Giải SGK Địa lí 6 Bài 3 (Cánh diều): Lược đồ trí nhớ

Tải xuống 11 2.8 K 2

Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi trang 114 Địa Lí lớp 6: Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở mỗi thành phố, hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ti vi hay nghe đài, đọc sách, báo...

Lời giải:

Hướng dẫn điền trên bản đồ:

- Ở địa phận lãnh thổ Việt Nam điền: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

- Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông

- Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành Thăng Long

- Trong Đà Nẵng điền: Bà Nà Hills, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm

- Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức bà.

- Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan (tiếp giáp trên biển).

Câu hỏi trang 115 Địa Lí lớp 6: Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

- Đường làng hoặc đường ô tô. 

- Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng...

Lời giải:

Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường

Câu hỏi trang 116 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 3.5

- Hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì, đến những địa điểm danh thắng đã chọn. 

-Hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở Vườn quốc gia Ba Vì, đến những địa điểm danh thắng đã chọn. 

Quan sát hình 3.5. Hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến

Lời giải:

Điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.

Quan sát hình 3.5. Hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 116 Địa Lí lớp 6: Hãy kể một số đối tượng địa lí mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học (hoặc đi dã ngoại,...)

Lời giải:

Một số đối tượng địa lí em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học: Hiệu thuốc tân dược, Trạm y tế, cửa hàng tạp hóa, công viên, hồ nước, cây xanh,...

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 116 Địa Lí lớp 6: Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ không gian của địa bàn (làng, xã, khu phố, thôn, xóm,...) nơi em đang ở:

- Bắt đầu từ “Nhà em”.

- Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ rõ (sông, suối, cây ven đường...).

- Các đối tượng kinh tế, văn hóa – xã hội mà em thấy thân quen (đường giao thông, cửa hàng, thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công viên, nhà cao tầng,...).

- Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ. 

Em có thể dùng các kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Lời giải:

Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ không gian của địa bàn

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

- Lược đồ trí nhớ là một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

- Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta.

+ Cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh.

+ Lược đồ trí nhớ tồn tại trong trí não con người.

- Vai trò của lược đồ trí nhớ: Định hướng trong không gian, tìm đường đi đến nơi mình muốn đến và trở lại nơi mình muốn trở về.

- Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

+ Địa Lí thế giới hay địa lí Việt Nam.

+ Những tri thức về không gian và sự phân bố của các đổi tưọng địa lí.

+ Một số thuộc tính được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ | Cánh diều

2. Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

- Xây dựng lược đồ trí nhớ cho những nơi chưa từng đến.

- Đánh dấu trên lược đồ các địa điểm thông qua tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ | Cánh diều

3. Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

- Một người có những lược đồ trí nhớ phong phú về các vùng đất đang sống.

- Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú sẽ giúp ta

+ Thấy không gian đó ý nghĩa hơn.

+ Gắn bó hơn với vùng đất ấy, nhất là sau này khi đi xa.

+ Tăng thêm tình yêu quê hương, đất nước.

- Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp ta

+ Học Địa Lí thú vị hơn nhiều.

+ Nắm vững kiến thức địa lí.

+ Vận dụng kiến thức vào cuộc sống đa dạng.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ | Cánh diều

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Câu 1: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

A. Đường đi và khu vực.

B. Khu vực và quốc gia.

C. Không gian và thời gian.

D. Thời gian và đường đi.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Lược đồ trí nhớ là

A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.

B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.

C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.

D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

A. Cá nhân.

B. Tập thể.

C. Tổ chức.

D. Quốc gia.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4: Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm nào sau đây?

A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.

B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.

C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.

D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/115, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6: Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau hoàn toàn.

B. Giống nhau hoàn toàn.

C. Khó xác định được.

D. Không so sánh được.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

Câu 7. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

A. Sơ đồ trí nhớ.

B. Lược đồ trí nhớ.

C. Bản đồ trí nhớ.

D. Bản đồ không gian.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

A. Các mạng xã hội.

B. Sách điện tử, USB.

C. Sách, vở trên lớp.

D. Trí não con người.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/113, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.

B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.

C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.

D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/114, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.

B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.

C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.

D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Trả lời:

Đáp án D.

Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong trí não con người, nhờ thế mà con người định hướng được không gian, tìm được đường đi đến nơi mà mình muốn đến và trở về nơi mình muốn về không cần đến bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống