Em hãy vẽ bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô

Tải xuống 1 2.8 K 1

Với giải Vận dụng 1 trang 12  GDCD lớp 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 2: Yêu thương con người

Vận dụng 1 trang 12 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy vẽ bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô?

Lời giải:

- Em hãy vẽ bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô như:

+ Vẽ bức tranh về các anh chị thanh niên tình nguyện đang giúp phát cháo cho các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện.

+ Vẽ bức tranh về một bạn nhỏ đang giúp một cụ già qua đường.

+…

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người?

A. Đem lại niềm vui cho người khác.

B. Ganh ghét, đố kị.

C. Tham gia hoạt động từ thiện.

D. Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.

Đáp án: B

Giải thích: Các đáp án khác thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Còn ganh ghét, đố kị trái với yêu thương con người. Hậu quả đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người không sống thanh thản được.

Câu 2: Trong các hành vi sau, hành vi nào không thể hiện yêu thương con người?

A. Mẹ bạn X không may bị ốm, lớp trường Y biết tin đã tổ chức các bạn tới thăm hỏi mẹ X.                                        

B. Cụ M ở nhà một mình, mắt kém không nấu cơm được. N là hàng xóm, biết chuyện nên đi học về đã vào nấu cơm cho cụ.               

C. G chẳng may bị tai nạn nên phải nghỉ học ở nhà một tuần. Lớp cử H chép và giảng bài cho G sau mỗi buổi học nhưng H không đồng ý với lí do G không phải bạn thân của H.                                 

D. L luôn giúp đỡ hàng xóm xung quanh nhà, không ngại việc gì.

Đáp án: C

Giải thích: H ích kỉ, không quan tâm đến người xung quanh. H có biểu hiện trái với yêu tương con người, không có sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3: Chương trình Cặp lá yêu thương có ý nghĩa như thế nào?

A. Là thông điệp của lòng yêu thương con người.

B. Là chương trình dạy làm giàu.

C. Là chương trình mua bản quyền từ nước ngoài.

D. Mang đến nền văn minh cho người dân.

Đáp án: A

Giải thích: Chương trình Cặp lá yêu thương là dự án hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống để tiếp tục tới trường. Đó như nhịp cầu, mang phép màu đến với những ngưòi nghèo khổ, bất hạnh; là thông điệp của lòng yêu thương lan toả tới những trái tim biết rung cảm, thấu hiểu và chia sẻ vói những mảnh đòi khốn khó.

Xem thêm các bài giải bài tập GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hình ảnh gợi cho em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta...

Khám phá 1 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: a) Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó...

Khám phá 2 trang 11 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội?...

Luyện tập 1 trang 12 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó...

Luyện tập 2 trang 12 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?...

Luyện tập 3 trang 12 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Sắm vai xử lí tình huống. Bố mẹ cho em tiền ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn rủ em dùng tiền chơi điện tử...

Vận dụng 2 trang 12 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường hoặc ở địa phương?...

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống