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Đà Rằng.

B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Đà Rằng.

C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng.

D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết Biển Đông không giáp với nước nào khu vực Đông Nam Á:

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.

B. Đôngtimo, Lào, Mianma.

C. Lào, Mianma Phi-líp-pin.

D. Xin-ga-po, Đông Ti Mo và Ma-lai-xi-a.

Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta:

A. Đông Bắc    B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc     D. Trường Sơn Nam

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đông Bắc Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ Nam ra Bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.

C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

D. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh chung đường biên giới với Cam Pu Chia:

A. 11    B. 10    C. 9    D. 8

Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là:

A. Trên 24oC.

B. Từ 18 – 20oC.

C. Từ 20 – 24oC.

D. Dưới 18oC.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là:

A. Từ 200 – 400mm.

B. Từ 400 – 800mm.

C. Từ 800 – 1200mm.

D. Trên 1200mm.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là:

A. Quảng Ninh.

B. Lạng Sơn.

C. Điện Biên.

D. Kiên Giang.

Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển:

A. Quảng Ninh.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Quảng Bình.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây không thuộc sông Hậu:

A. Cung Hầu

B. Định An

C. Trần Đề

D. Tranh Đề

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ than đá không phải là:

A. Cẩm Phả

B. Vàng Danh

C. Hồng Ngọc

D. Quỳnh Nhai

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Chảy thuộc hệ thống sông nào:

A. Sông Cả

B. Sông Hồng

C. sông Mã

D. sông Thái Bình

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Do nằm trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ nước biển Đông cao.

Chọn: D.

Câu 2: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía đông Việt Nam và tây Phi - líp - pin.

Chọn: C.

Câu 3: Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là thềm lục địa.

Chọn: B.

Câu 4: Bão là một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư không chỉ về của cải mà còn cả người cho các vùng ven biển ở nước ta.

Chọn: D.

Câu 5: Vùng biển Việt Nam có diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.

Chọn: B.

Câu 6: Hệ sinh thái Rừng ngập mặn là đặc trưng của vùng ven biển.

Chọn: A.

Câu 7: Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở vùng Biển Đông là biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông nước ta.

Chọn: A.

Câu 8: Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

Chọn: A.

Câu 9: Cam Ranh vịnh biển “huyền thoại” thuộc địa phận của tỉnh Khánh Hòa. Đang được đầu tư xây dựng để trở thành những cảng biển trung chuyển hàng hóa lớn ở nước ta.

Chọn: C.

Câu 10: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông thể hiện rõ nhất ở nhiệt độ nước biển, dòng hải lưu và thành phần các loài sinh vật biển.

Chọn: D.

Câu 11: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện ở độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa trung bình năm tương đối cao.

Chọn: A.

Câu 12: Từ tháng 5 đến tháng 10 là thời gian hoạt động của gió mùa hạ ở nước ta.

Chọn: A.

Câu 13: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam từ vịnh ben-gan thổi vào nước ta đã gây mưa ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

Chọn: B.

Câu 14: Điểm cực Bắc là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh gần nhất còn điểm cực Nam là nơi có thời gian hai lần mặt trời lên thiên đỉnh lâu nhất ở nước ta.

Chọn: A.

Câu 15: Do mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan nên đất feralit thường bị chua.

Chọn: C.

Câu 16: Ở nước ta, nơi có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất là phía đông của Trường Sơn Bắc.

Chọn: B.

Câu 17: Trong chế độ khi hậu, ở miền Nam phân chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Chọn: A.

Câu 18: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết lạnh, ẩm.

Chọn: D.

Câu 19: Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đón gió) nên mùa đông lạnh nhất cả nước.

Chọn: C.

Câu 20: Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là do có sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa. Nơi khuất gió mưa ít, nơi đón gió mưa nhiều.

Chọn: B.

Câu 21: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Chọn: D.

Câu 22: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có ít sông đổ ra biển thuận lợi cho nghề làm muối phát triển đặc biệt là các tỉnh Trung Bộ.

Chọn: C.

Câu 23: Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ đã qui định cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp chiếm ưu thế ở nước ta.

Chọn: D.

Câu 24: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Chọn: B.

Câu 25: Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất.

Đáp án: D.

Câu 26: Tính nhiệt độ trung bình năm=Tổng nhiệt độ năm/12 tháng

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta = 298,3/12 = 24,9oC

Đáp án: D.

Câu 27: Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).

Đáp án: A.

Câu 28: Sông Mê Công (đỉnh lũ tháng 10) có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Đà Rằng (đỉnh lũ tháng 11).

Đáp án: C.

Câu 29: Biên giới trên biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Maliaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

Đáp án: B.

Câu 30: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi núi Tây Bắc:

Đáp án: B.

Câu 31: Xác định kí hiệu bão. Tháng 6, 7 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

Đáp án: B.

Câu 32: Hướng dẫn trả lời: Đi từ nam ra bắc theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Bờ Y (Kon Tum), Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Tây Trang (Điện Biên).

Đáp án: D.

Câu 33: Các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Cam Pu Chia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Đáp án: B.

Câu 34: Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tiên là: Trên 24oC.

Đáp án: A.

Câu 35: Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Tiên là 200 – 400mm

Đáp án: A.

Câu 36: tỉnh vừa có biên giới trên biển và trên đất liền với Cam Pu Chia là: Kiên Giang

Đáp án: D.

Câu 37: tỉnh vừa có biên giới với Trung Quốc vừa giáp biển là Quảng Ninh.

Đáp án: A.

Câu 38: cửa sông Cung Hầu thuộc sông Tiền.

Đáp án: A.

Câu 39: Hồng Ngọc là mỏ dầu khí thuộc thềm lục địa phía Nam.

Đáp án: C.

Câu 40: Sông Chảy thuộc hệ thống sông Hồng.

Đáp án: B.

 

Tài liệu có 63 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống