Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất tổng hợp từ đề thi môn Lịch sử 10 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Lịch sử lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1: Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn, công cụ lao động được chế tác chủ yếu từ
A. đá.
B. sắt.
C. đồng thau.
D. đồng đỏ.
Câu 2: Cư dân văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn đã
A. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
B. biết sử dụng công cụ đá ghè đẽo.
C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
D. có một nền nông nghiệp sơ khai.
Câu 3: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Sa Huỳnh.
B. Phùng Nguyên.
C. Óc Eo.
D. Đông Sơn.
Câu 4: Trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc có các tầng lớp
A. vua; quan lại; tăng lữ.
B. vua, quý tộc; dân tự do; nô tì.
C. vua; tăng lữ; nông dân tự canh.
D. vua; địa chủ và nông nô.
Câu 5: Nội dung nào là nhận xét không đúng về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến X?
A. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết.
B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, quyết liệt
C. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
D. Các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp, thất bại.
Câu 6: Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi vua đã đặt quốc hiệu của nước ta là
A. Đại Cồ Việt.
B. Âu Lạc.
C. Vạn Xuân.
D. Đại Việt.
Câu 7: Trận đánh nào diễn ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII?
A. Tốt Động - Chúc Động.
B. Chi Lăng - Xương Giang.
C. Tây Kết - Hàm Tử.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 8: Câu nói nổi tiếng “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Hưng Đạo.
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 8: Điểm khác biệt của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 so với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?
A. Kẻ thù đang tiến vào xâm lược nước ta.
B. Kẻ thù thất bại đang rút quân về nước.
C. Vừa chống nội phản, vừa chống ngoại xâm.
D. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
Câu 10: Chiến thắng nào trong các thế kỷ X - XV đã mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta?
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
C. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.
D. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động năm 1426.
Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn đến ngoại thương nước ta phát triển nhanh chóng trong các thế kỉ XVI đến nửa đầu XVIII?
A. Chủ trương mở cửa buôn bán của chính quyền phong kiến.
B. Do phương Tây dùng vũ lực bắt chính quyền mở cửa buôn bán.
C. Truyền thống giao thương buôn bán được phát huy cao độ.
D. Sự chia cắt lãnh thổ dẫn đến thiếu hàng hóa cần tăng cường trao đổi.
Câu 12: Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?
A. Nguyễn Kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Lê Chiêu Thống
D. Nguyễn Ánh
Câu 13: Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?
A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử.
C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
Câu 14: Đến giữa thế kỉ XIX, quốc gia nào được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Mĩ.
D. Anh.
Câu 15: Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, quyền công dân và quyền con người được nêu lên trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp (1789).
B. Tuyên ngôn Độc lập Mĩ (1776).
C. Hiến pháp của nước Mĩ (1787).
D. Hiến pháp của nước Pháp (1791).
Câu 16: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đạt đến đỉnh cao gắn với sự kiện nào?
A. Vua Sác-lơ I bị xử tử (1649).
B. Crôm-oen thiết lập chế độ Bảo hộ công (1653).
C. Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua (1688).
D. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội (1642).
Câu 17: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có điểm gì chung?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Tư sản và chủ nô lãnh đạo.
C. Nhằm mục đích xóa bỏ chế độ nô lệ.
D. Diễn ra dưới hình thức nội chiến.
Câu 18: Ý nào phản ánh không đúng tình hình kinh tế Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Phát triển chậm lại do tập trung xuất khẩu tư bản và xâm chiếm thuộc địa.
B. Mất dần vị trí hàng đầu trong các ngành kinh tế.
C. Kinh tế tiềm ẩn những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản khác.
D. Là những nước tư bản già, tiếp tục dẫn đầu nền kinh tế thế giới.
Câu 19: Nội dung nào không phải là chính sách của công xã Pari?
A. Thành lập “Chính phủ vệ quốc”.
B. Ra sắc lệnh thành lập lực lượng vũ trang nhân dân.
C. Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước.
D. Thực hiện nhiều chính sách tiến bộ khác.
Câu 20: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Nga
A. vẫn duy trì gần như nguyên vẹn chế độ quân chủ chuyên chế.
B. đã thiết lập chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
C. đã thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. đã thiết lập nền cộng hòa tư sản.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong các thế kỉ X-XV.
Câu 2 (3,0 điểm): Phân tích hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: Nét nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là
A. sản xuất được nhiều mặt hàng mĩ phẩm và thủ công mĩ nghệ.
B. công trường thủ công khá lớn, thu hút được đông đảo công nhân làm thuê.
C. công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ.
D. công nghiệp chế biến trở thành ngành kinh tế then chốt.
Câu 2: Xã hội Pháp trước cách mạng (1789) gồm những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, quý tộc, tư sản.
C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
D. Nông dân, tư sản và các đẳng cấp khác.
Câu 3: Sau ngày 10/8/1792 đến trước ngày 2/6/1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng trong cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Phái Lập hiến.
B. Phái Quân chủ lập hiến.
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 4: Ba nhà tư tưởng lớn của Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
C. Phu-ri-ê, Ô-oen, Xanh-xi-mông.
D. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Ô-oen.
Câu 5: Mâu thuẫn nào là cơ bản nhất trong xã hội Pháp trước cuộc cách mạng 1789?
A. Phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba.
B. Nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 6: Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì?
A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến của nông dân.
B. Thông qua Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Thông qua Hiến pháp mới, xác lập chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.
D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên.
Câu 7: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.
B. Pháo đài Ba-xti được xây dựng để bảo vệ thành Pari.
C. Pháo đài Ba-xti là nơi giam cầm những người chống đối chế độ phong kiến.
D. Chế độ phong kiến bị giáng đòn đầu tiên, cách mạng bước đầu thắng lợI.
Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Sự chống đối của bọn tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ, nhân dân xa rời Chính phủ.
C. Phái Gia-cô-banh chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Câu 9: Thời kỳ nào đã đưa cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII lên đến đỉnh cao?
A. Thời kỳ phái lập hiến cầm quyền.
B. Thời kỳ phái Girôngđanh cầm quyền.
C. Thời kỳ phái Giacôbanh cầm quyền.
D. Thời kỳ Đốc chính.
Câu 10: Vai trò của trào lưu Triết học ánh sáng trong việc chuẩn bị cho cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì?
A. Đây là những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.
B. Đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản, dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ.
C. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu với những giáo lý lỗi thời kìm hãm sự phát triển đi lên của chủ nghĩa tư bản.
D. Lên án chế độ phong kiến lạc hậu, giáo lý lỗi thời kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, thể hiện tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản.
Câu 11: Biện pháp nào của phái Gia-cô-banh mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
Câu 12: Tính chất của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Cách mạng dân chủ nhân dân.
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 13: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII được đánh giá có tính triệt để?
A. Do giai cấp tư sản nắm quyền.
B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
Câu 14: Điểm khác nhau cơ bản về nguyên nhân và tiền đề dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán.
C. xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng.
D. quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
Câu 15: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?
A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản về ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là gì?
A. Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để, cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
B. Cách mạng Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Cách mạng Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, cách mạng Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.
D. Cách mạng Pháp mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ, cách mạng Anh mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Câu 17: Sắp xếp các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh theo trình tự thời gian
(1) Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni.
(2) Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
(3) Giêm-Oát phát minh máy hơi nước.
A. (1), (3), (2).
B. (3), (1), (2).
C. (3), (2), (1).
D. (2), (1), (3).
Câu 18: Máy móc được phát minh sử dụng đầu tiên trong sản xuất, mở đầu cho cách mạng công nghiệp là
A. máy hơi nước.
B. máy kéo sợi.
C. máy dệt
D. xe lửa.
Câu 19: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy sự chuyển biển mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C. Hình thành giai cấp tư sản công nhiệp và vô sản công nghiệp.
D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
Câu 20: Phát minh quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp Anh là
A. phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni.
B. phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước.
C. phát minh ra đầu máy xe lửa.
D. phát minh ra máy hơi nước.
Câu 21: Vì sao Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
A. Nước Anh tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.
B. Nước Anh chuẩn bị được tiền đề về vốn, nhân công và có thuộc địa rộng lớn.
C. Nước Anh sớm làm cuộc cách mạng tư sản và có những tiền đề cần thiết.
D. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
Câu 22: Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là
A. tốc độ sản xuất tăng vượt bậc.
B. biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”.
C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới.
D. thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh.
Câu 23: Nội dung của cách mạng công nghiệp Anh là gì?
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. Phát minh và sử dụng máy móc.
C. Cải tiến kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 24: Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX là
A. quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
B. quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân.
C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
D. quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 25: Khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” xuất hiện trong
A. khởi nghĩa Li-ông (Pháp).
B. khởi nghĩa Sơ-lê-đin (Đức).
C. phong trào Hiến chương (Anh).
D. phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh).
Câu 26: Tổ chức mít tinh, lấy chữ kí đưa kiến nghị đến Nghị viện là hình thức đấu tranh trong
A. khởi nghĩa Li-ông (Pháp).
B. khởi nghĩa Sơ-lê-đin (Đức).
C. phong trào Hiến chương (Anh).
D. phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh).
Câu 27: Với nội dung có nhiều điểm tiến bộ, có tác dụng cổ vũ người lao động đấu tranh và làm tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác là
A. Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII).
B. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
C. tác phẩm U-tô-pi-a của Tô-mát Mo-rơ
D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789).
Câu 28: Công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể xuất hiện trong
A. công xưởng kiểu mẫu do R.Ô-oen tổ chức.
B. thời kì đỉnh cao của cách mạng Pháp.
C. phong trào Hiến chương (Anh).
D. công ty tư bản độc quyền.
Câu 29: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn ít, giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
B. Công nhân tuy trưởng thành về ý thức nhưng thiếu sự liên kết giữa các phong trào.
C. Công nhân nặng về đấu tranh kinh tế, chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
D. Các phong trào thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
Câu 30: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế, trở thành hệ thống thế giới.
B. Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.
D. Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế không thể khắc phục được.
Câu 31: Hạn chế chủ yếu của chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
B. Chưa phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản.
C. Không vạch ra lối thoát thực sự cho giai cấp công nhân.
D. Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn.
Câu 32: Nhận xét nào đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX?
A. Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.
B. Các phong trào mang tính triệt để vì có chủ nghĩa xã hội khoa học soi đường.
C. Đạt được thắng lợi đầu tiên: Các chủ xưởng phải tăng lương cho công nhân.
D. Thể hiện được vai trò của khối liên minh công - nông trong xã hội tư bản.
Câu 33: Để chống quân Phổ tấn công, nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị
A. Quốc dân quân.
B. Vệ quốc quân.
C. dân quân tự vệ.
D. Đội tự vệ đỏ.
Câu 34: Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, chính phủ lâm thời tư sản đã
A. quyết định đầu hàng và xin đình chiến.
B. kiến quyết đứng lên chống Phổ đến cùng.
C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc.
D. xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
Câu 35: Cuộc cách mạng ngày 18-3-1871 (Pháp) được gọi là cuộc cách mạng vô sản, vì
A. do giai cấp tư sản lãnh đạo, giai cấp công - nông là động lực chính.
B. đã lật đổ được chính quyền giai cấp tư sản và thiết lập nền chuyên chính vô sản.
C. giai cấp tư sản đã thành lập được chính quyền đem lại quyền lợi cho nhân dân.
D. giai cấp vô sản đánh đuổi được quân Phổ ra khỏi lãnh thổ.
Câu 36: Vì sao nói Công xã Pa-ri 1871 là một Nhà nước kiểu mới?
A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
B. Công xã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
C. Công xã đã giải tán quân đội, bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 37: Nguyên nhân cơ bản làm cho Công xã Pa-ri bị thất bại là
A. giai cấp vô sản Pháp còn yếu.
B. chưa có chính đảng vô sản lãnh đạo.
C. chưa có liên minh công nông.
D. các thế lực phản động cấu kết với nhau để diệt cách mạng.
Câu 38: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?
A. Phải có sự lãnh đạo của đảng vô sản.
B. Phải thực hiện liên minh công nông.
C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới.
D. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.
Câu 39: Sắc lệnh nào của Công xã Pa-ri thể hiện tính ưu việt của một nhà nước mới?
A. Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động nhà nước nhưng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng.
B. Công nhân được làm chủ, quản lí những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn.
C. Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân.
D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí, thực hiện nam - nữ bình quyền.
Câu 40: Trong cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pháp, sai lầm của Ủy ban Trung ương sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản là
A. không chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân lao động.
B. không chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, khoa học- kỉ thuật.
C. không chú trọng xây dựng quân đội mạnh.
D. chỉ tập trung vào việc bầu cử, không kiên quyết trấn áp kẻ thù.
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1: Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện sớm nhất ở
A. Lạng Sơn.
B. Yên Bái.
C. Hòa Bình.
D. Nghệ An.
Câu 2: Các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới ở nước ta là một cuộc cách mạng vì
A. đưa tới những thay đổi to lớn về kĩ thuật chế tác công cụ lao động.
B. đưa tới những thay đổi to lớn về cách thức tổ chức gia đình.
C. mở rộng địa bàn cư trú của các thị tộc, bộ lạc.
D. thúc đẩy sự gia tăng dân số và phân bố dân cư.
Câu 3: Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa
A. Sa Huỳnh.
B. Óc Eo.
C. Đông Sơn.
D. Phùng Nguyên.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905) đã giành được quyền tự chủ từ vương triều phong kiến phương Bắc nào?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Tống.
Câu 5: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là
A. lập trận địa cọc ngầm, kết hợp thủy công hỏa kích.
B. lập trận địa cọc ngầm, mai phục kết hợp thủy công.
C. vườn không nhà trống, rút lui chiến thuật.
D. tiên phát chế nhân, tập kích, phục kích.
Câu 6: Làng nghề thủ công Bát Tràng gắn liền với việc sản xuất
A. chiếu.
B. tranh Đông Hồ.
C. đúc đồng.
D. đồ gốm.
Câu 7: Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lê Thái Tông.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Hiến Tông.
D. Lê Túc Tông.
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng về những điều kiện hình nền văn minh Đại Việt?
A. Đất nước hoàn toàn độc lập, hòa bình, thống nhất.
B. Gắn với công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến độc lập.
C. Gắn với công cuộc mở rộng và phát triển kinh tế.
D. Gắn với công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Câu 8: So với bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ, bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã
A. tổ chức quy củ, chặt chẽ, chế độ quân chủ chuyên chế phát triển đỉnh cao.
B. bãi bỏ các chức quan trung gian, tăng cường quyền lực của nhà vua.
C. cải cách, kiện toàn hành chính từ trung ương đến địa phương.
D. tổ chức thi cử đều đặn, đưa người đỗ đạt vào làm quan.
Câu 10: Dưới thời Nguyễn Ánh (1802 - 1820), triều Nguyễn đã cho ban hành một bộ luật mới có tên là
A. luật Hồng Đức.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hình luật.
Câu 11: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. làm gốm sứ.
B. làm đồ trang sức.
C. khắc in bản gỗ.
D. đúc đồng.
Câu 12: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của
A. Trần Hưng Đạo.
B. Lê Hoàn.
C. Lê Lợi.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 13: Điểm độc đáo trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Tống thời nhà Lý (1075 - 1077) là
A. có sự chỉ huy của danh tướng kiệt xuất.
B. nhân dân ta đoàn kết, quyết tâm kháng chiến.
C. trải qua hai giai đoạn với hai chiến lược khác nhau.
D. chủ động xin giảng hòa khi giành thắng lợi quân sự.
Câu 14: Với việc lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê, phong trào nông dân Tây Sơn đã
A. bước đầu thống nhất đất nước.
B. hoàn thành thống nhất đất nước.
C. bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước.
D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 15: Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức
A. nội chiến.
B. chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. cải cách.
D. đấu tranh chống xâm lược.
Câu 16: Cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại đã mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Cách mạng tư sản Mĩ.
Câu 17: Lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức nửa sau thế kỉ XIX là
A. quần chúng nhân dân.
B. giai cấp tư sản.
C. quý tộc quân phiệt Phổ.
D. liên minh tư sản và chủ nô.
Câu 18: Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX gắn liền với việc
A. xuất khẩu tư bản.
B. xâm chiếm thuộc địa.
C. bóc lột công nhân.
D. lập công ti độc quyền.
Câu 19: Tổ chức Đồng minh những người cộng sản là chính đảng đầu tiên của
A. giai cấp tư sản Đức.
B. giai cấp vô sản Đức.
C. những người lãnh đạo Đức.
D. giai cấp vô sản thế giới.
Câu 20: Chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội không tưởng đều giống nhau ở
A. nhận thức đúng đắn vai trò của giai cấp công nhân.
B. vạch ra bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
C. cải tạo xã hội bằng con đường đấu tranh giai cấp.
D. lý tưởng về cuộc sống nhân văn, tốt đẹp hơn.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày sự phát triển của giáo dục Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV và nêu tác dụng của giáo dục thời kì này đối với lịch sử dân tộc.
Câu 2 (3,0 điểm): Khái quát những điểm tương đồng của các nước tư bản chủ nghĩa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Trong xã hội nước Anh trước cách mạng, xuất hiện mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ.
B. Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ.
C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới.
D. Giữa quý tộc mới với tư sản.
Câu 2. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là tầng lớp như thế nào?
A. Địa chủ quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
B. Quý tộc giàu có muốn trở thành tư sản.
C. Quý tộc tư sản hóa, có nhiều đặc quyền, đặc lợi
D. Quý tộc có điều kiện phát triển kinh tế, chính trị
Câu 3. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao với sự kiện gì?
A. Năm 1648, quân đội của Vua Sác lơ I bị Quốc hội đánh bại.
B. Năm 1649, Vua Sác-lơ I bị xử tử, nền Cộng hoà Anh được thiết lập.
C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.
D. Năm 1689, tư sản và Quý tộc mới đưa Vinhem O-ran-giơ lên ngôi vua.
Câu 4. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?
A. Công cụ sản xuất thô sơ, kĩ thuật canh tác lạc hậu.
B. Nông phẩm của Anh bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh.
C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp
D. Áp dụng cách mạng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là sự kiện gì?
A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè.
B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.
C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập.
D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh, chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều quân chiếm đóng
Câu 6. Nước Mĩ là nước cộng hòa liên bang. Điều đó được quy định ở đâu?
A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775.
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.
C. Hiến pháp năm 1787.
D. Hoà ước Véc-xai 1783.
Câu 7. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh.
B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.
C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.
Câu 8. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào văn kiện nào của Mĩ để viết đoạn trích cho bản Tuyên ngôn Độc lập?
A. Hiến pháp năm 1787.
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.
C. Hoà ước Véc-xai năm 1783.
D. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775.
Câu 9. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. Quân chủ lập hiến.
B. Phong kiến phân tán.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Tiền phong kiến.
Câu 10. Ngày 2 - 6 - 1793 đánh dấu sự kiện gì trong lịch sử nước Pháp?
A. Vua Lui XVI bị xử tử.
B. Cách mạng tư sản Pháp đã đạt tới đỉnh cao.
C. Phái Giacôbanh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
D. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố Pháp là nước cộng hòa.
Câu 11. Trong Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
A. Lực lượng công nhân.
B. Lực lượng nông dân.
C. Lực lượng tư sản.
D. Lực lượng quân chúng nhân dân.
Câu 12. Khi Tổ quốc bị lâm nguy, để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Gia-cô-banh quan tâm là
A. phải giải quyết vấn đề ruộng đất.
B. phải tập trung lực lượng chống thù trong, giặc ngoài.
C. phải giải quyết bánh mì và ruộng đất.
D. phải lật đổ ngay phái Gi-rông-đanh.
Câu 13. Cuộc nội chiến ở Mĩ mang tính chất là
A. cuộc chiến tranh li khai.
B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai.
C. cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ.
D. công cuộc thống nhất đất nước.
Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc nội chiến ở Mĩ?
A. Thống nhất đất nước sau nhiều năm bị chia cắt.
B. Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam.
C. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở miền Nam.
D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX.
Câu 15. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là:
A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.
B. “Nước công nghiệp hiện đại”.
C. “ Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
D. “Công xưởng của thế giới”.
Câu 16. Năm 1784, Giêm Oát đã
A. sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
B. phát minh ra máy hơi nước.
C. chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
D. xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Cho biết ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ? Nêu tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ở thế kỉ XVIII và cuộc nội chiến ở Mĩ ở thế kỉ XIX?
Câu 2 (3 điểm). Nêu nguyên nhân bùng nổ cách mạng Tư sản Pháp? Tại sao dưới thời chuyên chính Gia cô banh, Cách mạng tư sản Pháp đến tới đỉnh cao?
Câu 3 (1,5 điểm). Tại sao cách mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh? Cho biết hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với quốc gia này?
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 5)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1: Ý nào phản ánh không đúng ý nghĩa ra đời của thuật luyện kim đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta?
A. Cư dân bắt đầu cuộc sống định cư.
B. Nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.
C. Năng suất lao động ngày càng cao.
D. Các nền văn hóa lớn dần hình thành.
Câu 2: Cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên khác gì so với với cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước trở nên phổ biến.
B. Định cư lâu dài trong các hang động, mái đá.
C. Lấy săn bắt, hái lượm là nguồn sống chính.
D. Biết sử dụng các công cụ đá, xương, tre, gỗ.
Câu 3: Nghề thủ công đạt đến trình độ rất cao của cư dân Chăm-pa là
A. đúc đồng. B. dệt.
C. xây đền tháp. D. làm đồ trang sức.
Câu 4: Văn Lang - Âu Lạc là nhà nước
A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.
B. quân chủ chuyên chế phát triển đỉnh cao.
C. sơ khai, đơn giản nhưng là tổ chức nhà nước thực sự.
D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 5: Tác phảm nào được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
A. Nam quốc sơn hà . B. Bình Ngô đại cáo.
C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng.
Câu 6: Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số.
B. được đông đảo nhân dân ủng hộ, tham gia.
C. thể hiện lòng yêu nước, tinh thần độc lập, tự chủ.
D. nhiều nữ tướng tham gia cuộc khởi nghĩa.
Câu 7: Tác phẩm nào gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai?
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Hịch tướng sĩ.
C. Chiếu dời đô.
D. Nam quốc sơn hà.
Câu 8: Câu thơ sau nhắc tới tội ác của triều đại Trung Quốc nào khi xâm lược và thống trị nước ta?
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
A. Nhà Tần.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Minh.
Câu 8: Sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” gắn liền với nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Nhật Duật.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Khánh Dư.
Câu 10: Các xưởng thủ công hay quan xưởng do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV còn được gọi là
A. đồn điền.
B. cục bách tác.
C. quân xưởng.
D. công xưởng.
Câu 11: Trận đánh nào đã kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Chi Lăng - Xương Giang.
B. Tốt Động - Chúc Động.
C. Ngọc Hồi - Đống Đa.
D. Tây Kết - Hàm Tử.
Câu 12: Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta lại dần suy yếu là do
A. nhân dân ta tự sản xuất được các mặt hàng cần thiết.
B. con đường buôn bán trên biển Đông bị ách tắc.
C. chế độ thuế khóa phức tạp, vua chúa quan lại nhũng nhiễu.
D. các mặt hàng không đáp ứng được yêu cầu của khách buôn.
Câu 13: Vào thế kỉ XVI - XVII, thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong là
A. Phú Xuân (Huế).
B. Hội An ( Quảng Nam).
C. Sài Gòn (Gia Định).
D. Phố Hiến ( Hưng Yên).
Câu 14: Vì sao các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?
A. Vua Quang Trung mất sớm
B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
C. Triều Tây Sơn bị chia rẽ.
D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.
Câu 15: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp đã thể hiện mặt tiến bộ ở điểm nào?
A. Đề cao quyền tự do bình đẳng của con người.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.
Câu 16: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Giai cấp tư sản nắm quyền.
B. Lật đổ chính quyền phong kiến.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.
Câu 17: Trong các cuộc cách mạng tư sản, quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo,
A. bị giai cấp tư sản lợi dụng.
B. giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
C. giữ vai trò chính trong việc lật đổ giai cấp tư sản.
D. có vai trò quan trọng thúc đẩy cách mạng đi đến thành công.
Câu 18: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?
A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.
B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
C. Tăng cường xâm lược thuộc địa.
D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.
Câu 19: Chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội không tưởng khác nhau cơ bản ở
A. giá trị nhân đạo và nhân văn.
B. nhận thức về bản chất của CNTB.
C. nhận thức về kẻ thù, mục tiêu và phương pháp đấu tranh.
D. cảm thông, bênh vực những người nghèo khổ.
Câu 20: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của Mác-Ăngghen trong việc thành lập tổ chức Đồng minh những người cộng sản?
A. Là người sáng lập và đề ra tôn chỉ, mục đích của tổ chức.
B. Soạn thảo tuyên ngôn Đảng cộng sản - cương lĩnh đầu tiên của tổ chức.
C. Bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
D. Nghiên cứu và tin theo học thuyết của chủ nghĩa không tưởng.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X - XV.
Câu 2: (3,0 điểm): Tại sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của công xã Pa-ri.
Bộ 6 đề thi Lịch sử lớp 10 học kì 2 năm 2021 tải nhiều nhất – Đề 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Môn: Lịch Sử lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 6)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Vị trí của thời kỳ Văn Lang-Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là
A. Định hình bản sắc truyền thống của dân tộc VN.
B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
D. Giữ vững bản sắc truyền thống của dân tộc Việt.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
Câu 3: Vị vua nào cho “lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng Thái tử đến học” vào năm 1070?
A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thái Tông.
C. Lý Nhân Tông.
D. Lý Thánh Tông.
Câu 4: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?
A. Nhà Trần .
B. Nhà Lý.
C. Nhà Lê sơ.
D. Nhà Nguyễn.
Câu 5: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?
A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).
B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).
C. Mạc (Nam Triều) - Nguyễn (Bắc triều).
D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).
Câu 6: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà lê chống lại nhà Mạc?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Nguyễn Kim.
C. Lê Duy Ninh.
D. Trịnh Kiểm.
Câu 7: Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới triều Nguyễn?
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Quốc triều hình luật.
Câu 8: Một số quý tộc phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản nông nghiệp,
C. Địa chủ mới.
D. Quý tộc mới.
Câu 9: Điểm tiến bộ của Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ
A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân, chủ quyền của nhân dân.
B. Xóa bỏ sự bóc lột của công nhân và nhân dân lao động.
C. Thừa nhận sự bình đẳng của người dân da đỏ.
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ.
Câu 10: Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
Câu 11. Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đố chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đinh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Câu 12. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
II. TỰ LUẬN(7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trong các thế kỷ XVI-XVIII ở nước ta đã diễn ra những cuộc chiến tranh phong kiến nào? Hậu quả?
Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.
Câu 3 (2,0 điểm): Tại sao cuộc nội chiến Mĩ (1861-1965) được coi là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ?