Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất

Tải xuống 1 1.4 K 1

Với giải Luyện tập 2 trang 61 Lịch Sử lớp 6 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Nước Văn Lang

Luyện tập 2 trang 61 Lịch Sử lớp 6: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.

Lời giải:

Tục ăn trầu của người Việt

Ăn trầu là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam có từ thời Hùng Vương. Miếng trầu gắn liền với câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó, vượt non vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. 

Trầu cau trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam; nó đi vào muôn mặt của đời sống xã hội, là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Như người xưa đã nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu dùng để mời khách đến chơi nhà. Mâm cỗ cúng gia tiên cũng không thể thiếu được miếng trầu. Tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui. Miếng trầu, còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặt mối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng. Để đưa mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau.

Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay. Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi mồi…

Ngày nay, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, trong nhịp sống hối hả, tục ăn trầu dần bị mai một. Thói quen ăn trầu chỉ còn tồn tại trong thế hệ người cao tuổi, chủ yếu ở các vùng nông thôn. Mặc dù vậy, trầu cau vẫn giữ vai trò là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội, nghi lễ truyền thống như cúng tế, cưới hỏi, giỗ chạp… Đồng thời, những nét đẹp của văn hóa Trầu cau ở Việt Nam vẫn mãi lắng đọng sâu đậm trong văn học dân gian, ca dao, dân ca… và ghi dấu trong thơ, nhạc, phim ảnh hiện đại… Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp này cần được bảo tồn và phát huy nhằm bồi dưỡng phong cách, tâm hồn, tình cảm người Việt Nam.

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm

A. 15 bộ.

B. 15 châu/ quận.

C. 13 đạo thừa tuyên.

D. 15 chiềng, chạ.

Đáp án: A

Lời giải: Sau khi lên ngôi, Hùng Vương chia cả nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ (SGK Lịch sử 6 – trang 58).

Câu 2: Nhà nước Văn Lang

A. chia thành cấm quân và quân địa phương.

B. có vũ khí tiên tiến, hiện đại (nỏ Liên Châu).

C. xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.

D. chưa có luật pháp và quân đội.

Đáp án: D

Lời giải: Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội (SGK Lịch sử 6 – trang 58).

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.

B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.

C. Nhu cầu chống ngoại xâm.

D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.

Đáp án: D

Lời giải: Sự tan rã của công xã nguyên thủy (kinh tế phát triển, xã hội phân hóa giàu – nghèo) cùng với nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nước Văn Lang (SGK Lịch sử 6 – trang 57).

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 57 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Đọc thông tin...

Câu hỏi 2 trang 58 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Dựa vào sơ đồ hình 12.2, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang...

Câu hỏi 3 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.3 đến 12.5 cho em biết...

Luyện tập 1 trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét...

Vận dụng trang 61 Lịch Sử lớp 6 - Cánh diều: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống