Giải SGK Công nghệ 6 Bài 6 (Cánh diều): Bảo quản thực phẩm

Tải xuống 2 2.7 K 2

Với giải bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm chi tiết bám sát nội dung sgk Công nghệ 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Công nghệ 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Công nghệ 6 Bài 6: Bảo quản thực phẩm

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi mở đầu trang 30 Công nghệ lớp 6Em hãy kể tên các thực phẩm đang được bảo quản trong gia đình em. Vì sao các thực phẩm đó lại chậm hư hỏng?

Lời giải:

- Thực phẩm được bảo quản trong gia đình em là: khoai tây, cà chua, hành tỏi, hành tây. 

- Các thực phẩm đó chậm hư hỏng vì được tiếp xúc trực tiếp với không khí, luôn khô thoáng.

Câu hỏi trang 31 Công nghệ lớp 6Hãy kể tên các thực phẩm được bảo quản thoáng và kín mà em biết?

Lời giải:

Các thực phẩm được bảo quản thoáng khí mà em biết là

+ Cà chua

+ Hành tỏi

+ Khoai tây, khoai lang

+ Hành tây

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 31 Công nghệ lớp 6Em có thể bảo quản ngô (bắp) bằng những phương pháp nào kể trên?

Lời giải:

Em có thể bảo quản ngô (bắp )bằng những phương pháp

+ Bảo quản thoáng

+ Bảo quản kín

+ Bảo quản lạnh.

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 31 Công nghệ lớp 6Em sẽ lựa chọn phương pháp bảo quản nào để bảo quản thực phẩm sau: gạo, thịt, cá khô, rau cải? Vì sao?

Lời giải:

Em lựa chọn phương pháp để bảo quản thực phẩm sau: gạo, thịt, cá khô, rau cải là:

+ Gạo sử dụng phương pháp bảo quản kín vì phương pháp này cách ẩm tốt.

+ Thịt sử dụng phương pháp bảo quản đông lạnh vì phương pháp này giúp thịt bị đóng băng ở nhiệt độ dưới 18oC

+ Cá khô sử dụng phương pháp bảo quản kín vì phương pháp này cách ẩm tốt.

+ Rau cải sử dụng phương pháp bảo quản bằng đường hoặc muối, bảo quản đông lạnh vì phương pháp này để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 32 Công nghệ lớp 6Để bảo quản dài ngày các loại hạt như đậu (đỗ), lạc (đậu phộng), thóc mới thu hoạch, em nên làm việc gì đầu tiên?

a. Làm vệ sinh vật chứa (thùng hoặc vại, …)

b. Phơi hoặc sấy hạt đến khô.

c. Cho ngay hạt mới thu hoạch vào vật chứa (thùng hoặc vại, …)

Lời giải:

Để bảo quản dài ngày các loại hạt như đậu (đỗ), lạc (đậu phộng), thóc mới thu hoạch, việc đầu tiên em nên làm đó là:

b. Phơi hoặc sấy hạt đến khô.

Lý thuyết Bài 6: Bảo quản thực phẩm

• Nội dung chính

- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm.

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến.

I. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm

- Ngăn ngừa hư hỏng thực phẩm.

- Duy trì hoặc làm giảm ít nhất chất dinh dưỡng và an toàn khi sử dụng.

- Kéo dài thời gian sử dụng.

- Tăng nguồn cung cấp thực phẩm.

- Giúp thực phẩm theo màu được sử dụng lâu dài.

- Ổn định giá thực phẩm.

- Đa dạng về lựa chọn thực phẩm.

- Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí.

II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến

1. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

a. Bảo quản thoáng

Các loại rau, củ, quả tươi tiếp xúc trực tiếp với không khí.

b. Bảo quản kín

Thực phẩm khô được đựng hoặc gói kín bằng vật liệu có khả năng cách ẩm tốt.

2. Bảo quản ở nhiệt độ thấp

a. Bảo quản lạnh

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ 0oC – 15oC.

- Không tạo đá trong sản phẩm.

b. Bảo quản đông lạnh

- Bảo quản ở nhiệt độ .

- Nước trong sản phẩm đóng băng.

3. Bảo quản bằng đường hoặc muối

- Dùng đường hoặc muối nồng độ cao để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối.

III. Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm

- Chỉ bảo quản nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng.

- Không để lẫn thực phẩm khác loại trong cùng vật chứa.

- Không để lẫn thực phẩm cũ và mới trong cùng vật chứa.

- Nơi để vật chứa, kho phải sạch, khô, thoáng, cách li nguồn bệnh.

- Sau khi kết thức phải vệ sinh vật chứa.

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống