Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 52, 53 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?
A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
D. Có con trai là Khúc Hạo - người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Sau khi lật đổ chính quyền đô hộ, Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết Độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt (SGK - trang 85).
Câu 1.2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?
A. Định lại mức thuế cho công bằng.
B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Đáp án B không thể hiện đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo, vì: năm 907, Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền Tiết độ sứ (SGK - trang 85).
Câu 1.3. Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?
A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá (Hình 3 – SGK - trang 86).
Câu 1.4. Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng?
A. Chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng).
B. Đây là con đường thuỷ tốt nhất để đi vào nước ta.
C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước vùng cửa sông lúc thuỷ triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,... giúp bố trí lực lượng quân thuỷ, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Mực nước vùng cửa sống Bạch Đằng lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất chênh nhau tới 2 – 3 mét (SGK - trang 88).
Giữa năm (1)................., một hào trưởng địa phương ở (2).................... là Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha giữ chức (3)................và tiến hành cải cách.
Mùa thu năm 930, quân (4)............... đánh sang nước ta. Thuộc tướng cũ của họ Khúc là (5)............... kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán. Năm 938,quân Nam Hán do (6)...................... làm chủ tướng từ (7)....................... theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
Lời giải:
Giữa năm (1) 905, một hào trưởng địa phương ở (2) Ninh Giang, Hải Dương là Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Đến năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha giữ chức (3) Tiết độ sứ và tiến hành cải cách.
Mùa thu năm 930, quân (4) Nam Hán đánh sang nước ta. Thuộc tướng cũ của họ Khúc là (5) Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán. Năm 938,quân Nam Hán do (6) Hoằng Tháo làm chủ tướng từ (7) Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
A. Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành lại quyền tự chủ trong bối cảnh chính quyền trung ương của nhà Đường còn rất mạnh.
B. Chủ trương của cuộc cải cách Khúc Hạo: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”
C. Nam Hán là một nước nhỏ ở Trung Quốc, cai trị vùng đất sát biên giới nước ta.
D. Sau khi dựng trận địa cọc, Ngô Quyền cho đại quân ra đánh phủ đầu để đẩy chiến thuyền của Hoằng Tháo vào trận địa cọc.
E. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
G. Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền là tận dụng địa hình, nhử địch vào trận địa đã bố trí sẵn, kết hợp giữa nhử địch rồi phản công và truy kích.
Lời giải:
Nội dung lịch sử |
Đúng/ sai |
A. Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành lại quyền tự chủ trong bối cảnh chính quyền trung ương của nhà Đường còn rất mạnh. |
Sai |
B. Chủ trương của cuộc cải cách Khúc Hạo: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” |
Đúng |
C. Nam Hán là một nước nhỏ ở Trung Quốc, cai trị vùng đất sát biên giới nước ta. |
Đúng |
D. Sau khi dựng trận địa cọc, Ngô Quyền cho đại quân ra đánh phủ đầu để đẩy chiến thuyền của Hoằng Tháo vào trận địa cọc. |
Sai |
E. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. |
Đúng |
G. Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền là tận dụng địa hình, nhử địch vào trận địa đã bố trí sẵn, kết hợp giữa nhử địch rồi phản công và truy kích. |
Đúng |
B. Tự luận
Anh hùng dân tộc |
Khúc Thừa Dụ |
Dương Đình Nghệ |
Ngô Quyền |
Xuất thân từ thành phần nào? |
|
|
|
Mốc thời gian liên quan đến nhân vật cần nhớ? |
|
|
|
Có công lao đặc biệt gì? |
|
|
|
Hiện có đền thờ ở đâu? |
|
|
|
Lời giải:
Anh hùng dân tộc |
Khúc Thừa Dụ |
Dương Đình Nghệ |
Ngô Quyền |
Xuất thân từ thành phần nào? |
Hào trưởng |
Quan lại (thuộc tướng cũ của họ Khúc) |
Quý tộc |
Mốc thời gian liên quan đến nhân vật cần nhớ? |
Năm 905 |
Năm 931 |
Năm 938 |
Có công lao đặc biệt gì? |
Lật đổ chính quyền đô hộ nhà Đường, giành lại quyền tự chủ của người Việt. |
Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, tiếp tục xây dựng nền tự chủ của người Việt |
Đánh đuổi quân xaal lược Nam Hán; chấm dứt thời Bắc thuộc; mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của người Việt |
Hiện có đền thờ ở đâu? |
Hải Dương |
Thanh Hóa |
Sơn Tây (Hà Nội) |
Câu 2 trang 54 sách bài tập Lịch Sử 6: Dựa vào kết quả của bài tập 1, em hãy:
2.1. Chọn một nhân vật mà em ấn tượng nhất và trình bày suy nghĩ của mình về vai trò, vị trí của nhân vật đó.
2.2. Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?
Lời giải:
- Thực hiện yêu cầu 2.1
+ Ngô Quyền đã có những đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng hiển hách do Ngô Quyền lãnh đạo đã: đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, kết thúc hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
+ Mùa Xuân năm 939, Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ với phương Bắc, xây dựng chính quyền độc lập, tự xưng Vương hiệu, chọn Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương vương - làm kinh đô cho triều đại của mình và trị vì từ năm 939 đến năm 944. Việc Ngô Quyền định đô ở Cổ Loa đã tiếp nối truyền thống An Dương Vương, mang ý nghĩa phục hồi lại quốc thống.
- Thực hiện yêu cầu 2.2
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sử mới - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.
Lời giải:
- Ngô Quyền là người tài trí, mưu lược:
+ Biết đánh giá đúng thế mạnh - điểm yếu của cả địch và ta. Điều này được thể hiện ở việc: khi nhận được tin Hoàng Thao dẫn quân tiến đánh nước ta, Ngô Quyền với tài trí của một nhà quân sự lỗi lạc đã bảo với tướng tá rằng: “Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi; nay ta lấy quân khỏe mạnh để đánh quân mỏi mệt, ắt là phải phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được”.
+ Đề ra cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo (sử dụng trận địa cọc ngầm;thực hiện nghi binh, nhử địch vào trận địa đã bố trí sẵn, kết hợp giữa nhử địch rồi phản công và truy kích.)
+ Biết dựa vào địa thế hiểm trở của vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa chiến đấu.
=> Tài thao lược của Ngô Quyền là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Vì vậy, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chứng tỏ nhận định Ngô Quyền “mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi” là chính xác.
Lý thuyết Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ
a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ (907 - 917)
b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta lập lại quyền cai trị.
- Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
- Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
2. Ngô Quyền và khúc tráng ca sông Bạch Đằng
a. Kế hoạch đánh giặc
- Hoàn cảnh:
+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta
+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.
- Kế hoạch của Ngô Quyền:
+ Lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển.
+ Lợi dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch.
b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.