Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán

Tải xuống 1 22.6 K 6

Với giải luyện tập và vận dụng 2 trang 85 Lịch Sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Lịch Sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 85 Lịch Sử lớp 6: Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán?

Lời giải:

- Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch:

+ Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét - 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?

A. Thái thú.

B. Thứ sử.

C. Tiết độ sứ.

D. Huyện lệnh.

Đáp án: C.

Chức quan đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường là tiết độ sứ.

Câu 2. Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là

A. An Đông đô hộ phủ.                                         

B. An Tây đô hộ phủ.

C. An Nam đô hộ phủ.                                          

D. An Bắc đô hộ phủ.

Đáp án: C.

Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi An Nam đô hộ phủ.

Câu 3. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).

Đáp án: D.

Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam (SGK Lịch Sử 6/ trang 89).

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi mở đầu trang 80 Bài 18 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời...

Câu hỏi 1 trang 81 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo...

Câu hỏi 2 trang 81 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa gì...

Câu hỏi 3 trang 82 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thông tin kết hợp với khai thác lược đồ, em hãy trình bày...

Câu hỏi 4 trang 84 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình 6 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền...

Câu hỏi 5 trang 84 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc...

Câu hỏi 6 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào lược đồ hình 7 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn...

Câu hỏi 7 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, nét độc đáo trong các tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền...

Câu hỏi 8 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào tư liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938...

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền...

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 85 Lịch Sử lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Lựa chọn một trong hai yêu cầu dưới đây và thực hiện...

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

4.5

2 đánh giá

1
1
Tải xuống