Với giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ chi tiết bám sát nội dung sgk Địa lí 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Câu hỏi giữa bài
Lời giải:
Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em thấy:
- Hình 2.2 khi phép chiếu bản đồ có dạng các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng thì diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn không đáng kể so với lục địa Nam Mỹ.
- Hình 2.3 khi phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng thì t thấy diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.
Lời giải:
- Yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải hình 2.6A.
Lời giải:
- Trong hình 2.7, đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu:
Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm: trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô.
+ Kí hiệu diện tích: Khu dân cư, bãi cát ướt, bãi lầy.
Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn.
+ Kí hiệu tượng hình: Bảo tàng, đền, chùa, nhà thờ, bến xe, bệnh viện...
Lời giải:
Có 3 cách thể hiện tỉ lệ bản đồ:
- Tỉ lệ số
- Tỉ lệ thước
- Tỉ lệ chữ
Câu hỏi trang 110 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.
Lời giải:
Sử dụng 2 đầu compa đặt vào 2 điểm Bạc Liêu và Sóc Trăng (hình A), giữ nguyên độ mở của compa và đặt vào thước ta được độ dài là 2,45cm.
Với 1cm trên bản đồ = 20km trên thực địa. Như vậy, từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng có khoảng cách là: 20 x 2,45 = 49 (km).
Lời giải:
- Hình 2.12:
+ OA hướng Đông bắc
+ OB hướng Đông
+ OC hướng Tây nam
+ OD hướng Tây
- Hình 2.13:
+ OA hướng Đông Nam
+ OB hướng Tây Nam
+ OC hướng Bắc
+ OD hướng Đông Bắc.
Luyện tập & Vận dụng
Lời giải:
Vì Trái Đất là hình cầu, nên ta sử dụng quả Địa Cầu để thể hiện thì bề mặt Trái Đất sẽ ít bị biến dạng nhất, đúng nhất.
Lời giải:
- Tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1 cm trên bản đồ bằng 1 km trên thực địa.
- Tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1 cm trên bản đồ bằng 90 km trên thực địa.
Lời giải:
Hình 2.2 sẽ có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
Lời giải:
Ta có: 10 cm trên bản đồ ứng với 120 km trên thực địa.
Vậy 1 cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 km trên thực địa.
Đổi 12 km = 1 200 000 cm.
Vậy bản đồ có tỉ lệ là: 1: 1 200 000.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (hay, chi tiết)
1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Bản đồ được chuyển từ bề mặt cong Trái Đất sang mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.
- Các bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực tiễn bề mặt Trái Đất.
- Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.
-> Tùy mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ mà các chuyên gia chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.
2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
- Kí hiệu bản đồ
+ Có ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
+ Các dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.
- Chú giải bản đồ
+ Gồm có hệ thống kí hiệu.
+ Giải thích ý nghĩa của các kí hiệu bản đồ.
+ Đối với bản đồ địa hình ta sử dụng thang màu hoặc đường đồng mức.
3. Tỉ lệ bản đồ
- Khái niệm: Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Phân loại: Có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ, đó là: tỉ lệ số, tỉ lệ thước và tỉ lệ chữ.
- Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.
4. Phương hướng trên bản đồ
- Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây; Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
- Có hai cách xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.
- Các bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng nam; còn bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng bắc.
5. Một số bản đồ thông dụng
- Phân loại: Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
- Nội dung
+ Bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể (nông nghiệp, công nghiệp, đất, khí hậu, dân cư, giao thông,…).
+ Bản đồ địa lí chuyên đề thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (có đáp án)
Câu 1: Bản đồ là
A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/106, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Vẽ bản đồ là
A. Chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. Chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. Chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. Chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/106, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. Các đường kinh, vĩ tuyến.
B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
C. Mép bên trái tờ bản đồ.
D. Các mũi tên chỉ hướng.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/112, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/112, lịch sử và địa lí 6.
Câu 5: Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
A. Tây.
B. Đông.
C. Bắc.
D. Nam.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/112, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
A. Đông.
B. Bắc.
C. Nam.
D. Tây.
Trả lời:
Đáp án A.
Các nước trong bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. So với các nước còn lại thì Việt Nam nằm ở phía Đông.
Câu 7: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là
A. Thuốc nổ.
B. Giấy.
C. La bàn.
D. Địa chấn kế.
Trả lời:
Đáp án C.
La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định. La bàn được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đi biển, vào rừng, sa mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...
Câu 8: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ
A. Khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.
B. Độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.
C. Mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
D. Độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/109, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng
A. Nhỏ.
B. Cao.
C. Lớn.
D. Thấp.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/109, lịch sử và địa lí 6.
Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ
A. nhỏ.
B. Trung bình.
C. Lớn.
D. Rất lớn.
Trả lời:
Đáp án A.
Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ; từ 1 : 200 000 đến 1 : 1 000 000 là những bản đồ có tỉ lệ trung bình; dưới 1 : 200 000 là những bản đồ có tỉ lệ lớn.
Câu 11: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là
A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.
Trả lời:
Đáp án C.
Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ bằng 6000 000 (cm) = 60 km trên thực địa.
Câu 12: Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng
A. Rất nhỏ.
B. Nhỏ.
C. Trung bình.
D. Lớn.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/109, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ là
A. 1 : 1 500.000.
B. 1 : 500.000.
C. 1 : 3 000.000.
D. 1 : 2 000.000.
Trả lời:
Đáp án C.
Các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1000.000 là những bản đồ tỉ lệ nhỏ. Vì vậy, ta có: 1 : 3000.000 < 1 : 1000.000 (tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ) nên bản đồ có tỉ lệ 1 : 3000.000 là bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất trong các bản đồ trên.
Câu 14: Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15: Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Diện tích.
B. Điểm.
C. Đường.
D. Hình học.
Trả lời:
Đáp án C.
Đối tượng được thể hiện bằng dạng kí hiệu đường như là: các đường ranh giới quốc gia, các đường ranh giới giữa các tỉnh với nhau.
Câu 16: Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?
A. Hình học.
B. Chữ.
C. Tượng hình.
D. Tượng thanh.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 17: Đường đồng mức là đường nối những điểm
A. Xung quanh chúng.
B. Có cùng một độ cao.
C. Ở gần nhau với nhau.
D. Cao nhất bề mặt đất.
Trả lời:
Đáp án B.
SGK/109, lịch sử và địa lí 6.
Câu 18: Kí hiệu đường thể hiện
A. Ranh giới.
B. Sân bay.
C. Cảng biển.
D. Ngọn núi.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 19: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.
Câu 20: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?
A. Điểm.
B. Hình học.
C. Đường.
D. Diện tích.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/108, lịch sử và địa lí 6.