Giải SGK Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Tôn trọng sự thật

Tải xuống 8 3.6 K 6

Với giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật chi tiết bám sát nội dung sgk Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Giáo dục công dân lớp 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

Khởi động

Khởi động trang 20 Giáo dục công dân lớp 6Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên?

Lời giải:

Suy nghĩ của em về việc làm của bạn học sinh trong thông tin trên là: bạn học sinh trên là một người dũng cảm dám nhận lỗi lầm mình mắc phải, bạn dám đối diện với sự thật là mình đã đâm làm vỡ gương người khác, là một người biết tôn trọng sự thật.

Khám phá

Khám phá 1 trang 21 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Một nhà thơ chân chính

Ngày xưa, ở vương quốc Dagestan có một ông vua rất bạo ngược. Khắp nơi truyền đi bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua.

Rồi một ngày, bài hát lọt đến tai vua. Vị vua ra lệnh tìm cho được tác giả bài hát để xử tội. Truy tìm không ra, vị vua ra lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong cả nước.

Sau đó, nhà vua ra lệnh phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác ca ngợi nhà vua. Tất cả đều cố gắng hoàn thành, riêng có ba nhà thơ kiên quyết không chịu hát. Họ bị tống giam vào ngục.

Ba tháng sau, vị vua giải ba người ra và cho thêm cơ hội. Một trong ba nhà thơ đã hát ca ngợi vị vua, thế là được thả ra.

Giàn hoả thiệu xuất hiện, một trong hai nhà thơ còn lại cất tiếng hát. Riêng người cuối cùng vẫn im lặng, vị vua ra lệnh: “Trói hắn và thiếu chết!”.

Cuối cùng, nhà thơ cũng cất vang tiếng hát. Đó là lời hát phơi bày nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu của nhà vua... Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: “Dập tắt lửa! Ta không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này”.

(Theo Truyện cổ dân gian Nga)

1. Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao?

2. Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người như thế nào?

3. Theo em thế nào là tôn trọng sự thật? Nêu một số biểu hiện của tôn trọng sự thật?

Lời giải:

1. Khi bị nhà vua bắt các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động: tất cả đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ  , riêng 3 nhà thơ vẫn kiên quyết không hát, đến phút cuối khi bị đe dọa đến cái chết, đã có 2 nhà thơ phải cất tiếng hát ca ngời nhà vua vì tất cả họ đề sợ cái chết, nhưng trong số đó vẫn có một nhà thơ kiên quyết đến phút cuối không hát, đến khi cận kề cái chết, ông đã cất lên tiếng hát tố cáo về tội ác của nhà vua. Sở dĩ ông hát như vậy vì ông muốn tôn trọng sự thật hiện tại của nhà vua không lo cho bá tánh muôn dân, ông muốn vạch trần cho nhà vua thức tỉnh, ông là một nhà thơ chân chính

2. Việc chấp nhận cái kết của nhà thơ cuối cùng cho thấy ông là người chân chính, luôn coi trọng sự thật trước mắt.

3. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.

Một số biểu hiện của tôn trọng sự thật là:

- Nhận lỗi khi mắc sai lầm.

- Thẳng thắn bảo vệ người trung thực.

- Thẳng thắn phê bình người vi phạm….

Khám phá 2 trang 21 Giáo dục công dân lớp 6:

Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên

1. Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên?

2. Từ câu chuyện của các bạn trong 2 hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật?

Lời giải:

1. Em có nhận xét về nội dung trao đổi của các bạn trong 2 hình ảnh trên: các bạn đã biết được lợi ích của việc nói ra sự thật và biết hối lỗi khi mình nói dối.

2. Chúng ta phải tôn trọng sự thật vì: đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp con người nâng cao phẩm giá của con người , góp phần tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.

Khám phá 3 trang 22 - 23 Giáo dục công dân lớp 6Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:

- Tình huống 1: Lớp 6E là lớp cuối cùng nộp sản phẩm của phong trào kế hoạch nhỏ. Khi mang sản phẩm xuống khu tập trung giấy, nhìn danh sách các lớp đã nộp, Tú thấy lớp mình chỉ kém lớp 7C có 1kg. Cô Tổng phụ trách lại vừa đi ra ngoài. Tú nói với Huyền: “Hay là mình khai tăng lên 2kg để được vị trí số 1”. Huyền kiên quyết phản đối và ghi đúng khối lượng sản phẩm của lớp mình.

Em đồng tình với ý kiến của bạn Tú hay bạn Huyền? Vì sao?

- Tình huống 2: Nam chạy rất nhanh trong lớp vào giờ ra chơi và vô tình vung tay làm vỡ lọ hoa. Lúc này, chỉ có An nhìn thấy do các bạn khác đang chơi bên ngoài. Sợ bị phạt, Nam nói với An giấu kín chuyện, đừng nói cho ai biết.

+ Em có đồng tình với hành động của bạn Nam không? Vì sao? 

+ Nếu là An, em sẽ làm gì?

- Tình huống 3: Hà và mẹ đang đứng đợi xe buýt. Có một cụ già mù bán vé số lại gần và nói: “Chỉ có mười nghìn thôi, cô chủ mua hộ tôi một tờ với!”. Một anh thanh niên gọi lại và mua cho cụ. Hà thấy anh thanh niên đó rút 6 tờ vé số nhưng chỉ đưa cụ già 50 nghìn đồng. Hà vội nói với anh thanh niên: “Anh có trẻ nhầm tiền cho bà không ạ?”.

+ Em có nhận xét gì về hành động của anh thanh niên? Vì sao?

+ Em có đồng tình với hành động của bạn Hà không? Vì sao?

Lời giải:

- Tình huống 1: Em đồng ý với ý kiến bạn bạn Huyền.  Vì còn là học sinh chúng ta nên nói đúng sự thật dù là việc nhỏ nhất.

- Tình huống 2: 

+ Em không đồng tình với hành động bạn Nam. Vì Nam là một cậu học sinh nhút nhát, không dám nhận lỗi khi mình phạm phải mà còn bảo An che giấu giúp mình.

+ Nếu là An, em sẽ khuyên Nam nên nhận lỗi với cô giáo và các bạn.

- Tình huống 3: 

+ Nhận xét của em về hành động của anh thanh niên: Anh là một người gian dối, không biết tôn trọng sự thật.

+ Bày tỏ thái độ của em với hành động của bạn Hà: bạn rất đáng được tuyên dương, bạn đã dũng cảm chỉ ra lỗi, cái sai của người khác.

Luyện tập

Luyện tập 2 trang 23 Giáo dục công dân lớp 6: 1. Em rút ra được bài học gì cho mình qua câu chuyện trên?

2. Khi gặp anh Cảng ở ngoài đời, em sẽ có cảm xúc gì?

Lời giải:

1. Em rút ra được bài học là: Cần phải trung thực, và khi trung thực, chúng ta sẽ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng.

2. Khi gặp anh Cảng ở ngoài đời, em sẽ có cảm xúc là ngưỡng mộ và yêu mến vì hành động cao đẹp của anh.

Vận dụng

Vận dụng trang 24 Giáo dục công dân lớp 6Em hãy thuyết trình ngắn về một trong hai câu ca dao sau:

Em hãy thuyết trình ngắn về một trong hai câu ca dao sau

Lời giải:

“ Những người tính nết thật thà

Đi đâu cũng được người ta tin dùng”

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Lý thuyết Bài 4: Tôn trọng sự thật

1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
- Biểu hiện:
+ Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

+ Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm;
+ Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.
+ Sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật

2. Vì sao phải tôn trọng sự thật

- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống