Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành

Tải xuống 2 2.7 K 1

Với giải Câu hỏi 1 trang 41 Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 8: Ấn Độ cổ đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Câu hỏi 1 trang 41 Lịch Sử lớp 6: Điều kiện tự nhiên nào của vùng lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ?

Lời giải:

* Những điều kiện tự nhiên của vùng lưu vực sông Ấn và sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của văn minh Ấn Độ:

Điều kiện tự nhiên ở lưu vực

sông Ấn và sông Hằng

Tác động đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ

- 3 mặt giáp biển.

- Phía Bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Himalaya.

- Thuận lợi:

+ Hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang.

+ Góp phần bảo lưu được bản sắc văn hóa truyền thống.

- Khó khăn: hạn chế sự giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với thế giới bên ngoài.

- Có sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Ấn, sông Hằng.

- Thuận lợi:

+ Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú.

+ Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ.

+ Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

+ Gắn liền với các nghi lễ tôn giáo.

- Khó khăn: đặt ra nhu cầu trị thủy.

- Mỏm cực Nam và dọc theo 2 bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ, màu mỡ, trù phú.

- Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Nhờ có các đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ấn Độ đã có thể tạo ra một lượng sản phẩm lớn => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo.

=> Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cùng với nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng.

- Ở lưu vực sông hằng có khí hậu thuận lợi (nền nhiệt và độ ẩm cao, mưa nhiều).

- Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi.

 

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 2 trang 41 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát lược đồ 8.1, em hãy cho biết sông Ấn chảy qua những quốc...

Câu hỏi 1 trang 42 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa...

Câu hỏi 2 trang 42 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Qua sơ đồ 8.2, em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế cao nhất và...

Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại...

Câu hỏi 2 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Theo em, tôn giáo nào ở Ấn Độ chủ trương mọi người đều bình đẳng...

Câu hỏi 3 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy cho một ví dụ về một phép toán có sử dụng thành tựu số 0...

Luyện tập 1 trang 45 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Tại sao cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống nhiều ở vùng Bắc Ấn...

Luyện tập 2 trang 45 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào...

Vận dụng 3 trang 45 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ có ảnh...

 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống