Với giải Vận dụng 3 trang 103 Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Vận dụng 3 trang 103 Lịch Sử lớp 6: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay? Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Lời giải:
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến ngày nay lag:
+ Đền, tháo chăm (khu Thánh địa Mý Sơn).
+ Nghệ thuật tạo hình, ví dụ: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu…
- Thánh địa Mý Sơn là Di tích văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bài tập vận dụng:
Câu 1: Lãnh thổ của Vương quốc Cham-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Đáp án: C
Lời giải: Lãnh thổ của Vương quốc Cham-pa chủ yếu thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK Lịch Sử 6/ trang 101).
Câu 2: Vào cuối thế kỉ II, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở đâu?
A. Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam).
B. Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận).
C. Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam).
D. Nền Chùa (Đồng Tháp).
Đáp án: A
Lời giải: Vào cuối thế kỉ II, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam) – SGK Lịch Sử 6/ trang 101.
Câu 3: Vào đầu thế kỉ VIII, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở đâu?
A. Shinhapura (Duy Xuyên, Quảng Nam).
B. Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận).
C. Indranpura (Thăng Bình, Quảng Nam).
D. Nền Chùa (Đồng Tháp).
Đáp án: B
Lời giải: Vào cuối thế kỉ VIII, kinh đô của vương quốc Cham-pa được đặt ở Virapura (Phan Rang, Ninh Thuận) – SGK Lịch Sử 6/ trang 101.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: