Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 6: Đọc thông tin dưới đây, quan sát hình 9.1 và lược đồ 9.2, em hãy:
- Xác định vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.
- Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Lời giải:
- Cư dân Trung Quốc cổ đại cư trú chủ yếu ở trung và hại lưu Hoàng Hà, về sau, họ mở dần địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).
Lời giải:
- Quá trình thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng:
+ Khoảng thế kỉ VIII TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau trong suốt 5 thế kỉ tiếp theo – sử sách gọi là thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
+ Nửa sau thế kỉ III TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác (Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề) và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN.
Lời giải:
- Để thống nhất toàn diện Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã:
+ Tiêu diệt các nước: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề, thống nhất Trung Quốc về mặt lãnh thổ. Chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản (thống nhất về mặt hành chính).
+ Thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.
Lời giải:
- Các giai cấp mới xuất hiện ở Trung Quốc là: Địa chủ và Nông dân lĩnh canh,
- Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh (nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ).
Lời giải:
- Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy là:
+ Nhà Hán (206 TCN – 220)
+ Nhà Tấn (280 – 420).
+ Nhà Tùy (581 – 618).
Lời giải:
* Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc:
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.
+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.
+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…
- Về y học:
+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.
+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cu đo động đất (địa động nghi)…
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.
Lời giải:
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”:
+ “Tiên học lễ” có nghĩa là: việc đầu tiên khi bắt đầu sự học là mỗi người phải học các đức tính tốt đẹp, học cách cư xử, đối nhân xử thế…. Học và tu dưỡng đạo đức để trở thảnh người tốt, người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghĩa…
+ “Hậu học văn” có nghĩa là: sau khi học, tu dưỡng về đạo đức mới học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức…
=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến những kiến thức văn hóa.
- Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì: đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng nhân cách của mỗi con người: cho dù một người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng nhưng phẩm chất đạo đức không tốt; thì những kiến thức họ có được sẽ dễ mang lại những điều xấu, không có lợi cho mọi người xung quanh. Tuy đề cao việc tu dưỡng đạo đức, song chúng ta cũng cần học tập, trau dồi tri thức. Bởi, nếu một người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không học hỏi kiến thức văn hóa thì không giúp ích được nhiều cho bản thân và xã hội.
Luyện tập - Vận dụng
Lời giải:
- Hoàng Hà được gọi là “sông Mẹ của Trung Quốc” vì:
+ Phù sa màu mỡ của Hoàng Hà đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Lưu vực Hoàng Hà cũng chính là cái nôi của văn minh Trung Quốc.
- “Sông mẹ” của Ai Cập là sông Nin, Ấn Độ là sông Ấn, sông Hằng; Lưỡng Hà là sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
Luyện tập 2 trang 52 Lịch Sử lớp 6: Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc.
Lời giải:
- Vai trò của nhà Tần đối với lịch sử Trung Quốc:
+ Chinh phục các nước: Triệu, Yên, Ngụy, Hàn, Tề, Sở, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc.
+ Xác lập và đặt nền tảng cho sự phát triển của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
+ Áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước để củng cố sự thống nhất đất nước.
+ Mở rộng lãnh thổ Trung Quốc (năm 214 TCN, nhà Tần đem quân xâm lược và chiếm được vùng đất gồm: Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và một phần tỉnh Quý Châu hiện nay).
- Tuy nhiên, việc xiết chặt kỉ cương đất nước thông qua chính sách pháp luật hà khắc đã khiến cho mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc ngày càng sâu sắc, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần.
Lời giải:
Nếu trước kia giấy chỉ được dùng để viết, vẽ, thì ngày nay công dụng của giấy đa dạng hơn rất nhiều:
+ Giấy không tráng dùng để viết, in ấn.
+ Giấy dùng trong sinh hoạt hàng ngày: giấy vệ sinh, giấy ăn, dán tường…
+ Giấy kraft là bìa sổ, bìa tập, giấy làm bìa carton...
+ Giấy giúp bảo vệ môi trường khi thay thế cho túi nilon, ống hút nhựa...
Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
I. Điều kiện tự nhiên
- Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu là trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang.
- Hoàng Hà và Trường Giang đã bồi đắp nên những đồng bằng phù sa màu mỡ và là tuyến giao thông quan trọng kết nối giữa các vùng.
- Hạn chế: cư dân phải đối mặt với tình trạng lũ lụt.
II. Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
- Khi nhà Chu suy yếu, trên lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang tồn tại nhiều tiểu quốc thường xuyên xảy ra chiến tranh hằm thôn tính lẫn nhau.
- Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Sau đó ông thực hiện nhiều chính sách thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ. chữ viết..
- Xã hội Trung Quốc cũng phân hóa sâu sắc. Các giai cấp mới xuất hiện là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
III. Từ đế chế Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy
- Từ nhà Hán đến nhà Tùy, trải qua các triều đại và thời kì chia cắt lần lượt là:
+ Nhà Hán (206 TCN-220),
+ Thời Tam quốc (220-280).
+ Nhà Tấn (280 - 420),
+ Thời Nam - Bắc triều (420 - 589),
+ Thời Tùy (589 - 618).
IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
- Tư tưởng: xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau như : Nho gia, Đạo gia,… nhưng nổi bật với Nho gia do Khổng Tử sáng lập.
- Chữ viết: dùng chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, chuông, đỉnh đồng....
- Văn học: tác phẩm văn học cổ nhất là Kinh Thi.
- Sử học: có nhiều bộ sử lớn, đồ sộ.
- Y học: phát triển với nhiều cách chữa bệnh bằng thảo dược, bấm huyệt, châm cứu,…
- Kĩ thuật: dụng cụ đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy…
- Kiến trúc và điêu khắc: có nhiều cung điện, đền, tháp,lăng tẩm,... tiêu biểu nhất là Vạn lí trường thành