Bộ 4 Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2023

Tải xuống 22 1.6 K 4

Tài liệu Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Địa lí 11 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2022 (4 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do:

   A. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

   B. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài.

   C. Các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở..

   D. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.

Câu 2:Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á là:

   A. Vị trí trung gian của 3 châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.

   B. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.

   C. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo hồi.

   D. Phần lớn dân cư theo đạo phật với nền văn minh lúa nước rực rỡ.

Câu 3:Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

   A. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng.

   B. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.

   C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

   D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây.

Câu 4:Hậu quả của biến đổi khí hậu là:

   A. nhiệt độ Trái đất nóng lên.    B. thiếu nguồn nước sạch.

   C. thảm thực vật bị suy giảm.    D. diện tích rừng bị thu hẹp.

Câu 5:Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

   A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

   B. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

   C. tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

   D. Chỉ tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

Câu 6:Do lãnh thổ Hoa Kì vừa kéo dài lại vừa rộng nên đặc điểm tự nhiên đã thay đổi chủ yếu theo:

   A. Từ thấp lên cao, từ Bắc xuống Nam.

   B. Từ thấp lên cao, từ ven biển vào nội địa.

   C. Từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.

   D. Các ý trên đều đúng.

Câu 7:Ranh giới phân chia khí hậu Hoa Kì theo hướng Đông tây là:

   A. Kinh tuyến 1000T    B. Vĩ tuyến 400B

   C. Dãy Apalat    D. Dãy ven biển

Câu 8:Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì?

   A. Nền kinh tế thị trường điển hình.

   B. Nền kinh tế có tính chuyên môn hoá cao.

   C. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

   D. Nền kinh tế có quy mô lớn.

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm) Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển?

Câu 2: (4 điểm) Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì?

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

   SGK/27, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Câu 2:

   SGK/29, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Câu 3:

   SGK/30, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: B.

Câu 4:

   Lượng CO2 tăng, biến đổi khí hậu, gây hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên.

   Chọn A.

Câu 5:

   Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tất cả các ngành nhất là công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

   Chọn D.

Câu 6:

   Do lãnh thổ Hoa Kì vừa kéo dài lại vừa rộng nên đặc điểm tự nhiên đã thay đổi chủ yếu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ ven biển vào trong nội địa.

   Chọn: C.

Câu 7:

   Ranh giới phân chia khí hậu Hoa Kì theo hướng Đông tây là kinh tuyến 1000T (xem thêm bản đồ tự nhiên của Hoa Kì).

   Chọn: A.

Câu 8:

   SGK/41 – 42, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 1:

   - Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Thời kì 2001 - 2005, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là 0,1%, các nước đang phát triển là 1,5%. (1 điểm)

   - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già. (1 điểm)

Câu 2:

   a) Vị trí địa lí

   - Nằm ở bán cầu Tây, giữa hai đại dương lớn (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), tiếp giáp với Ca-na-đa và khu vực Mĩ Latinh. (0,5 điểm)

   - Thuận lợi: ít bị ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới trước đây, khả năng mở rộng thị trường thuận lợi, có khả năng phát triển kinh tế biển,... (0,5 điểm)

   b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

   Điều kiện thiên nhiên:

   * Vùng phía Tây (vùng Coóc-đi-e) (0,5 điểm)

   - Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc - nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu (vàng, đồng, bôxit, chì). Tài nguyên năng lượng phong phú. Diện tích rừng tương đôi lớn.

   - Ven Thái Bình Dương có một sô' đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.

   * Vùng phía Đông: (0,5 điểm)

   - Dãy A-pa-lat cao trung bình 1000m - 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu: than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, lộ thiên. Nguồn thuỷ năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đôi lớn.

   - Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương: diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.

   * Vùng Trung tâm: (0,5 điểm)

   - Gồm các bang nằm giữa dãy núi A-pa-lat và Rốc-ki.

   - Phần phía tây và phía bắc có địa hình đồi gò thấp, bao phủ bởi các đồng cỏ rộng mênh mông, thuận lợi phát triển chăn nuôi. Phần phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn, thuận lợi cho trồng trọt.

   - Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

   - Khí hậu: phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

   * A-la-xca và Ha-oai: (0,5 điểm)

   - A-la-xca là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Mĩ, địa hình chủ yếu là đồi núi. Tài nguyên: có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn.

   - Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.

   Tài nguyên thiên nhiên:

   - Có nhiều loại tài nguyên với trữ lượng hàng đầu thế giới (sắt, đồng, thiếc, chì, phốt phát, than đá, đất nông nghiệp, rừng). (0,5 điểm)

   - Đường bờ biển dài, hồ lớn (Ngũ Hồ). Sông ngòi có giá trị lớn về thủy năng, giao thông và cung cấp nước. (0,5 điểm)

 

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2022 (4 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là:

   A. Áp-ga-ni-xtan.        B. Ca-dắc-xtan.

   C. Tát-ghi-ki-xtan.        D. U-dơ-bê-ki-xtan.

Câu 2:Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến tình hình kinh tế nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện:

   A. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài.

   B. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế.

   C. Phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế.

   D. Đẩy mạnh chống tham nhũng, tăng cường buôn bán nội địa.

Câu 3:Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:

   A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

   B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

   C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.

   D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Câu 4:Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là:

   A. 149.        B. 150.        C. 151.        D.152.

Câu 5:Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?

   A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

   B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

   C. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.

   D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 6:Điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ vùng phía Tây Hoa Kì?

   A. Đồng bằng rộng lớn.            B. Diện tích rừng lớn.

   C. Tài nguyên năng lượng phong phú.        D. Kim loại màu nhiều

Câu 7:Dân số Hoa Kì tăng nhanh yếu là do:

   A. Tỉ lệ sinh cao.        B. Cơ cấu dân số trẻ.

   C. Tỉ lệ tử thấp.        D. Tỉ lệ nhập cư lớn.

Câu 8:Hiện nay, dân số Hoa Kì xếp thứ:

   A. Thứ hai, sau Trung Quốc.           B. Thứ hai, sau Ấn Độ

   C. Thứ ba, sau Ấn Độ, Trung Quốc        D. Thứ ba, sau Trung Quốc, Ấn Độ

Phần tự luận

Câu 1: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới? (4 điểm)

Câu 2: Vì sao các nước Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao? (2 điểm)

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án (4 đề) (ảnh 2)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

   SGK/33, địa lí 11 cơ bản - dựa vào bảng: diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005 và hình 5.7 (khu vực Trung Á – trang 30).

   Chọn: A.

Câu 2:

   Nguyên nhân khiến cho nền kinh tế của nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện là do: Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài, Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế. Đông thời, phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế.

   Chọn: D.

Câu 3:

   SGK/8, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn A.

Câu 4:

   Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là: 150 thành viên. 11/1/2007: WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam.

   Chọn B.

Câu 5:

   Toàn cầu hóa có các biểu hiện là:

   - Thương mại thế giới phát triển mạnh

   - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

   - Thị trường quốc tế mở rộng

   - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

   Như vậy, thị trường tài chính quốc tế thu hẹp không phải biểu hiện của toàn cầu hóa.

   Chọn C.

Câu 6:

   Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú. Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.

   Chọn: A.

Câu 7:

   Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới. Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư. Dân nhập cư đa số là người châu Âu, tiếp đến là Mĩ La tinh, châu Á, Ca-na-đa và châu Phi.

   Chọn: D.

Câu 8:

   Dân số Hoa Kì xếp thế ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

   Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 1:

   * Đặc trưng của của cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ hiện đại

   - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. (0,5 điểm)

   - Đặc trưng của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. (0,5 điểm)

   - Các công nghệ này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xả hội. (0,5 điểm)

   - Bốn công nghệ trụ cột tạo ra nhiều thành tựu nhất, bao gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. (0,5 điểm)

   * Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội

   - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp diện tử,...). (0,5 điểm)

   - Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,...), các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,...). (0,5 điểm)

   - Thay đổi cơ cấu lao động: Tỉ lệ những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm (như các lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính....) ngày càng cao. (0,5 điểm)

   - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. (0,5 điểm)

Câu 2:

   - Do hậu quả bóc lột nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hoa Kì, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. (0,5 điểm)

   - Do các nhà lãnh đạo của các nước Mĩ Latinh không kịp thời đề ra đường lối phát triển kinh tế độc lập mang tính cải cách, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế đất nước. (0,75 điểm)

   - Ngoài ra, còn do một sô' nguyên nhân khác, như: người dân hài lòng với những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, không cần lao động vất vả; do truyền thông văn hoá với chủ nghĩa chuyên chế, do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo không tạo điều kiện cho xây dựng chế độ độc lập cả về chính trị và phát triển kinh tế, nên rơi vào vòng lệ thuộc tư bản nước ngoài,... (0,75 điểm)

--------------------------------------------------

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2022 (4 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là:

   A. Ả-rập-xê-út.   B. Iran.   C. Thổ nhĩ kỳ.  D. Áp-ga-ni-xtan.

Câu 2:Quốc gia có diện tích tự nhiên rộng lớn nhất khu vực Trung Á là:

   A. Mông Cổ.   B. Ca-dắc-xtan.  C. U-dơ-bê-ki-xtan.   D. Tuốc-mê-ni-xtan.

Câu 3:Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là:

   A. thảm thực vật bị thiêu đốt.     B. mực nước ngầm hạ thấp.

   C. suy giảm hệ sinh vật.     D. băng tan nhanh.

Câu 4:Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế:

   A. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

   B. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu twu dịch vụ.

   C. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

   D. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

Câu 5:Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là:

   A. khai thác rừng bừa bãi.    B. nạn du canh du cư.

   C. lượng chất thải công nghiệp tăng.    D. săn bắt động vật quá mức.

Câu 6:Vùng phía Đông Hoa Kì có địa hình chủ yếu là:

   A. Đồng bằng phù sa sông, dãy núi già, độ cao trung bình.

   B. Đồng bằng ven biển, dãy núi già, độ cao trung bình.

   C. Gò đồi thấp, nhiều đồng bằng phù sa, đồng cỏ rộng.

   D. Đồng bằng ven biển chạy song song các dãy núi trẻ cao.

Câu 7:Dân cư Hoa Kì có xu hướng:

   A. Chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam, ven Thái Bình Dương.

   B. Chuyển từ các bang phía Nam, ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc.

   C. Chuyển từ các bang phía Nam đến các bang phía Tây, ven Thái Bình Dương.

   D. Chuyển từ các bang vùng Đông Bắc, phía Nam đến các bang ven Thái Bình Dươmg.

Câu 8:Phân bố dân cư của Hoa Kì có đặc điểm:

   A. Người nhập cư phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người Anh điêng sống ở vùng hiểm trở miền Tây.

   B. Người Anh điêng phân bố ở nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nhập cư sống ở vùng hiểm trở miền Tây.

   C. Người Anh điêng phân bố ở vùng ven biển, người nhập cư sống ở vùng nội địa.

   D. Người Anh điêng phân bố ở Alatca, Ha -oai; người nhập cư sống ở trung tâm Bắc Mĩ .

Phần tự luận

Câu 1:Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? (4 điểm)

Câu 2:Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định? (2 điểm)

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án (4 đề) (ảnh 3)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

   SGK/33 – địa lí 11 cơ bản, dựa vào bảng: diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005.

   Chọn: A.

Câu 2:

   SGK/33 – địa lí 11 cơ bản, dựa vào bảng: diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á – năm 2005.

   Chọn: B.

Câu 3:

   Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là băng tan nhanh

   Chọn D.

Câu 4:

   Hệ quả của khu vực hóa kinh tế là

   - Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

   - Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

   - Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

   - Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước là hệ quả của toàn cầu hóa

   Chọn D

Câu 5:

   Nguyên nhân A, B, D liên quan đến đa dạng sinh học.

   Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.

   Chọn C.

Câu 6:

   Vùng phía Đông: Gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m – 1500m, sườn thoải, với nhiều thung lung rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá, Quãng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác. Nguồn thủy năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.

   Chọn: B.

Câu 7:

   Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố.

   Chọn: A.

Câu 8:

   Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đồi núi hiểm trở phía tây.

   Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1:

   * Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế

   - Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hoá có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,75 điểm)

   - Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thê' giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. (0,75 điểm)

   - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 199 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.... (0,5 điểm)

   - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết toàn cầu đã và đang mở ra trên toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sông kinh tế- xã hội của các quốc gia. (0,5 điểm)

   - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ti xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phôi nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh. Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới. (0,5 điểm)

   * Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả

   - Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. (0,5 điểm)

   - Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. (0,5 điểm)

Câu 2:

   - Tình hình chính trị không ổn định. (0,5 điểm)

   - Sau khi giành được độc lập: cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài; các thế lực Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội; chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nền kinh tế còn phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. (1 điểm)

   - Quá trình cải cách kinh tế hiện nay ở nhiều nước đang vấp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ Latinh này. (0,5 điểm)

--------------------------------------------------

Đề thi Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2022 (4 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa Lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Để trồng bông và cây công nghiệp ở khu vực Trung Á cần giải quyết vấn đề nào sau đây?

   A. Nước tưới.      B. Giống.      C. Thị trường.      D. Lao động.

Câu 2:Nền kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển vì:

   A. Còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế kém phát triển.

   B. Khoảng 3 - 4 nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển.

   C. Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng đóng góp 19% GDP toàn cầu.

   D. Hầu hết các nước Châu Phi có nền kinh tế đang phát triển mạnh.

Câu 3: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

   A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp.

   B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao.

   C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.

   D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao.

Câu 4:Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả:

   A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

   B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế

   C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

   D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

Câu 5:Để hạn chế gây ô nhiễm không khí cần phải:

   A. cắt giảm lượng khí thải CO2 và CFCS.      B. cấm khai thác rừng.

   C. phát triển nền nông nghiệp sinh thái.      D. cải tạo đất trồng.

Câu 6:Lãnh thổ Hoa Kì không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

   A. Thái Bình Dương      B. Đại Tây Dương

   C. Ấn Độ Dương      D. Bắc Băng Dương

Câu 7:Hoa Kì nằm ở:

   A. Bán cầu Tây và nửa cầu Nam      B. Bán cầu Đông và nửa cầu Bắc

   C. Bán cầu Tây và nửa cầu Bắc    D. Bán cầu Đông và nửa cầu Nam

Câu 8:Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành mấy vùng tự nhiên:

   A. Vùng phía Tây, vùng phía Đông, Vùng Trung Tâm.

   B. A - la – ca, Ha – oai, vùng trung tâm.

   C. Vùng đồng bằng, vùng núi, vùng biển.

   B. Vùng phía bắc, vùng trung tâm, vùng phía Nam.

Phần tự luận

Câu 1:Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển? (4 điểm)

Câu 2:Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao? (2 điểm)

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:

   Trung Á là khu vực có khí hậu khô hạn nên muốn trồng được bông cần phải đảm bảo được nguồn nước tưới.

   Chọn: A.

Câu 2:

   Châu Phi là châu lục còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, đa số các nước còn nghèo với nền kinh tế kém phát triển. Mặc dù Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu.

   Chọn: A.

Câu 3:

   Dữ liệu bảng 1.2. SGK/7, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn D.

Câu 4:

   Hệ quả của toàn cầu hóa:

   -Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

   - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

   Chọn C.

Câu 5:

   Biện pháp B, C, D là biện pháp hạn chế suy giảm tài nguyên, bảo vệ đất

   Chọn A.

Câu 6:

   Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính:

   - Nằm ở bán cầu tây.

   - Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tiếp giáp với Bắc Băng Dương.

   - Tiếp cận Ca-na-đa và khu vực Mĩ la tinh.

   Chọn: C.

Câu 7:

   Hoa Kì nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và nửa cầu Bắc.

   Chọn: C.

Câu 8:

   SGK/37, địa lí 11 cơ bản.

   Chọn: A.

Phần tự luận

Câu 1:

   - Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. (1 điểm)

   - Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICs như: Hàn Quốc, Sin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,.... (1 điểm)

   - Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình. (0,5 điểm)

   - Phần lớn các nước đang phát triển hiện đều có nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ. (0,5 điểm)

   - Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65. (0,5 điểm)

   - Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694. (0,5 điểm)

Câu 2:

   - Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực. (1,5 điểm)

   - Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. (0,5 điểm)

--------------------------------------------------

 

 

Tài liệu có 22 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống