TOP 8 mẫu Tóm tắt Đêm nay Bác không ngủ 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 2 1.8 K 2

Tài liệu tóm tắt Đêm nay Bác không ngủ môn Ngữ văn lớp 6 bộ Cánh diều ngắn gọn, chi tiết gồm có 8 bài tóm tắt tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Đêm nay Bác không ngủ

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 1

Câu chuyện lấy bối cảnh một đêm mưa rét trên đường hành quân, khi mọi người đã say ngủ để dưỡng sức, thì Bác vẫn ngồi thao thức. Nhìn hình ảnh Bác trầm tư bên ngọn lửa, và cảm nhận được tình thương của cha qua những hành động yêu thương của Bác. Anh đội viên vô cùng xúc động. Sau hai lần khuyên Bác đi nghỉ không được, anh đã xin được thức cùng với Bác.

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 2

Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời, cũng thể hiện tình cảm kính yêu và cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác – vị chủ tịch đáng kính.                                                   

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 3

Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.

        Tóm tắt Đêm nay Bác không ngủ hay, ngắn nhất (4 mẫu) - Cánh diều Ngữ văn lớp 6                                          

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 4

Trong một đêm mưa rét, Bác Hồ đã ngồi thao thức suốt đêm không ngủ bên bếp lửa. Bởi Bác thương cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng. Rồi Bác lại đi dém chăn, quan tâm cho từng chiến sĩ mà không đi nghỉ. Thấy vậy, anh đội viên vô cùng lo lắng, cố khuyên Bác đi ngủ. Thế nhưng, sau hai lần không khuyên được, và thấu hiểu nỗi lòng của Bác, anh đã xin được thức cùng Bác với niềm sung sướng vô cùng.

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 5

Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 6

Bài thơ kể lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 7

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.

Tóm tắt bài Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 8

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì đầy gian khổ của dân tộc, đã rất nhiều đêm Bác Hồ không ngủ và bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là câu chuyện chân thực nhất kể về một trong số những đêm không ngủ đó của Người. Vào một đêm khuya, trong lán nhỏ giữa rừng, khi mọi người đã say giấc, chợt tỉnh giấc giữa trời đêm mưa rừng lạnh buốt, anh đội viên thấy Bác không hề chợp mắt mà ngồi đốt lửa, đi dém chăn cẩn thận cho từng người, canh giấc ngủ cho bộ đội. Anh mời Bác đi ngủ nhưng Người từ chối, ngồi đó trầm ngâm suy nghĩ. Lần thứ ba tỉnh giấc, anh hoảng hốt khi vẫn thấy Bác ngồi yên lặng, chòm râu im phăng phắc. Anh tha thiết, nằng nặc mời Bác đi nghỉ kẻo trời sắp sáng nhưng khi nghe Bác bày tỏ nỗi lòng: Bác không ngủ được vì lo cho đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng mưa rét, không chăn không chiếu, vừa lạnh vừa ướt, chỉ mong cho trời sáng thật nhanh. Hiểu được nỗi niềm tâm sự, tình yêu thương mênh mông rộng lớn, ấm áp của người Cha già kính yêu, anh đội viên vô cùng cảm phục, sung sướng và thức luôn cùng Bác.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên Minh Huệ (1927-2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái.
- Quê quán: Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi.

- Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học, Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

- Tác phẩm chính:

+ Dòng máu Việt Hoa (1954); Tiếng hát quê hương (1959); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Đất chiến hào (1970); Mùa xanh đến (1972); Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Đêm nay Bác không ngủ (1976); Phút bi kịch cuối cùng (1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)…

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân anh dũng

3. Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm

4. Bố cục: 

- Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

- Phần 2 (tiếp đó đên “Anh thức luôn cùng Bác”): Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

5. Giá trị nội dung: 

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm độn

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống