Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất

Tải xuống 32 2.7 K 2

Tài liệu Bộ đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa học kì 1 tải nhiều nhất năm học 2021 - 2022 gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử 10 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên

B. Biết taọ ra lửa

C. Biết chế tạo nhạc cụ

D. Biết chế tạo trang sức

Câu 2. Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 3. Thành tựu quan trọng nhất của Người  nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. Lưới đánh cá.

B. Làm đồ gốm.

C. Cung tên.

D. Đá mài sắc, gọn.

Câu 4. Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. Khai khẩn được đất hoang.

B. Đưa năng suất lao động tăng lên.

C. Sản xuất đủ nuôi sống xã hội.

D. Tạo ra sản phẩm thừa, làm biến đổi xã hội.

Câu 5. Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

A. Xuất hiện tư hữu.

B. Xuất hiện giai cấp.

C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.

D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 6.  Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí  quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Giao thông vận tải

Câu 7. Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?

A. Trồng lúa nước

B. Trị thủy

C. Chăn nuôi

D. Làm nghề thủ công

Câu 8. Nhà nước cổ đại phương Đông là

A. Nhà nước độc tài chuyên chế

B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại

D. Nhà nước dân chủ chủ nô

Câu 9:  Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?

A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

C. Thúc đẩy sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

Câu 10: Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là

A. Chứng minh lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.

B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. Tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Câu 2: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất (ảnh 1)

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) 

Câu 1: Việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí đã khiến cho xã hội có sự biến đổi quan trọng là

A. Xuất hiện nhiều loại công cụ mới.

B. Xuất hiện các gia đình hạt nhân.

C. Thắt chặt mối quan hệ dựa trên huyết thống và kinh tế.

D. Tạo ra sản phẩm dư thừa, làm xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 2 . Cư dân đầu tiên trên thế giới sử dụng công cụ kim loại là

A. Cư dân Ai Cập.

B. Cư dân Ấn Độ.

C. Cư dân Tây Á và Nam Âu.

D. Cư dân Trung Quốc.

Câu 3: Chế độ dân chủ chủ nô đã phát triển nhất ở thành bang 

A. A-ten.

B. Đê-lốt.

C. Rô-ma.

D. Spac.

Câu 4: Điền vào dấu “…” trong câu sau: “Mọi thứ đều sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ….”, 

A. Thành Babilon.

B. Kim tự tháp.

C. Vạn lý trường thành.

D. Sông Nin.

Câu 5: Nền văn hóa cổ đại phương Tây phát triển không dựa trên cơ sở 

A. Thể chế dân chủ tiến bộ.

B. Tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông.

C. Nền kinh tế công-thương nghiệp phát triển mạnh.

D. Nền nông nghiệp tưới tiêu phát triển.

Câu 6: Nhà nước cổ đại phương Đông không có đặc điểm nào sau đây?

A. Xuất hiện rất sớm trong lịch sử.

B. Do vua chuyên chế đứng đầu.

C. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.

D. Giúp việc cho vua có 1 bộ máy quan lại.

Câu 7: Mầm mống quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện ở Trung Quốc vào

A. Đầu thế kỉ VIII, dưới triều Đường.

B. Đầu thế kỉ XI, dưới triều Tống.

B. Đầu thế kỉ XVI, dưới triều Minh.

C. Đầu thế kỉ XVIII, dưới triều Thanh.

Câu 8: Dưới thời vua Hán Vũ Đế, nhà vua đã quyết định độc tôn

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Pháp gia.

Câu 8: “Tứ đại phát minh” của người Trung Quốc là

A. Giấy, la bàn, thuốc sung và luyện kim.

B. Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

C. La bàn, thuốc sung, luyện kim và làm gốm.

D. Giấy, kỹ thuật in, la bàn và luyện kim.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đặc điểm chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Bộ máy nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

B. Phương thức tuyển dụng quan lại theo nhiều hình thức (khoa cử, tập cử…).

C. Có chế độ hoạn quan, thái giám giúp việc.

D. Vua chỉ là một ông vua con trong lãnh địa của mình.

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản giữa triều Nguyên và triều Thanh là

A. Đều là triều đại phong kiến ngoại tộc.

B. Đều là triều đại phong kiến Hán tộc.

C. Đều là các triều đại có chính sách kinh tế tiến bộ.

D. Có chính sách hòa hợp tôn giáo, dân tộc.

Câu 12: Sau thời kì phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất lại dưới vương triều nào?

A. Vương triều Gup –ta.

B. Vương triều Hác-sa.

C. Vương triều Hội giáo Đê-li.

D. Vương triều Mô gôn.

Câu 13: Thời kì định hình và phát triển của nền văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Thời kì vương triều Gup-ta.

B. Thời kì vương triều Hác-sa.

C. Thời kì vương triều Hồi giáo Đê- li.

D. Thời kì vương triều Mô gôn.

Câu 14: Phật giáo được chọn làm quốc giáo dưới thời 

A. Vua A-sô-ca.

B. Vua A-cơ-ba.

C. Vua Chan-dra-Gup-ta.

D. Vua Bin-đu-sa-ra.

Câu 15: Tôn giáo chiếm tỉ lệ lớn nhất hiện nay tại Ấn Độ là

A. Hồi giáo.

B. Hinđu giáo.

C. Phật giáo.

D. Kito giáo.

Câu 16: Trong thế kỉ XIX, Ấn Độ đã bị thống trị bởi thực dân

A. Tây Ban Nha.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Bồ Đào Nha.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích những nét chính về quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu 2 (3,0 điểm). Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì vương triều Gúp-ta đã phát triển và có ảnh hưởng ra ngoài như thế nào?

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1: Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng

A. 3 vạn năm.

B. 5 triệu năm.

C. 4 triệu năm.

D. 4 vạn năm.

Câu 2: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi

A. Xuất hiện tư hữu.           

B. Sản phẩm thừa thường xuyên.

C. Mâu thuẫn trong việc phân chia thức ăn.

D. Nghề nông trồng lúa xuất hiện.

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại là

A. Thủ công nghiệp

B. Nông nghiệp.                 

C. Đánh cá.

D. Thương nghiệp.

Câu 4: Chữ viết của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được gọi là

A. Chữ latinh

B. Chữ tiết hình.

C. Chữ La Mã.

D. Chữ tượng ý.

Câu 5: Vườn treo Babilon là công trình kiến trúc của

A. Ai Cập.

B. Trung Quốc.

C. Lưỡng Hà.

D. Ấn Độ.

Câu 6: Khuynh hướng phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. Nông nghiệp.            

B. Thủ công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Chăn nuôi gia súc.

Câu 7: Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở các quốc phương Tây cổ đại là

A. Hội đồng Thượng thư có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.

B. Vua thực hiện quyền chuyên chế.

C. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.

D. Chủ nô được giải phóng sức lao động.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nông dân thành công đã lật đổ triều Nguyên, lập ra triều Minh, do

A. Chu Nguyên Chương lãnh đạo.

B. Lý Tự Thành lãnh đạo.

C. Trương Giác, Lý Mật lãnh đạo.

D. Hoàng Sào lãnh đạo.

Câu 9: Trong thời kì phong kiến ở Trung Quốc, chính sách chủ đạo của các vương triều đối với kinh tế là 

A. Trọng thương trọng nông.

B. Trọng thương ức nông.

C. Trọng nông ức thương.

D. Phát triển kinh tế tự nhiên.

Câu 10: Các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn của Trung Quốc thường nổ ra

A. Không có tính chu kì.

B. Có tính chu kì, vào cuối các triều đại.

C. Có tính chu kì, vào đầu các triều đại.

D. Khi nông dân bị mất ruộng đất.

Câu 11: Tôn giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN là

A. Hinđu giáo.

B. Jaina giáo.

C. Phật giáo.

D. Đạo Sikh.

Câu 12: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: “Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai …….trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập và mở rộng”

A. “Con đường buôn lụa”.

B. “Con đường bạch ngọc”.

C. “Con đường vạn lý”.

D. “Con đường tơ lụa”.

Câu 13: Một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á là

A. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

B. Ảnh hưởng của văn hóa văn hóa phương Tây cổ đại.

C. Nền văn hóa bản địa phát triển cao.

D. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa đạt nhiều thành tựu.

Câu 14: Hình thức nghệ thuật dễ phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất ở Hi Lạp cổ đại là

A. Tạc tượng.

B. Kịch (kèm theo hát).

C. Hội họa.

D. Sáng tác thơ ca.

Câu 15: Đặc trưng của các công trình kiến trúc Rô-ma cổ đại so với Hi Lạp là

A. Sự oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực.

B. Sự tinh tế, mềm mại, gần gũi.

C. Quy mô to lớn, độ bền cao

D. Kế thừa hoàn toàn kiến trúc Hi Lạp.

Câu 16: Ở Hi Lạp cổ đại, hơn 30.000 công dân đã họp thành một tổ chức có quyền bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước, đó là

A. Đại hội công dân.

B. Viên nguyên lão.

C. Đại hội quý tộc.

D. Hội đồng thủ lĩnh.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm): Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỷ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất (ảnh 2)

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên 

B. Biết taọ ra lửa

C. Biết chế tạo nhạc cụ  

D. Biết chế tạo trang sức

Câu 2: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

Câu 3: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. Lưới đánh cá.

B. Làm đồ gốm.

C. Cung tên.

D. Đá mài sắc, gọn.

Câu 4: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. Khai khẩn được đất hoang.

B. Đưa năng suất lao động tăng lên.

C. Sản xuất đủ nuôi sống xã hội.

D. Tạo ra sản phẩm thừa, làm biến đổi xã hội.

Câu 5: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

A. Xuất hiện tư hữu. 

B. Xuất hiện giai cấp.

C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo. 

D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 6: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng

A. Công cụ đá mới.

B. Công cụ bằng kim loại.

C. Công cụ bằng đồng.

D. Công cụ bằng sắt.

Câu 7: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

A. Đồng thau-đồng đỏ-sắt.

B. Đồng đỏ-đồng thau-sắt

C. Đồng đỏ-kẽm-sắt.

D. Kẽm-đồng đỏ-sắt

Câu 8:   Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí  quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Giao thông vận tải

Câu 9: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?

 A. Trồng lúa nước

B. Trị thủy

C. Chăn nuôi

D. Làm nghề thủ công

Câu 10: Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là

A. Quý tộc, nông dân, nô lệ.

B. Chủ nô, quý tộc, nông dân công xã.

C. Chủ nô, dân thành thị, nô lệ.

D. Quý tộc, dân thành thị, nô lệ.

D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Câu 2 (2,0 điểm): Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.

B. Nông dân bị phân hóa.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.

D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.

Câu 2. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. Luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. Luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. Giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 3. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần-Hán là

A. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. Quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. Quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. Quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

 Câu 4. Nét đặc sắc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?

A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao

B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền

C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ

D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta

Câu 5. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm

B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài.

C. Có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các nước Đông Nam Á.

D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo

Câu 6. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?

A. Đông Bắc Á

B. Đông Nam Á

C. Trung Quốc

D. Việt Nam

Câu 7. Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là

A. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa riêng

B. Nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả

C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài

D. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là ĐNA

Câu 8: Thành tựu được coi là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại là

A. Lịch pháp

B. Chữ viết.

C. Nghệ thuật.

D. Văn học

Câu 9: Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?

A. Thế kỉ XI - XII.

 

B. Thế kỉ X-XI.

C. Thế kỉ X-XII

D. Thế kỉ XIII.

Câu10: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.

B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.

C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.

D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Câu 2 (2,0 điểm):Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đống Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là

A. Kiến trúc.

B. Lịch và thiên văn học.     

C. Toán học.

D. Chữ viết.

Câu 2: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Thành thị cổ Ha-rap-pa

B. Kim tự tháp Ai Cập.

C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon

D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Câu 3: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?

A. Giấy Pa-pi-rút

B. Đất sét 

C. Mai rùa

D. Vỏ cây

Câu 4: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt

A. Chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý

B. Chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh

C. Chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh

D. Chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình

Câu 5: Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây được quyết định bởi

A. Đặc điểm dân cư

B. Đặc điểm chủng tộc.

C. Đặc điểm chính trị

D. Đặc điểm tự nhiên.

Câu 6: Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?

A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.  

B. Do nhu cầu chống thú dữ.

C. Do nhu cầu xây dựng.

D. Do nhu cầu chống ngoại xâm

Câu 7: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

A. Dân chủ cho tất cả mọi người.

B. Dân chủ cho quý tộc.

C. Dân chủ cho chủ nô.

D. Dân chủ cho tăng lữ.

Câu 8: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm  do phù sa bồi đắp

C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán

D. Ấn Độ- vì phải tính thuế

Câu 9. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô.

Câu 10. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần

A. Chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D. Chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy trình bày vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông.

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1: Hệ quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. Mở rộng diện tích canh tác.

B. Sản xuất đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

C. Đưa năng suất lao động tăng lên.

D. Tạo ra sản phẩm thừa, làm biến đổi xã hội.

Câu 2: Ngành nông nghiệp phát triển sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông vì

A. Cư dân phương Đông đã sớm biết sử dụng công cụ sắt.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. Nhân dân phương Đông lao động cần cù.

D. Các ngành kinh tế khác chưa phát triển.

Câu 3: Thời cổ đại, người Ai Cập giỏi về hình học vì

A. Nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Nhu cầu giao thương buôn bán giữa các vùng miền.

C. Nhu cầu xây dựng nhà ở của nông dân công xã.

D. Nhu cầu tính toán diện tích đất trước khi nước sông dâng lên.

Câu 4:  Ngành khoa học nào ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân phương Đông cổ đại?

A. Triết học.

B. Thiên văn học và lịch.

C. Toán học.

D. Vật lí.

Câu 5: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội chiếm nô ở Hy Lạp và Rô Ma là

A. Địa chủ và nông nông.

B. Quý tộc và nô lệ.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Chủ nô và nông dân công xã.

Câu 6: Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. Nông nghiệp và thương nghiệp.

B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá.

C. Làm gốm và đánh cá.

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 7: So với cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông, hệ thống chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây có điểm gì khác biệt?

