Tài liệu Bộ đề thi Sinh học lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Sinh học lớp 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
A. Trắc nghiệm (trả lời đúng mỗi câu được 0,4 điểm)
Câu 1 : Ở thực vật trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào của rễ?
a. Miền trưởng thành
b. Miền sinh trưởng
c. Miền lông hút
d. Miền chóp rễ
Câu 2 : Dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu là
a. vitamin và enzim.
b. enzim và saccarôzơ.
c. hoocmôn thực vật và vitamin.
d. nước và muối khoáng.
Câu 3 : Vì sao nói thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?
a. Vì thoát hơi nước giúp khí O2 thoát ra ngoài môi trường.
b. Vì thoát hơi nước tạo ra lực hút, giúp vận chuyển nước, muối khoáng,… từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.
c. Vì thoát hơi nước đã kéo theo sự thất thoát về muối khoáng nên cây phải bù lại bằng cách dẫn nước lên trên.
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 4 : Ở thực vật, nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố đại lượng?
a. K
b. B
c. N
d. P
Câu 5 : Ở thực vật, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Tham gia cấu tạo nên xitôcrôm
c. Tổng hợp nên diệp lục
d. Hoạt hóa enzim
Câu 6 : Nhóm vi khuẩn nào dưới đây có khả năng cố định nitơ và sống cộng sinh trong nốt sần của rễ cây họ Đậu?
a. Mycobacterium
b. Clostridium
c. Rhizobium
d. Salmonella
Câu 7 : Dưới tác động của vi khuẩn phản nitrat hóa thì nitrat trong đất sẽ được chuyển hóa thành
a. amôni.
b. nitơ phân tử.
c. amôniac.
d. nitrit.
Câu 8 : Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào việc chuyển hóa quang năng (năng lượng ánh sáng) thành hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học)?
a. Carôten
b. Xantôphyl
c. Diệp lục b
d. Diệp lục a
Câu 9 : Ôxi được giải phóng trong pha sáng của quang hợp có nguồn gốc từ các phân tử
a. cacbohiđrat.
b. nước.
c. cacbônic.
d. glucôzơ.
Câu 10 : Cây trồng nào dưới đây là đại diện của thực vật C4 ?
a. Mía
b. Lúa nước
c. Thanh long
d. Xương rồng
B. Tự luận
1. Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước và hai con đường thoát hơi nước qua lá. (5 điểm)
2. Vì sao cần phải bón phân hợp lý, tùy vào loại phân bón, loại đất, giống và loại cây trồng? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : c. Miền lông hút
Câu 2 : d. nước và muối khoáng.
Câu 3 : b. Vì thoát hơi nước tạo ra lực hút, giúp vận chuyển nước, muối khoáng,… từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.
Câu 4 : b. B (nguyên tố vi lượng)
Câu 5 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : c. Rhizobium
Câu 7 : b. nitơ phân tử.
Câu 8 : d. Diệp lục a
Câu 9 : b. nước (nhờ quá trình quang phân li nước diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp)
Câu 10 : a. Mía
B. Tự luận
1. A. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, tạo lực hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng cũng như các chất tan khác từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây (1 điểm)
- Tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo (0,5 điểm)
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở và nhờ đó mà khí CO2 có cơ hội khuếch tán vào trong lá, làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp diễn ra (0,5 điểm)
- Giúp hạ nhiệt bề mặt lá và điều hòa không khí. (0,5 điểm)
B. Hai con đường thoát hơi nước qua lá:
- Có 2 con đường thoát hơi nước qua lá: thoát hơi nước qua khí khổng và thoát hơi nước qua cutin. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng đóng vai trò trọng yếu. (1 điểm)
- Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết qua sự đóng mở khí khổng (chịu sự chi phối của hàm lượng nước, ánh sáng, nhiệt độ, sự có mặt của ion khoáng…). Khí khổng nằm ở phần biểu bì lá, được tạo thành do hai tế bào khí khổng nằm sát nhau. Khi no nước, thành mỏng của khí khổng cong làm thành dày cong theo và làm khí khổng mở. Khi mất nước, thành mỏng xẹp nằm duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn (1 điểm)
- Thoát hơi nước qua cutin diễn ra với cường độ cao hay thấp phụ thuộc vào độ dày của lớp cutin. Lớp cutin càng mỏng thì thoát hơi nước qua cutin diễn ra càng mạnh mẽ và ngược lại (0,5 điểm)
2. Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta cần phải bón hợp lí (đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng loại, đúng giai đoạn phát triển của cây) vì:
- Mỗi loại cây trồng cần thành phần ion khoáng khác nhau với hàm lượng khác nhau. Đặc biệt trong mỗi giai đoạn, cây trồng cũng có nhu cầu khoáng (về thành phần, hàm lượng) hoàn toàn khác nhau. Và nếu tuân thủ đúng điều này thì sẽ vừa bảo đảm an toàn vệ sinh, vừa tiết kiệm chi phí đồng thời cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. (0,5 điểm)
- Nếu bón phân mà không chú ý đến chủng loại cây, lượng phân bón, thành phần phân bón thì trước tiên, cây trồng sẽ cho năng suất kém vì nguồn dinh dưỡng khoáng không đảm bảo (ion này thừa, ion kia thiếu). Thứ hai, sự tồn dư hóa chất có thể gây chết cây hoặc dẫn đến sự mất an toàn về sức khỏe khi chúng ta sử dụng thành phẩm của chúng làm thức ăn. Thứ ba, sự tồn dư phân bón ở môi trường ngoài sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh vật có liên quan. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo mấy con đường?
a. 4
b. 1
c. 2
d. 3
Câu 2 : Loại lực nào dưới đây giúp dịch mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực?
a. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
c. Áp suất rễ
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : Dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu là
a. axit amin và nước.
b. nước và các ion khoáng.
c. saccarôzơ và vitamin.
d. vitamin và axit amin.
Câu 4 : Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Khoảng … lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước.
a. 98%
b. 90%
c. 80%
d. 100%
Câu 5 : Khi nói về quá trình thoát hơi nước qua lá ở thực vật, điều nào dưới đây là đúng?
a. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt bề mặt lá
b. Thoát hơi nước qua cutin đóng vai trò chủ yếu
c. Nước, ánh sáng và nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước qua lá
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ở cây trồng?
a. Mn
b. K
c. Mo
d. Fe
Câu 7 : Trong cơ thể thực vật, nguyên tố magiê có vai trò gì?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
c. Giúp cân bằng nước và ion, hỗ trợ đóng mở khí khổng
d. Là thành phần cấu tạo nên diệp lục và giúp hoạt hóa enzim
Câu 8 : Rễ cây có thể hấp thụ nitơ khoáng dưới dạng nào sau đây?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Nitrat
c. Nitrit
d. Nitơ tự do trong khí quyển
Câu 9 : Cố định nitơ là quá trình
a. liên kết N2 với H2 để tạo thành NH3.
b. liên kết N2 với O2 để tạo thành NO2.
c. tổng hợp nitơ từ HNO3.
d. cố định nitơ tự do thành nitơ trong không khí.
Câu 10 : Bón lót là hình thức
a. bón phân trước khi cây ra hoa.
b. bón phân sau khi trồng cây.
c. bón phân trước khi trồng cây.
d. bón phân sau khi thu hoạch.
B. Tự luận
1. Phân biệt pha tối trong quang hợp của thực vật C3, C4 và thực vật CAM. (5 điểm).
2. Vì sao nếu thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây trồng không thể sống được? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : c. 2 (con đường gian bào và con đường tế bào chất)
Câu 2 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : b. nước và các ion khoáng.
Câu 4 : a. 98%
Câu 5 : a. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt bề mặt lá
Câu 6 : b. K
Câu 7 : d. Là thành phần cấu tạo nên diệp lục và giúp hoạt hóa enzim
Câu 8 : b. Nitrat
Câu 9 : a. liên kết N2 với H2 để tạo thành NH3.
Câu 10 : 10. c. bón phân trước khi trồng cây (bón lót cho hệ rễ phát triển)
B. Tự luận
1. Phân biệt quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và thực vật CAM
(5 ý, trả lời đúng và đủ mỗi ý được 1 điểm)
2. Nếu thiếu nitơ, cây trồng không thể sống được vì:
- Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục, ATP…nên nếu thiếu, quá trình tổng hợp các chất này sẽ bị ngưng trệ, xuất hiện màu vàng trên lá và dần dần cây sẽ bị hủy hoại (0,5 điểm)
- Nitơ là thành phần cấu tạo của enzim, côenzim và ATP nên chúng tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cây thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất. Do đó nếu thiếu nitơ, quá trình điều tiết cũng như chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cây sẽ bị dừng lại. Khiến cây trồng rơi vào trạng thái suy vong. (0,5 điểm)
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Đâu là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật?
a. Rễ
b. Lá
c. Thân
d. Hoa
Câu 2 : Khi nói về quá trình thoát hơi nước qua lá, điều nào dưới đây là đúng?
a. Mỗi khí khổng gồm 3 tế bào khí khổng
b. Khi no nước khí khổng sẽ đóng chặt
c. Lớp cutin trên bề mặt lá càng dày, quá trình thoát hơi nước càng giảm và ngược lại
d. Quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua lớp cutin trên bề mặt lá
Câu 3 : Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào chiều tối. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự đóng mở khí khổng?
a. Ion khoáng
b. Nước
c. Nhiệt độ
d. Ánh sáng
Câu 4 : Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây?
a. 20
b. 17
c. 21
d. 13
Câu 5 : Khi thiếu nguyên tố vi lượng nào, lá cây chuyển sang sắc vàng, nâu đỏ như gỉ sắt?
a. Canxi
b. Magiê
c. Cacbon
d. Clo
Câu 6 : Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Trong không khí, nitơ phân tử chiếm khoảng … về thể tích.
a. 16%
b. 75%
c. 80%
d. 30%
Câu 7 : Nitơ trong đất tồn tại ở mấy dạng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 8 : Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình quang hợp?
a. Cacbohiđrat
b. Khí ôxi
c. Nước
d. Khí cacbônic
Câu 9 : Ở thực vật, bào quan nào đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình quang hợp?
a. Không bào
b. Lục lạp
c. Lưới nội chất
d. Bộ máy Gôngi
Câu 10 : Sắc tố quang hợp nào là trung tâm của phản ứng quang hợp?
a. Xantôphyl
b. Diệp lục b
c. Carôten
d. Diệp lục a
B. Tự luận
1. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có đặc điểm chung là gì? Trình bày vai trò của 6 nguyên tố khoáng: N, P, K, Ca, Mg, S đối với cây trồng. (5 điểm)
2. Vì sao khi đứng dưới bóng cây ta lại cảm thấy mát hơn và dễ chịu hơn so với việc đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : b. Lá
Câu 2 : c. Lớp cutin trên bề mặt lá càng dày, quá trình thoát hơi nước càng giảm và ngược lại
Câu 3 : d. Ánh sáng
Câu 4 : b. 17
Câu 5 : b. Magiê
Câu 6 : c. 80%
Câu 7 : a. 2 (nitơ khoáng (nitơ vô cơ) và nitơ hữu cơ)
Câu 8 : d. Khí cacbônic (đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp)
Câu 9 : b. Lục lạp (bào quan quang hợp)
Câu 10 : d. Diệp lục a (các sắc tố quang hợp khác sau khi hấp thụ năng lượng ánh sáng đều được truyền đến diệp lục a)
B. Tự luận
1. A. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có đặc điểm chung là:
- Nếu thiếu nó, cây sẽ không hoàn thành được chu trình sống (0,5 điểm)
- Không thể được thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác (0,5 điểm)
- Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể (0,5 điểm)
B. Vai trò của các nguyên tố khoáng: N, P, K, Ca, Mg, S đối với cây trồng:
- N (nitơ): Là thành phần cấu tạo nên prôtêin, enzim, ATP, axit nuclêic…., giúp xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể thực vật (1 điểm)
- P (phôtpho): Là thành phần cấu tạo nên phôtpho lipit, côenzim, ATP, axit nuclêic (0,5 điểm)
- K (kali): Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, điều tiết đóng mở khí khổng (0,5 điểm)
- Ca (canxi): Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim (0,5 điểm)
- Mg (magiê): Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim (0,5 điểm)
- S (lưu huỳnh): Là thành phần cấu tạo nên prôtêin (0,5 điểm)
2. Đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che làm bằng vật liệu xây dựng vì:
- Khoảng 98% lượng nước mà cây hút từ rễ sẽ thoát ra ngoài môi trường qua quá trình thoát hơi nước qua lá. Chính lượng nước này sẽ giúp lạ hạ nhiệt độ ở bề mặt lá và tán cây, thông thường là thấp hơn khoảng 5-10 độ C so với môi trường trống trơn. (0,5 điểm)
- Bên cạnh đó, quá trình quang hợp ở cây xanh sẽ giúp hấp thụ khí CO2, thải khí O2 nên giúp chúng ta dễ thở hơn. Không chỉ vậy, tán lá ở thực vật còn có khả năng hấp thụ khí độc, lọc bụi nên khi đứng dưới tán cây, ta sẽ cảm thấy vừa mát mẻ, vừa dễ chịu. (0,5 điểm)
Trong khi đó, mái che bằng vật liệu xây dựng không hề có được những khả năng này, ngược lại, chúng còn hấp thụ nhiệt và khiến cho phần không gian phía dưới càng thêm bí bách.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề kiểm tra Giữa kì 1
Môn: Sinh Học lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Ở cơ thể thực vật, bộ phận nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hút nước và muối khoáng?
a. Hoa
b. Lá
c. Thân
d. Rễ
Câu 2 : Nhân tố ngoại cảnh nào dưới đây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Độ thoáng của đất
c. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất
d. Độ pH
Câu 3 : Độ pH từ 8 – 8,5 của dịch mạch rây chủ yếu do sự có mặt của ion khoáng nào quyết định?
a. Kẽm
b. Natri
c. Kali
d. Magiê
Câu 4 : Động lực của mạch rây chính là
a. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá…) và cơ quan chứa (rễ…).
b. áp suất rễ.
c. lực hút do thoát hơi nước ở lá.
d. lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch rây.
Câu 5 : Thoát hơi nước có vai trò nào sau đây?
a. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước và muối khoáng lên thân, lá.
b. Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo
c. Giúp hạ nhiệt cho lá và tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá để thực hiện quang hợp
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật, điều nào sau đây là đúng?
a. Có thể được thay thế bởi một nguyên tố khoáng khác có đặc tính tương tự
b. Tham gia gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể thực vật
c. Là những nguyên tố mà thiếu chúng, cây không thể hoàn thành được chu trình sống
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 7 : Đối với cây trồng ngoài tự nhiên thì đâu là nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây?
a. Thuốc bảo vệ thực vật
b. Nước mưa
c. Phân bón
d. Đất
Câu 8 : Quang hợp có vai trò gì đối với con người và sinh giới?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới
c. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người
d. Điều hòa thành phần khí trong khí quyển (CO2 và O2)
Câu 9 : Quá trình quang hợp ở thực vật được phân chia làm mấy pha?
a. 3
b. 2
c. 4
d. 5
Câu 10 : Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó
a. cường độ quang hợp tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.
b. cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất.
c. cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
d. cường độ quang hợp không luôn giữ ở mức ổn định.
B. Tự luận
1. Trình bày quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. (5 điểm)
2. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? Vì sao? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : d. Rễ (với cấu tạo chuyên hóa với chức năng này)
Câu 2 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : . c. Kali
Câu 4 : a. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá…) và cơ quan chứa (rễ…).
Câu 5 : d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : c. Là những nguyên tố mà thiếu chúng, cây không thể hoàn thành được chu trình sống
Câu 7 : d. Đất
Câu 8 : a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9 : b. 2 (pha sáng và pha tối)
Câu 10 : c. cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
B. Tự luận
1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ:
A. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất:
- Dưới tác động của vi khuẩn amôn hóa, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật sẽ được chuyển hóa thành amôni. Amôni có thể hấp thụ trực tiếp vào rễ cây hoặc dưới tác động của vi khuẩn nitrat hóa trong đất, chúng được chuyển hóa thành nitrat và nitrat sẽ được hấp thụ vào rễ cây. (1 điểm)
- Ngoài ra, trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử dưới tác động của vi khuẩn phản nitrat hóa (một loại vi sinh vật kị khí) và thường diễn ra mạnh mẽ trong môi trường kị khí. Do đó để tránh mất mát nitơ, chúng ta cần đảm bảo độ thoáng khí cho đất. (1 điểm)
B. Quá trình cố đinh nitơ:
- Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3 được gọi là quá trình cố định nitơ. (1 điểm)
- Con đường sinh học cố định nitơ là con đường cố định nitơ được thực hiện bởi các vi sinh vật. Hiện vi sinh vật cố định nitơ được phân làm hai nhóm: nhóm sống tự do (vi khuẩn lam,..) và nhóm sống cộng sinh với thực vật (điển hình là chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu) (1 điểm)
- Vi khuẩn cố định nitơ có được khả năng này là nhờ enzim nitrôgenaza. Một enzim đặc biệt có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị bền vững của nitơ phân tử để nitơ có thể liên kết với hiđrô tạo amoniac và trong môi trường nước, amoniac chuyển thành amôni. (1 điểm)
2. Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn vì sống trong môi trường có độ ẩm cao hơn, nhiều nước hơn (đặc trưng bởi thổ nhưỡng và điều kiện chăm sóc) nên thoát hơi nước cũng mạnh hơn. Ngoài ra, nền nhiệt và ánh sáng phân bổ ở khu vực này cũng thấp hơn nên khiến cho lớp cutin mỏng hơn, lớp cutin càng mỏng thì quá trình thoát hơi nước qua cutin càng dễ dàng.
Trong khi đó, cây trên đồi sống trong điều kiện dễ bị rửa trôi đất, khả năng giữ nước kém, không được cung cấp nước bằng con đường nhân tạo, đặc biệt là môi trường nhiều nắng, thoáng gió, ánh sáng mạnh nên lớp cutin bề mặt lá dày lên để bảo vệ lá. Điều này cũng đồng nghĩa với quá trình thoát hơi nước qua cutin sẽ bị hạn chế. (1 điểm)
--------------------------------------------------