Với giải Luyện tập và Vận dụng 3 trang 112 Địa lí lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Địa lí lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa lí 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 112 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất trên bản đồ.
Lời giải:
Hình 2.2 sẽ có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Bản đồ là
A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Trả lời:
Đáp án D.
SGK/106, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Vẽ bản đồ là
A. Chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.
B. Chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
C. Chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
D. Chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
Trả lời:
Đáp án C.
SGK/106, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. Các đường kinh, vĩ tuyến.
B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
C. Mép bên trái tờ bản đồ.
D. Các mũi tên chỉ hướng.
Trả lời:
Đáp án A.
SGK/112, lịch sử và địa lí 6.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa lí lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (hay, chi tiết)
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ - Cánh diều (có đáp án)