A. Nhiều hình nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Khó có thể diễn đạt các khái niệm phức tạp, trừu tượng.

C. Số lượng chữ quá lớn, khó khăn cho việc ghi nhớ.

D. Kí hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt.

Câu 8: Đặc trưng nổi bật của xã hội chiếm nô ở Hy Lạp và Rô-Ma là gì?

A. Chủ nô là lực lượng sản xuất chính, chiếm nhiều nô lệ.

B. Xã hội chỉ có hai giai cấp chủ nô và nô lệ.

C. Chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

D. Phát triển nhờ vào hoạt động buôn bán nô lệ là chủ yếu.

Câu 8: Thể chế dân chủ cổ đại đã phát triển nhất ở thành bang nào sau đây?

A. A-ten.B. Đê-lốt.C. Pi-rê.D. Spac.

Câu 10: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời

A. Nhà Hán (206TCN-220).

B. Nhà Minh (1368-1644). 

C. Nhà Đường (618-907).

D. Nhà Mãn Thanh (1644-1911).

Câu 11: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện   ở Trung Quốc dưới thời 

A. Nhà Đường

B. Nhà Tống.                  

C. Nhà Minh.

D. Nhà Thanh. 

Câu 12: Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại nhất quán là gì?

A. Thực hiện chính sách hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng.

B. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ yếu.

D. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

Câu 13: Nội dung nào phản ánh không đúng đặc điểm về chính trị của chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, kiện toàn.

B. Thời nhà Đường, phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu thông qua khoa cử.

C. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. Vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

Câu 14: Các tôn giáo do người Ấn Độ sáng lập ra là

A. Phật giáo và Hồi giáo.

B. Phật giáo và Hinđu giáo.

C. Phật giáo và Thiên chúa giáo.

D. Hinđu giáo và Hồi giáo.

Câu 15: Đặc điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Mô- gôn là gì?

A. Đều là những vương triều ngoại tộc theo Hồi giáo.

B. Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ lập nên.

C. Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

D. Thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng “Hồi giáo hóa”.

Câu 16: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến khu vực nào trên thế giới?

A. Đông Nam Á.

B. Đông Bắc Á.

C. Tây Âu.

D.Bắc Mĩ.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Lập bảng so sánh về điều kiện tự nhiên, những đặc trưng kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp và Rôma).

Câu 2 (3,0 điểm).  Khái quát những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1 (5,0 điểm): Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào? Vì sao các quốc gia này hình thành sớm? Nêu vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.

Câu 2 (5,0 điểm): Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1 (2 điểm): Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, Châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Nêu vai trò của nông dân công xã trong xã hội đó.

Câu 3 (3,0 điểm): Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hi Lạp và Rô-ma thời cổ đại. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển văn hóa của Hi Lạp và Rô-ma?

Câu 4 (3,0 điểm): Sự thịnh trị của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?

..........................................................................

Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 tải nhiều nhất - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Lịch sử lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 đ )

Câu 1: Đê-lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi

A. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

B. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây

C. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo

D. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại

Câu 2: Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ tượng ý.                 

C. Hệ chữ cái A, B, C.

D. Chữ tượng thanh

Câu 3: Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 4: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A. Biết chế tác đồ gốm.

B. Biết cách tạo ra lửa.

C. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5: Tư hữu xuất hiện là do

A. điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn.

B. Một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.

C. Của cải làm ra quá nhiều, không thể dung hết.

D. Sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy đượ của riêng.

Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?

A. Luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

B. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

C. Năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá.

D. Con người có thể khai phá những vùng đất mới.

Câu 7: Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

D. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. Công xã.

B. Bộ lạc.

C. Làng bản.

D. Thị tộc.

Câu 9: Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

A. Phố xá, nhà thờ

B. Sân vận động, nhà hát

C. Bến cảng

D. Vùng đất trồng trọt xung quanh

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

A. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

B. Xã hội phân hóa kẻ giàu-người nghèo.

C. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

D. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

Câu 11: Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.

B. Nhu cầu phát triển kinh tế.

C. Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.

D. Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm.

Câu 12: Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. Dân chủ nhân dân

B. Dân chủ quý tộc

C. Dân chủ chủ nô

D. Dân chủ tư sản

Câu 13: Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là

A. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình,tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.

B. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

C. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.

D. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

Câu 14: Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?

A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.

B. Sinh sống theo bầy đàn.

C. Mọi của cải đều là của chung.

D. Công bằng, bình đẳng.

Câu 15: Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là?

A. Làm gốm, dệt vải

B. Nông nghiệp thâm canh

C. Chăn nuôi gia súc và đánh cá

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn

A. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

B. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.

C. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

D. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm )

Câu 1 (4,0 điểm): Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? Nhận xét?

Câu 2 (2,0 điểm):So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô-gôn.

Tài liệu có 32 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống